Trái ngược hoàn toàn với diễn biến đêm trước tại Mỹ và châu Âu, đồng euro đã giảm giá trở lại so với đồng USD và yen Nhật trong phiên 16/8 trên thị trường châu Á, do những số liệu tăng trưởng đáng thất vọng của Đức - nền kinh tế lớn nhất Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone).
Phiên 15/8 tại Mỹ, các đồng tiền được coi là "nơi trú ẩn an toàn" như yen Nhật bị "mất đất", nhường chỗ cho đồng euro vượt lên khi lòng tin quay trở lại sau một tuần giao dịch biến động mạnh nhất trong lịch sử.
Theo đó, đồng euro được hỗ trợ từ lời tái khẳng định tuần trước của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) rằng họ đang mua kỷ lục 22 tỷ euro (32 tỷ USD) trái phiếu chính phủ các nước thành viên, trong nỗ lực làm dịu áp lực tài chính lên các nền kinh tế gặp khó khăn về tài chính trong khu vực.
Cuối phiên 15/8 tại New York, đồng euro được giao dịch ở mức 1,4440 USD đổi 1 euro, cao hơn so với 1,4249 USD/euro khi kết thúc phiên cuối tuần trước.
Tuy nhiên, đến chiều 16/8 tại Tokyo, đồng euro giảm giá so với cả đồng USD và yen, lần lượt từ 1,4440 USD/euro phiên trước xuống 1,4381 USD/euro và từ 110,95 yen/euro còn 110,41 yên/euro.
Nguyên nhân khiến đồng euro sụt giá chính là số liệu yếu kém của kinh tế Đức. Theo thống kê chính thức của Cơ quan thống kê liên bang Đức (Destatis), nền kinh tế lớn nhất Eurozone này chỉ tăng khiêm tốn 0,1% trong quý 2/2011, sau khi tăng trưởng thấp hơn dự kiến của giới phân tích trong quý đầu năm nay.
Như vậy, sự năng động của kinh tế Đức đã "nguội đi" kể từ khi bắt đầu năm 2011.Trước khi Đức công bố số liệu tăng trưởng kinh tế quý 2, thị trường khá yên ắng vì giới đầu tư chờ đợi diễn biến của Hội nghị thượng đỉnh Pháp-Đức diễn ra chiều ngày 16/8 (theo giờ địa phương) tại Paris, bàn về biện pháp gỡ rối cho cuộc khủng hoảng nợ công trong Eurozone.
Giới phân tích nhận định, đồng euro sẽ giảm mạnh hơn so với đồng USD và yên nếu hội đàm cấp cao giữa Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy và Thủ tướng Đức Angela Merkel không đưa ra được thông báo có sức nặng về việc phát hành trái phiếu chung cho khu vực.
Trong một diễn biến liên quan, giới chuyên gia kinh tế thế giới vừa đưa ra dự báo rằng các đồng tiền của các nền kinh tế đang nổi ở châu Á có thể trở thành "nơi trú ẩn an toàn" cho dòng vốn toàn cầu, trong bối cảnh lòng tin vào đồng USD và đồng euro bị suy giảm mạnh hiện nay.
Alex Frangos, nhà phân tích kinh tế của Nhật báo Phố Wall, ngày 15/8 nhấn mạnh rằng một số đồng nội tệ của các nền kinh tế đang nổi châu Á đang dành được sự kính trọng của thế giới vì đã đứng vững bất chấp rối loạn mới đây trên thị trường tiền tệ toàn cầu.
Các đồng tiền châu Á như đồng bath Thái Lan, ringgit Malaysia, rupiah Indonesia… không những không giảm giá so với đồng USD theo mô hình biến động cũ khi thị trường chứng khoán thế giới sụt giảm mạnh, mà vẫn vững giá, thậm chí đồng nội tệ của đất nước có hệ số tín dụng vàng AAA là Singapore lại tăng giá 1% so với đồng USD từ đầu tháng Tám.
Adarsh Sinha, nhà chiến lược tiền tệ của Ngân hàng America-Merrill Lynch chi nhánh Hong Kong cho biết thế giới đã bắt đầu nói đến "nơi trú ẩn an toàn" là các đồng tiền của các nền kinh tế đang nổi ở châu Á.
Theo số liệu của Ngân hàng Trung ương Đức, chỉ trong 7 tháng đầu năm 2011, tổng số tiền mua nợ nước ngoài bằng 5 đồng tiền châu Á đã lên tới 53 tỷ USD, so với mức tương ứng 66 tỷ USD cả năm 2010.
Các chính phủ và các công ty có quyết toán tài chính lành mạnh đã thuyết phục các nhà đầu tư quốc tế dự trữ nguồn tài chính bằng đồng tiền của các nền kinh tế đang nổi ở châu Á, nhờ các nền kinh tế này có động lực tăng trưởng mạnh hơn so với các nền kinh tế vẫn chưa ra khỏi suy thoái của Mỹ và châu Âu./.
