Một nghiên cứu của Công ty Nghiên cứu công nghệ kim loại (TMR) có trụ sở tại Illinois (Mỹ) được công bố ngày 17/8 cho thấy sự độc quyền của Trung Quốc về cung cấp đất hiếm cho thế giới sẽ giảm đáng kể trong vòng 2 năm và suy yếu mạnh trong vòng 6 năm tới.
Hiện nay, Trung Quốc chiếm ít nhất 95% lượng cung đất hiếm toàn cầu. Có sự lo ngại ngày càng tăng rằng quá nhiều công nghệ quốc phòng của phương Tây hiện phụ thuộc vào nguồn cung đất hiếm từ Trung Quốc.
Tại Nhật Bản, các công ty đang phải tìm tới Trung Quốc để có được nguồn cung, bất chấp việc có thể không bảo vệ được các công nghệ của mình.
Tuy nhiên, báo cáo của TMR do chuyên gia Gareth Hatch soạn thảo chỉ ra rằng tình hình nguồn cung toàn cầu sẽ thay đổi, với việc mở các mỏ ở California và Tây Australia. TMR kết hợp nhiều dự báo để làm rõ hơn sự thay đổi này, đồng thời cũng cập nhật danh mục các dự án đất hiếm có thể bắt đầu khai thác trong vòng vài năm tới.
Theo TMR, Trung Quốc chiếm 95% sản lượng lanthanum của thế giới, nhưng con số này sẽ giảm xuống 77% vào năm 2013 và 43% vào năm 2017.
Đối với neodymium, nguyên tố được sử dụng trong nam châm dùng cho ôtô điện và tuốcbin gió, nguồn cung từ Trung Quốc sẽ giảm từ 97% xuống 79% vào năm 2013 và 43% vào năm 2017. Mức giảm sút mạnh nhất sẽ là europium, nguyên tố dùng để sản xuất tivi màu và màn hình máy tính, từ 99% xuống 76% trong vòng 2 năm tới và 37% trong vòng 6 năm nữa.
Giá europium tăng kể từ đầu năm 2011, từ 720 USD/kg lên 6.300 USD/kg. Tuy nhiên, hầu hết các chuyên gia đều nhận định giá đất hiếm sẽ giảm đáng kể khi không còn thiếu hụt nguồn cung.
Theo nghiên cứu của TMR, lanthanum và cerium đang đủ cung và sẽ thừa cung vào năm 2017. Thậm chí, những nguyên tố hiện đang thiếu hụt lớn như europium, terbium, dysprosium và yttrium cũng sẽ trở lại hoặc gần tới trạng thái cân bằng vào năm 2015-2016.
Mới đây, Trung Quốc đã nới lỏng hạn ngạch xuất khẩu đất hiếm, sau khi đột ngột cắt giảm hạn ngạch vào năm 2010 và tiếp tục giảm thêm 35% trong năm 2011.
Báo chí Australia dẫn lời tiến sỹ Ting Ming Hwa thuộc Trung tâm nghiên cứu châu Á của Đại học Adelaide cho rằng việc Trung Quốc tăng gấp đôi hạn ngạch trở lại các mức của năm 2010 là để làm nản chí việc khai thác đất hiếm ở những nguồn khác ngoài Trung Quốc, đồng thời củng cố vị thế của mình trong lĩnh vực này.
Đất hiếm được ít người biết đến nhưng nguyên liệu này có mặt trong hầu hết các sản phẩm, từ máy nghe nhạc iPod, xe động cơ xăng và điện đến bóng điện thân thiện với môi trường. Tổng sản lượng đất hiếm toàn cầu hiện nay khoảng 124.000 tấn/năm. Nhu cầu của thế giới dự kiến sẽ tăng lên 180.000 tấn vào năm 2012 và vượt quá 200.000 tấn vào năm 2014, do công nghệ xe hơi hướng đến sản xuất dòng xe động cơ lai.
Đất hiếm là tên gọi chung của 17 nguyên tố đóng vai trò quan trọng trong chế tạo các sản phẩm công nghệ cao từ tuốcbin gió tới các hệ thống dẫn đường cho tên lửa và thiết bị phát hiện u não.
Báo chí Australia gần đây dẫn lời các chuyên gia nhận định trong một vài năm tới, Australia có thể trở thành nhà cung cấp đất hiếm hàng đầu thế giới, khi nguồn cung từ Trung Quốc giảm sút sau khi Bắc Kinh thắt chặt hoạt động xuất khẩu mặt hàng này để ưu tiên cho thị trường trong nước.
Cơ quan khảo sát địa chất của Mỹ ước tính Australia có trữ lượng đất hiếm khoảng 5,4 triệu tấn, trong khi trữ lượng của Trung Quốc là 36 triệu tấn, Liên Xô cũ là 19 triệu tấn, Mỹ là 13 triệu tấn và Ấn Độ là 3,1 triệu tấn./.
