Bà Nguyễn Phương Lan, Phó Trưởng ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Đồng Nai cho biết, đến thời điểm này, toàn tỉnh đã có bảy khu công nghiệp được xếp hạng, trong đó có sáu khu công nghiệp được xếp hạng 1 và một khu công nghiệp được xếp hạng 2.
Việc xếp hạng khu công nghiệp không chỉ giúp cơ quan quản lý nhà nước kiểm soát được hoạt động của các khu công nghiệp mà còn có thể hỗ trợ doanh nghiệp đang đầu tư tại khu công nghiệp đó.
Tính đến nay, Đồng Nai đã thành lập 31 khu công nghiệp và đã được Chính phủ phê duyệt, trong đó 26 khu công nghiệp đi vào hoạt động, thu hút trên 1.000 dự án đầu tư, tổng vốn đầu tư trên 14,5 tỷ USD, giải quyết việc làm cho hơn 410.000 lao động.
Việc phát triển nhanh các khu công nghiệp đã góp phần quan trọng giúp cho GDP của tỉnh luôn ở mức tăng trưởng cao nhưng cũng để lại không ít hệ lụy về môi trường và xã hội.
Chính vì vậy, nhằm phát huy các ưu điểm, đồng thời khắc phục những hạn chế, tỉnh Đồng Nai đã tiến hành đánh giá xếp hạng khu công nghiệp. Đây là cơ sở để các công ty kinh doanh hạ tầng hoàn thiện, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của khu công nghiệp.
Theo Ban quản lý khu công nghiệp tỉnh, Chương trình đánh giá xếp hạng các khu công nghiệp được Ủy ban Nhân dân tỉnh triển khai thực hiện từ năm 2010. Theo đó, Hội đồng thẩm định đề ra sáu tiêu chí chính để đánh giá tổng quát và toàn diện về hoạt động của khu công nghiệp, gồm: Hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp trong khu công nghiệp; mức độ đáp ứng của cơ sở hạ tầng; công tác bảo vệ môi trường; các dịch vụ hỗ trợ của công ty hạ tầng; hạ tầng xã hội liền kề phục vụ khu công nghiệp và cuối cùng là hiệu quả hoạt động của các công ty kinh doanh hạ tầng.
Việc xếp hạng này sẽ tạo điều kiện cho các đơn vị kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp xây dựng thương hiệu, nâng cao hiệu quả hoạt động để thu hút đầu tư.
Trong sáu khu công nghiệp được Ủy ban Nhân dân tỉnh công nhận xếp hạng 1 đợt này là các khu công nghiệp: Amata, Biên Hòa II, Loteco, Tam Phước, Nhơn Trạch 1 và Nhơn Trạch 3.
Một khu công nghiệp được xếp hạng 2 là khu công nghiệp Gò Dầu, do không đáp ứng được một số tiêu chí về dịch vụ hạ tầng xã hội liền kề.
Trong tháng 12 tới, Hội đồng thẩm định đánh giá các khu công nghiệp sẽ tiếp tục xem xét xếp hạng thêm ba khu công nghiệp, gồm khu công nghiệp Long Thành, Bàu Xéo và Hố Nai.
Hiện chỉ có 7/31 khu công nghiệp tham gia đánh giá xếp hạng, chưa phản ánh hết được tầm quan trọng cũng như ý nghĩa của hoạt động này. Vì vậy, trong thời gian tới, Hội đồng thẩm định của tỉnh sẽ tiếp tục đẩy mạnh việc đánh giá xếp hạng khu công nghiệp, qua đó giúp các công ty hạ tầng phát huy các điểm mạnh và khắc phục tối đa các điểm yếu để hoàn thiện, nâng cao hiệu quả hoạt động, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu của các nhà đầu tư./.
Việc xếp hạng khu công nghiệp không chỉ giúp cơ quan quản lý nhà nước kiểm soát được hoạt động của các khu công nghiệp mà còn có thể hỗ trợ doanh nghiệp đang đầu tư tại khu công nghiệp đó.
Tính đến nay, Đồng Nai đã thành lập 31 khu công nghiệp và đã được Chính phủ phê duyệt, trong đó 26 khu công nghiệp đi vào hoạt động, thu hút trên 1.000 dự án đầu tư, tổng vốn đầu tư trên 14,5 tỷ USD, giải quyết việc làm cho hơn 410.000 lao động.
Việc phát triển nhanh các khu công nghiệp đã góp phần quan trọng giúp cho GDP của tỉnh luôn ở mức tăng trưởng cao nhưng cũng để lại không ít hệ lụy về môi trường và xã hội.
Chính vì vậy, nhằm phát huy các ưu điểm, đồng thời khắc phục những hạn chế, tỉnh Đồng Nai đã tiến hành đánh giá xếp hạng khu công nghiệp. Đây là cơ sở để các công ty kinh doanh hạ tầng hoàn thiện, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của khu công nghiệp.
Theo Ban quản lý khu công nghiệp tỉnh, Chương trình đánh giá xếp hạng các khu công nghiệp được Ủy ban Nhân dân tỉnh triển khai thực hiện từ năm 2010. Theo đó, Hội đồng thẩm định đề ra sáu tiêu chí chính để đánh giá tổng quát và toàn diện về hoạt động của khu công nghiệp, gồm: Hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp trong khu công nghiệp; mức độ đáp ứng của cơ sở hạ tầng; công tác bảo vệ môi trường; các dịch vụ hỗ trợ của công ty hạ tầng; hạ tầng xã hội liền kề phục vụ khu công nghiệp và cuối cùng là hiệu quả hoạt động của các công ty kinh doanh hạ tầng.
Việc xếp hạng này sẽ tạo điều kiện cho các đơn vị kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp xây dựng thương hiệu, nâng cao hiệu quả hoạt động để thu hút đầu tư.
Trong sáu khu công nghiệp được Ủy ban Nhân dân tỉnh công nhận xếp hạng 1 đợt này là các khu công nghiệp: Amata, Biên Hòa II, Loteco, Tam Phước, Nhơn Trạch 1 và Nhơn Trạch 3.
Một khu công nghiệp được xếp hạng 2 là khu công nghiệp Gò Dầu, do không đáp ứng được một số tiêu chí về dịch vụ hạ tầng xã hội liền kề.
Trong tháng 12 tới, Hội đồng thẩm định đánh giá các khu công nghiệp sẽ tiếp tục xem xét xếp hạng thêm ba khu công nghiệp, gồm khu công nghiệp Long Thành, Bàu Xéo và Hố Nai.
Hiện chỉ có 7/31 khu công nghiệp tham gia đánh giá xếp hạng, chưa phản ánh hết được tầm quan trọng cũng như ý nghĩa của hoạt động này. Vì vậy, trong thời gian tới, Hội đồng thẩm định của tỉnh sẽ tiếp tục đẩy mạnh việc đánh giá xếp hạng khu công nghiệp, qua đó giúp các công ty hạ tầng phát huy các điểm mạnh và khắc phục tối đa các điểm yếu để hoàn thiện, nâng cao hiệu quả hoạt động, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu của các nhà đầu tư./.
Lê Hiền (TTXVN)