Vòng đối thoại Chiến lược và Kinh tế Mỹ-Trung lần thứ 5, vừa kết thúc sau hai ngày làm việc với một số bước tiến trong hợp tác song phương trên các lĩnh vực kinh tế và an ninh.
Tuy nhiên, những kết quả này lại không được chú ý bằng sự hoán đổi vị thế ngoạn mục giữa hai nền kinh tế lớn nhất và nhì thế giới. Từ chỗ ở thế trên về kinh tế nhưng bị lép vế về an ninh mạng, giờ đây Trung Quốc đang tráo đổi vị thế này cho Mỹ, nước đang có nền kinh tế phục hồi nhưng chìm trong vụ bê bối do thám toàn cầu.
[Mỹ-Trung kết thúc Đối thoại Chiến lược và Kinh tế]
Đối thoại Chiến lược và Kinh tế Mỹ-Trung Quốc, bắt đầu từ năm 2009, được xem là diễn đàn thường xuyên và toàn diện để thảo luận các vấn đề quan hệ hai nước. Nhưng bối cảnh của cuộc đối thoại lần này khác xa so với cuộc đối thoại đầu tiên năm 2009, khi Trung Quốc được cho là nền kinh tế sáng sủa nhất, trong khi Mỹ phải vật lộn với cuộc khủng hoảng tài chính-kinh tế toàn cầu lớn nhất kể từ cuộc Đại suy thoái 1930-1933.
Năm năm sau, dù tốc độ phục hồi còn chậm nhưng kinh tế Mỹ đã có bước tiến vững chắc trong khi Trung Quốc lại đang có dấu hiệu xuống dốc, khiến Mỹ và Trung Quốc bước vào đối thoại với vị thế hoàn toàn khác.
Vòng đối thoại đầu tiên diễn ra trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu và Trung Quốc đã tận dụng cơ hội này để nhấn mạnh mô hình tăng trưởng kinh tế của họ, cho rằng mô hình của phương Tây đang trên đà suy giảm và mục nát.
Vào thời điểm đó (dù không trực tiếp đề cập trong cuộc đối thoại), đã có những đồn đoán về khả năng phương Tây phải chấp nhận mô hình G2 gồm Mỹ và Trung Quốc chung tay giải quyết cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Đó cũng là thời điểm Trung Quốc tự cho mình có ảnh hưởng ngang Mỹ trên trường quốc tế và thậm chí xét góc độ kinh tế còn có phần vượt trội hơn Mỹ.
Vòng đối thoại 2013 lại chứng kiến Trung Quốc và Mỹ ở tình thế trái ngược. Trong bài phát biểu khai mạc, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Jacob Lew khẳng định kinh tế Mỹ đã tăng trưởng 40 tháng liên tiếp và đang được củng cố vững chắc. Ngược lại, kinh tế Trung Quốc lại “đang trải qua sự chuyển đổi mang tính hệ thống khi những thay đổi căn bản trong chính sách đòi hỏi phải duy trì tăng trưởng trong tương lai.”
Ông Lew đã liệt kê một loạt lĩnh vực mà Trung Quốc cần cải thiện hoặc thay đổi: từ lĩnh vực tài chính, an ninh mạng đến quyền sở hữu trí tuệ.
Vị thế kinh tế của Trung Quốc tại vòng Đối thoại 2013 đã bị đảo ngược khi họ không còn có thể chỉ trích Mỹ về sự yếu kém trong hoạt động giám sát hệ thống tài chính và các tập đoàn tài chính-ngân hàng lớn như trước. Trái lại, Bắc Kinh đã bị Mỹ nhắc nhở về việc phải thay đổi các chính sách kinh tế.
Trước cuộc đối thoại lần này, Phó Thủ tướng Uông Dương viết đăng trên tờ Nhật báo Phố Wall và báo Bưu điện Washington, với nội dung kêu gọi tăng cường hợp tác hơn nữa quan hệ Mỹ-Trung, nhấn mạnh nỗ lực cải cách của Trung Quốc, môi trường đầu tư hấp dẫn và thị trường rộng lớn đối với hàng hóa Mỹ, đồng thời khẳng định Trung Quốc là đối tác quan trọng cho tăng trưởng kinh tế Mỹ.