Hiện nay, Trung Quốc chiếm ít nhất 95% lượng cung đất hiếm toàn cầu. Có sự lo ngại ngày càng tăng rằng quá nhiều công nghệ quốc phòng của phương Tây hiện phụ thuộc vào nguồn cung đất hiếm từ Trung Quốc.
Tại Nhật Bản, các công ty đang phải tìm tới Trung Quốc để có được nguồn cung, bất chấp việc có thể không bảo vệ được các công nghệ của mình.
Tuy nhiên, báo cáo của TMR do chuyên gia Gareth Hatch soạn thảo chỉ ra rằng tình hình nguồn cung toàn cầu sẽ thay đổi, với việc mở các mỏ ở California và Tây Australia. TMR kết hợp nhiều dự báo để làm rõ hơn sự thay đổi này, đồng thời cũng cập nhật danh mục các dự án đất hiếm có thể bắt đầu khai thác trong vòng vài năm tới.
Theo TMR, Trung Quốc chiếm 95% sản lượng lanthanum của thế giới, nhưng con số này sẽ giảm xuống 77% vào năm 2013 và 43% vào năm 2017.
Đối với neodymium, nguyên tố được sử dụng trong nam châm dùng cho ôtô điện và tuốcbin gió, nguồn cung từ Trung Quốc sẽ giảm từ 97% xuống 79% vào năm 2013 và 43% vào năm 2017. Mức giảm sút mạnh nhất sẽ là europium, nguyên tố dùng để sản xuất tivi màu và màn hình máy tính, từ 99% xuống 76% trong vòng 2 năm tới và 37% trong vòng 6 năm nữa.
Giá europium tăng kể từ đầu năm 2011, từ 720 USD/kg lên 6.300 USD/kg. Tuy nhiên, hầu hết các chuyên gia đều nhận định giá đất hiếm sẽ giảm đáng kể khi không còn thiếu hụt nguồn cung.
Theo nghiên cứu của TMR, lanthanum và cerium đang đủ cung và sẽ thừa cung vào năm 2017. Thậm chí, những nguyên tố hiện đang thiếu hụt lớn như europium, terbium, dysprosium và yttrium cũng sẽ trở lại hoặc gần tới trạng thái cân bằng vào năm 2015-2016.
Mới đây, Trung Quốc đã nới lỏng hạn ngạch xuất khẩu đất hiếm, sau khi đột ngột cắt giảm hạn ngạch vào năm 2010 và tiếp tục giảm thêm 35% trong năm 2011.
Báo chí Australia dẫn lời tiến sỹ Ting Ming Hwa thuộc Trung tâm nghiên cứu châu Á của Đại học Adelaide cho rằng việc Trung Quốc tăng gấp đôi hạn ngạch trở lại các mức của năm 2010 là để làm nản chí việc khai thác đất hiếm ở những nguồn khác ngoài Trung Quốc, đồng thời củng cố vị thế của mình trong lĩnh vực này.
Đất hiếm được ít người biết đến nhưng nguyên liệu này có mặt trong hầu hết các sản phẩm, từ máy nghe nhạc iPod, xe động cơ xăng và điện đến bóng điện thân thiện với môi trường. Tổng sản lượng đất hiếm toàn cầu hiện nay khoảng 124.000 tấn/năm. Nhu cầu của thế giới dự kiến sẽ tăng lên 180.000 tấn vào năm 2012 và vượt quá 200.000 tấn vào năm 2014, do công nghệ xe hơi hướng đến sản xuất dòng xe động cơ lai.
Đất hiếm là tên gọi chung của 17 nguyên tố đóng vai trò quan trọng trong chế tạo các sản phẩm công nghệ cao từ tuốcbin gió tới các hệ thống dẫn đường cho tên lửa và thiết bị phát hiện u não.
Báo chí Australia gần đây dẫn lời các chuyên gia nhận định trong một vài năm tới, Australia có thể trở thành nhà cung cấp đất hiếm hàng đầu thế giới, khi nguồn cung từ Trung Quốc giảm sút sau khi Bắc Kinh thắt chặt hoạt động xuất khẩu mặt hàng này để ưu tiên cho thị trường trong nước.
Cơ quan khảo sát địa chất của Mỹ ước tính Australia có trữ lượng đất hiếm khoảng 5,4 triệu tấn, trong khi trữ lượng của Trung Quốc là 36 triệu tấn, Liên Xô cũ là 19 triệu tấn, Mỹ là 13 triệu tấn và Ấn Độ là 3,1 triệu tấn./.
Ngọc Quang (TTXVN/Vietnam+)