Đây có thể coi là một sự "nhượng bộ" của phía Trung Quốc bởi lâu nay các tậpđoàn nước ngoài thường phàn nàn về việc khó tiếp cận thị trường tăng trưởngnhanh và đầy tiềm năng này.
Các công ty của Mỹ và châu Âu thường xuyên cho rằnghọ bị đối xử không công bằng tại "sân chơi" Trung Quốc do chính sách của BắcKinh tạo các ưu đãi cho các công ty trong nước.
Kết thúc vòng đối thoại, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Timothy Geithner đánh giá caotiến triển trong mối quan hệ vốn thường xuyên "căng thẳng" giữa hai nền kinh tếhàng đầu thế giới.
Theo ông, Trung Quốc đã tiến hành những bước đi quan trọngtrong việc tạo sân chơi công bằng cho các công ty của Mỹ ở thị trường nước này.Bắc Kinh cũng đã nhất trí cho phép các ngân hàng Mỹ mua các quỹ đầu tư tương hỗcủa Trung Quốc - một bước đi quan trọng đầy tiềm năng đối với ngành tài chínhcủa Mỹ.
Nhân dịp này, Mỹ và Trung Quốc đã ký biên bản ghi nhớ giữa sáu đối tác kinhtế mới.
Được thành lập theo Khuôn khổ 10 năm về hợp tác môi trường và năng lượng(TYF), chương trình các đối tác kinh tế chính thức kết nối các công ty của Mỹ vàTrung Quốc hợp tác về phát triển bền vững và năng lượng sạch. Thông qua bảy đốitác hiện nay, các công ty đã chia sẻ những kinh nghiệm và họat động về ngăn chặnô nhiễm không khí, bảo vệ nguồn nước, tái thiết sau các thảm họa thiên tai...
Tuy nhiên, bất chấp những nhượng bộ và tiến triển đạt được trong lĩnh vựckinh tế, tại vòng đối thoại này giữa Mỹ và Trung Quốc vẫn tồn tại bất đồng vềnhiều vấn đề như tiền tệ hay nhân quyền.
Không có bước đột phá nào trong yêu cầucủa phía Mỹ muốn Trung Quốc phải tăng giá trị đồng Nhân dân tệ nhanh hơn nữa khiBắc Kinh khẳng định sẽ nâng giá đồng nội tệ theo tốc độ của họ. Đồng Nhân dân tệđã tăng giá 5,14% kể từ khi được nới lỏng biên độ so với đồng USD tháng 6/2010.
Tuy nhiên, các nhà lập pháp Mỹ cho rằng tỷ giá đồng Nhân dân tệ hiện tại vẫnthấp hơn nhiều so với giá trị thực và chính sách tỷ giá hiện nay của Trung Quốcđã và đang gây thiệt hại lớn cho giới doanh nghiệp và người lao động Mỹ.
Trong khi đó, đáp lại quan ngại của giới chức Mỹ về vấn đề nhân quyền, PhóThủ tướng Trung Quốc Vương Kỳ Sơn, một trong hai lãnh đạo đoàn của Trung Quốctại vòng đối thoại, nói rằng phía Mỹ đã có sự hiểu biết rất hạn chế về TrungQuốc.
Theo ông Vương Kỳ Sơn, không quốc gia nào, bao gồm cả Mỹ, là hoàn hảo vềvấn đề nhân quyền. Vì vậy, việc Mỹ và Trung Quốc có những khác biệt về một sốkhía cạnh trong lĩnh vực nhân quyền là điều rất tự nhiên.
Kết thúc vòng đối thoại, mặc dù không đưa ra tuyên bố chung nhưng Mỹ và TrungQuốc đã công bố những kết quả quan trọng đạt được sau hai ngày làm việc.
Thứ nhất, hai bên đã nhất trí thúc đẩy các cuộc trao đổi cấp cao. Tổng thốngMỹ và Chủ tịch Trung Quốc trông đợi gặp lại trong năm nay. Hai bên cũng quyếtđịnh rằng các cuộc gặp sắp tới như Hội nghị thượng định G20, Hội nghị thượngđỉnh Đông Á, Hội nghị các nhà lãnh đạo APEC do Mỹ chủ trì sẽ tạo nhiều cơ hộihơn nữa cho sự hợp tác cấp cao.
Thứ hai, về các cuộc tham vấn và đối thoại song phương, hai bên đã thông báoviệc thiết lập Đối thoại An ninh Chiến lược Mỹ-Trung Quốc (SSD) trong khuôn khổSED và đã tổ chức vòng đối thoại đầu tiên của SSD trong bầu không khí thẳng thắnvà xây dựng.
Hai bên cũng thừa nhận chia sẻ một loạt lợi ích chung với một mụctiêu chung là duy trì hòa bình, ổn định và thịnh vượng ở khu vực châu Á-TháiBình Dương và quyết định thiết lập cuộc tư vấn Mỹ-Trung về châu Á-Thái BìnhDương. Dự kiến hai bên sẽ tổ chức vòng một của cuộc tham vấn này vào thời giansớm nhất trong năm nay.
Thứ ba, trong giải quyết các thách thức khu vực và toàn cầu như các vấn đềTriều Tiên, Sudan, Afghanistan..., hai bên quyết định tăng cường điều phối vàliên lạc về các vấn đề khu vực và toàn cầu nhằm cùng giải quyết các vấn đềchung, bảo vệ hòa bình và ổn định.
Ngoài ra, hai bên cũng nhất trí thúc đẩy sự hợp tác song phương Mỹ-Trung; hợptác về các vấn đề biến đổi khí hậu, năng lượng và môi trường./.