Dù hai bên chỉ thoáng đề cập các vấn đề an ninh mạng (lâu nay vốn được xem là ưu tiên cao hơn từ phía Mỹ), song Trung Quốc đã không bỏ lỡ cơ hội “nhắc nhở” Mỹ, khi truyền thông Trung Quốc đồng loạt đăng các bài bình luận về những tiết lộ động trời của cựu nhân viên tình báo Mỹ Edward Snowden nhằm chỉ trích việc Mỹ sử dụng “tiêu chuẩn kép” trong vấn đề gián điệp mạng với Trung Quốc.
Những tiết lộ của Snowden là một sự phủ nhận rõ ràng những lời khẳng định của Chính quyền Obama cho rằng Trung Quốc là mối đe dọa lớn nhất đối với an ninh mạng toàn cầu, vốn được Mỹ sử dụng để tăng cường sức ép với Trung Quốc.
Sự chú ý của Trung Quốc đến vấn đề an ninh mạng cho thấy 2 bên đã đổi chỗ cho nhau so với vòng đối thoại đầu tiên. Trung Quốc đang ở thế yếu hơn khi không duy trì được những thành tựu kinh tế. Bắc Kinh còn bị chỉ trích mạnh mẽ vì thái độ bề trên trong lĩnh vực an ninh mạng cũng như các vấn đề tranh chấp biển đảo ở châu Á.
Do đó, Trung Quốc không có nhiều thứ để đem ra mặc cả với Mỹ trong vòng đối thoại lần thứ 5 này. Trung Quốc cũng không thể giúp Mỹ trong các vấn đề cấp bách hiện nay như rút quân khỏi Afghanistan, kiểm soát bất ổn ở Trung Đông hay thậm chí cả trong vấn đề Triều Tiên.
Lần này, rõ ràng Đối thoại kinh tế và chiến lược Mỹ-Trung nhận được sự quan tâm đặc biệt từ phía Trung Quốc. Về phần Mỹ xem ra không còn sốt sắng như ở thời điểm 2009./.
Tuy nhiên, những kết quả này lại không được chú ý bằng sự hoán đổi vị thế ngoạn mục giữa hai nền kinh tế lớn nhất và nhì thế giới. Từ chỗ ở thế trên về kinh tế nhưng bị lép vế về an ninh mạng, giờ đây Trung Quốc đang tráo đổi vị thế này cho Mỹ, nước đang có nền kinh tế phục hồi nhưng chìm trong vụ bê bối do thám toàn cầu.
[Mỹ-Trung kết thúc Đối thoại Chiến lược và Kinh tế]
Đối thoại Chiến lược và Kinh tế Mỹ-Trung Quốc, bắt đầu từ năm 2009, được xem là diễn đàn thường xuyên và toàn diện để thảo luận các vấn đề quan hệ hai nước. Nhưng bối cảnh của cuộc đối thoại lần này khác xa so với cuộc đối thoại đầu tiên năm 2009, khi Trung Quốc được cho là nền kinh tế sáng sủa nhất, trong khi Mỹ phải vật lộn với cuộc khủng hoảng tài chính-kinh tế toàn cầu lớn nhất kể từ cuộc Đại suy thoái 1930-1933.
Năm năm sau, dù tốc độ phục hồi còn chậm nhưng kinh tế Mỹ đã có bước tiến vững chắc trong khi Trung Quốc lại đang có dấu hiệu xuống dốc, khiến Mỹ và Trung Quốc bước vào đối thoại với vị thế hoàn toàn khác.
Vòng đối thoại đầu tiên diễn ra trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu và Trung Quốc đã tận dụng cơ hội này để nhấn mạnh mô hình tăng trưởng kinh tế của họ, cho rằng mô hình của phương Tây đang trên đà suy giảm và mục nát.