Phiên 15/8 tại Mỹ, các đồng tiền được coi là "nơi trú ẩn an toàn" như yen Nhật bị "mất đất", nhường chỗ cho đồng euro vượt lên khi lòng tin quay trở lại sau một tuần giao dịch biến động mạnh nhất trong lịch sử.
Theo đó, đồng euro được hỗ trợ từ lời tái khẳng định tuần trước của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) rằng họ đang mua kỷ lục 22 tỷ euro (32 tỷ USD) trái phiếu chính phủ các nước thành viên, trong nỗ lực làm dịu áp lực tài chính lên các nền kinh tế gặp khó khăn về tài chính trong khu vực.
Cuối phiên 15/8 tại New York, đồng euro được giao dịch ở mức 1,4440 USD đổi 1 euro, cao hơn so với 1,4249 USD/euro khi kết thúc phiên cuối tuần trước.
Tuy nhiên, đến chiều 16/8 tại Tokyo, đồng euro giảm giá so với cả đồng USD và yen, lần lượt từ 1,4440 USD/euro phiên trước xuống 1,4381 USD/euro và từ 110,95 yen/euro còn 110,41 yên/euro.
Nguyên nhân khiến đồng euro sụt giá chính là số liệu yếu kém của kinh tế Đức. Theo thống kê chính thức của Cơ quan thống kê liên bang Đức (Destatis), nền kinh tế lớn nhất Eurozone này chỉ tăng khiêm tốn 0,1% trong quý 2/2011, sau khi tăng trưởng thấp hơn dự kiến của giới phân tích trong quý đầu năm nay.
Như vậy, sự năng động của kinh tế Đức đã "nguội đi" kể từ khi bắt đầu năm 2011.Trước khi Đức công bố số liệu tăng trưởng kinh tế quý 2, thị trường khá yên ắng vì giới đầu tư chờ đợi diễn biến của Hội nghị thượng đỉnh Pháp-Đức diễn ra chiều ngày 16/8 (theo giờ địa phương) tại Paris, bàn về biện pháp gỡ rối cho cuộc khủng hoảng nợ công trong Eurozone.
Giới phân tích nhận định, đồng euro sẽ giảm mạnh hơn so với đồng USD và yên nếu hội đàm cấp cao giữa Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy và Thủ tướng Đức Angela Merkel không đưa ra được thông báo có sức nặng về việc phát hành trái phiếu chung cho khu vực.
Trong một diễn biến liên quan, giới chuyên gia kinh tế thế giới vừa đưa ra dự báo rằng các đồng tiền của các nền kinh tế đang nổi ở châu Á có thể trở thành "nơi trú ẩn an toàn" cho dòng vốn toàn cầu, trong bối cảnh lòng tin vào đồng USD và đồng euro bị suy giảm mạnh hiện nay.
Alex Frangos, nhà phân tích kinh tế của Nhật báo Phố Wall, ngày 15/8 nhấn mạnh rằng một số đồng nội tệ của các nền kinh tế đang nổi châu Á đang dành được sự kính trọng của thế giới vì đã đứng vững bất chấp rối loạn mới đây trên thị trường tiền tệ toàn cầu.
Các đồng tiền châu Á như đồng bath Thái Lan, ringgit Malaysia, rupiah Indonesia… không những không giảm giá so với đồng USD theo mô hình biến động cũ khi thị trường chứng khoán thế giới sụt giảm mạnh, mà vẫn vững giá, thậm chí đồng nội tệ của đất nước có hệ số tín dụng vàng AAA là Singapore lại tăng giá 1% so với đồng USD từ đầu tháng Tám.
Adarsh Sinha, nhà chiến lược tiền tệ của Ngân hàng America-Merrill Lynch chi nhánh Hong Kong cho biết thế giới đã bắt đầu nói đến "nơi trú ẩn an toàn" là các đồng tiền của các nền kinh tế đang nổi ở châu Á.
Theo số liệu của Ngân hàng Trung ương Đức, chỉ trong 7 tháng đầu năm 2011, tổng số tiền mua nợ nước ngoài bằng 5 đồng tiền châu Á đã lên tới 53 tỷ USD, so với mức tương ứng 66 tỷ USD cả năm 2010.
Các chính phủ và các công ty có quyết toán tài chính lành mạnh đã thuyết phục các nhà đầu tư quốc tế dự trữ nguồn tài chính bằng đồng tiền của các nền kinh tế đang nổi ở châu Á, nhờ các nền kinh tế này có động lực tăng trưởng mạnh hơn so với các nền kinh tế vẫn chưa ra khỏi suy thoái của Mỹ và châu Âu./.
Trang Nhung (TTXVN/Vietnam+)