Ngày 9/4, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai đã tổ chức giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật về quản lý khai thác khoáng sản gắn với bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố Biên Hòa, và phát hiện nhiều sai phạm trong hoạt động khai thác khoáng sản.
Các sai phạm bị phát hiện gồm nhiều doanh nghiệp chưa làm tốt công tác bảo vệ môi trường, nhiều mỏ khai thác đá đã hết thời hạn khai thác theo giấy phép nhưng vẫn tiếp tục hoạt động...
Theo Ủy ban Nhân dân thành phố Biên Hòa, hiện thành phố có trên 30 bến bãi kinh doanh khai thác, đá, cát. Mặc dù theo quy định đến cuối năm 2010, có 9 mỏ đá phải chấm dứt hoạt động, nhưng đến nay các mỏ đá hết thời hạn cấp phép vẫn tiếp tục hoạt động, chủ yếu tại xã Hóa An. Nguyên nhân được thành phố lý giải là do năm 2011 tỉnh có chính sách tận thu khoáng sản nên các doanh nghiệp khai thác làm thủ tục xin gia hạn.
Còn hoạt động khai thác đá trên địa bàn thường phát sinh tiếng ồn, bụi làm ảnh hưởng đến chất lượng môi trường không khí.
Về hoạt động khai thác cát trái phép trên sông Đồng Nai đoạn qua địa phận thành phố Biên Hòa, thời gian quan diễn biến phức tạp, làm sạt lở nhiều điểm, gây bức xúc trong nhân dân. Đặc biệt, khai thác cát trái phép hoạt động ngày càng tinh vi hơn, trong khi lực lượng chức năng gặp rất nhiều khó khăn trong việc ngăn chặn.
Ông Trương Văn Vở, Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, Trưởng đoàn giám sát, đề nghị địa phương nhanh chóng phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường rà soát lại các bến bãi hết thời hạn cấp phép và có biện pháp xử lý kiên quyết, thực hiện đóng cửa mỏ theo quy định của pháp luật.
Đối với các mỏ đá ở khu vực xã Hóa An còn thời hiệu hoạt động, đề nghị doanh nghiệp đầu tư hệ thống chế biến đá khép kín, đảm bảo môi trường khu vực xung quanh để không làm ảnh hưởng đến đời sống và sinh hoạt của nhân dân./.
Các sai phạm bị phát hiện gồm nhiều doanh nghiệp chưa làm tốt công tác bảo vệ môi trường, nhiều mỏ khai thác đá đã hết thời hạn khai thác theo giấy phép nhưng vẫn tiếp tục hoạt động...
Theo Ủy ban Nhân dân thành phố Biên Hòa, hiện thành phố có trên 30 bến bãi kinh doanh khai thác, đá, cát. Mặc dù theo quy định đến cuối năm 2010, có 9 mỏ đá phải chấm dứt hoạt động, nhưng đến nay các mỏ đá hết thời hạn cấp phép vẫn tiếp tục hoạt động, chủ yếu tại xã Hóa An. Nguyên nhân được thành phố lý giải là do năm 2011 tỉnh có chính sách tận thu khoáng sản nên các doanh nghiệp khai thác làm thủ tục xin gia hạn.
Còn hoạt động khai thác đá trên địa bàn thường phát sinh tiếng ồn, bụi làm ảnh hưởng đến chất lượng môi trường không khí.
Về hoạt động khai thác cát trái phép trên sông Đồng Nai đoạn qua địa phận thành phố Biên Hòa, thời gian quan diễn biến phức tạp, làm sạt lở nhiều điểm, gây bức xúc trong nhân dân. Đặc biệt, khai thác cát trái phép hoạt động ngày càng tinh vi hơn, trong khi lực lượng chức năng gặp rất nhiều khó khăn trong việc ngăn chặn.
Ông Trương Văn Vở, Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, Trưởng đoàn giám sát, đề nghị địa phương nhanh chóng phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường rà soát lại các bến bãi hết thời hạn cấp phép và có biện pháp xử lý kiên quyết, thực hiện đóng cửa mỏ theo quy định của pháp luật.
Đối với các mỏ đá ở khu vực xã Hóa An còn thời hiệu hoạt động, đề nghị doanh nghiệp đầu tư hệ thống chế biến đá khép kín, đảm bảo môi trường khu vực xung quanh để không làm ảnh hưởng đến đời sống và sinh hoạt của nhân dân./.
Lê Hiền (TTXVN)