Vào thời điểm đó (dù không trực tiếp đề cập trong cuộc đối thoại), đã có những đồn đoán về khả năng phương Tây phải chấp nhận mô hình G2 gồm Mỹ và Trung Quốc chung tay giải quyết cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Đó cũng là thời điểm Trung Quốc tự cho mình có ảnh hưởng ngang Mỹ trên trường quốc tế và thậm chí xét góc độ kinh tế còn có phần vượt trội hơn Mỹ.
Vòng đối thoại 2013 lại chứng kiến Trung Quốc và Mỹ ở tình thế trái ngược. Trong bài phát biểu khai mạc, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Jacob Lew khẳng định kinh tế Mỹ đã tăng trưởng 40 tháng liên tiếp và đang được củng cố vững chắc. Ngược lại, kinh tế Trung Quốc lại “đang trải qua sự chuyển đổi mang tính hệ thống khi những thay đổi căn bản trong chính sách đòi hỏi phải duy trì tăng trưởng trong tương lai.”
Ông Lew đã liệt kê một loạt lĩnh vực mà Trung Quốc cần cải thiện hoặc thay đổi: từ lĩnh vực tài chính, an ninh mạng đến quyền sở hữu trí tuệ.
Vị thế kinh tế của Trung Quốc tại vòng Đối thoại 2013 đã bị đảo ngược khi họ không còn có thể chỉ trích Mỹ về sự yếu kém trong hoạt động giám sát hệ thống tài chính và các tập đoàn tài chính-ngân hàng lớn như trước. Trái lại, Bắc Kinh đã bị Mỹ nhắc nhở về việc phải thay đổi các chính sách kinh tế.
Trước cuộc đối thoại lần này, Phó Thủ tướng Uông Dương viết đăng trên tờ Nhật báo Phố Wall và báo Bưu điện Washington, với nội dung kêu gọi tăng cường hợp tác hơn nữa quan hệ Mỹ-Trung, nhấn mạnh nỗ lực cải cách của Trung Quốc, môi trường đầu tư hấp dẫn và thị trường rộng lớn đối với hàng hóa Mỹ, đồng thời khẳng định Trung Quốc là đối tác quan trọng cho tăng trưởng kinh tế Mỹ.
Dù hai bên chỉ thoáng đề cập các vấn đề an ninh mạng (lâu nay vốn được xem là ưu tiên cao hơn từ phía Mỹ), song Trung Quốc đã không bỏ lỡ cơ hội “nhắc nhở” Mỹ, khi truyền thông Trung Quốc đồng loạt đăng các bài bình luận về những tiết lộ động trời của cựu nhân viên tình báo Mỹ Edward Snowden nhằm chỉ trích việc Mỹ sử dụng “tiêu chuẩn kép” trong vấn đề gián điệp mạng với Trung Quốc.
Những tiết lộ của Snowden là một sự phủ nhận rõ ràng những lời khẳng định của Chính quyền Obama cho rằng Trung Quốc là mối đe dọa lớn nhất đối với an ninh mạng toàn cầu, vốn được Mỹ sử dụng để tăng cường sức ép với Trung Quốc.
Sự chú ý của Trung Quốc đến vấn đề an ninh mạng cho thấy 2 bên đã đổi chỗ cho nhau so với vòng đối thoại đầu tiên. Trung Quốc đang ở thế yếu hơn khi không duy trì được những thành tựu kinh tế. Bắc Kinh còn bị chỉ trích mạnh mẽ vì thái độ bề trên trong lĩnh vực an ninh mạng cũng như các vấn đề tranh chấp biển đảo ở châu Á.
Do đó, Trung Quốc không có nhiều thứ để đem ra mặc cả với Mỹ trong vòng đối thoại lần thứ 5 này. Trung Quốc cũng không thể giúp Mỹ trong các vấn đề cấp bách hiện nay như rút quân khỏi Afghanistan, kiểm soát bất ổn ở Trung Đông hay thậm chí cả trong vấn đề Triều Tiên.
Lần này, rõ ràng Đối thoại kinh tế và chiến lược Mỹ-Trung nhận được sự quan tâm đặc biệt từ phía Trung Quốc. Về phần Mỹ xem ra không còn sốt sắng như ở thời điểm 2009./.
Nguyệt Ánh (TTXVN)