Hạ nghị sỹ Eni Faleomavaega, thành viên cấp cao của Tiểu ban châu Á-Thái Bình Dương của Hạ viện Mỹ, vừa ra thông cáo báo chí cho rằng cái gọi là dự luật nhân quyền Việt Nam năm 2011 mang mã số H.R.1410 mà Hạ viện Mỹ vội vã biểu quyết thông qua tối 11/9 vừa qua là một bước đi lạc hướng.
Thông cáo báo chí ngày 12/9 của Hạ nghị sỹ Faleomavaega bày tỏ lấy làm tiếc về việc dự luật trên lại do Tiểu ban châu Phi, Y tế toàn cầu và Quyền con người đưa ra chứ không phải Tiểu ban châu Á-Thái Bình Dương, nơi chịu trách nhiệm mọi phán quyết về chính sách của Mỹ liên quan tới Việt Nam.
Hạ nghị sỹ Faleomavaega cho rằng bằng cách làm không theo con đường chính danh này, Tiểu ban về châu Phi đã không thu thập thêm những thông tin chính xác trước khi đưa một dự luật méo mó như vậy.
Theo nhận định của Hạ nghị sỹ Faleomavaega, dự luật H.R. 1410 dựa trên những thông tin lạc hậu không phản ánh được sự tiến bộ về nhân quyền ở Việt Nam. Dự luật H.R.1410 cũng thiển cận trong cách đặt vấn đề và đi ngược lại các nỗ lực của các chính quyền Bill Clinton, George W. Bush và Barack Obama nhằm tăng cường quan hệ với Việt Nam.
Hạ nghị sỹ Faleomavaega khẳng định dự luật này sẽ không thể trở thành luật vì H.R.1410 thất bại ngay từ mục tiêu của nó.
[Dự luật Nhân quyền VN của Hạ viện Mỹ là sai trái]
Cơ quan nghiên cứu Quốc hội Mỹ (CRS) cũng cho rằng dự luật này có thể ảnh hưởng tới mối quan hệ ngày càng nồng ấm về chính trị và an ninh giữa Mỹ và Việt Nam.
Ông đồng thời cho biết Bộ Ngoại giao Mỹ cũng bày tỏ lo ngại dự luật H.R.1410 có thể tác động tới mối quan hệ an ninh của Mỹ với Việt Nam, làm giảm các cơ hội đối thoại về nhân quyền giữa hai nước và cũng không phục vụ tốt nhất cho lợi ích của Mỹ cũng như cộng đồng người Mỹ gốc Việt.
Sau khi trích dẫn những tiến bộ về nhân quyền ở Việt Nam từ trang mạng của Đại sứ quán Việt Nam tại Mỹ để bác bỏ những thông tin sai lệch trong dự luật H.R.1410, Hạ nghị sỹ Faleomavaega khuyến cáo những nghị sỹ đưa ra dự luật H.R.1410 rằng nếu họ thật lòng quan tâm tới vấn đề nhân quyền ở Việt Nam thì hãy giúp Việt Nam làm sạch hàng chục triệu lít chất độc da cam mà quân đội Mỹ đã rải xuống lãnh thổ Việt Nam từ năm 1961 đến 1971. Bởi lẽ, theo Hạ nghị sỹ Faleomavaega, việc để lại khối hóa chất độc hại này ở Việt Nam là một sự vi phạm nghiêm trọng quyền con người./.
Thông cáo báo chí ngày 12/9 của Hạ nghị sỹ Faleomavaega bày tỏ lấy làm tiếc về việc dự luật trên lại do Tiểu ban châu Phi, Y tế toàn cầu và Quyền con người đưa ra chứ không phải Tiểu ban châu Á-Thái Bình Dương, nơi chịu trách nhiệm mọi phán quyết về chính sách của Mỹ liên quan tới Việt Nam.
Hạ nghị sỹ Faleomavaega cho rằng bằng cách làm không theo con đường chính danh này, Tiểu ban về châu Phi đã không thu thập thêm những thông tin chính xác trước khi đưa một dự luật méo mó như vậy.
Theo nhận định của Hạ nghị sỹ Faleomavaega, dự luật H.R. 1410 dựa trên những thông tin lạc hậu không phản ánh được sự tiến bộ về nhân quyền ở Việt Nam. Dự luật H.R.1410 cũng thiển cận trong cách đặt vấn đề và đi ngược lại các nỗ lực của các chính quyền Bill Clinton, George W. Bush và Barack Obama nhằm tăng cường quan hệ với Việt Nam.
Hạ nghị sỹ Faleomavaega khẳng định dự luật này sẽ không thể trở thành luật vì H.R.1410 thất bại ngay từ mục tiêu của nó.
[Dự luật Nhân quyền VN của Hạ viện Mỹ là sai trái]
Cơ quan nghiên cứu Quốc hội Mỹ (CRS) cũng cho rằng dự luật này có thể ảnh hưởng tới mối quan hệ ngày càng nồng ấm về chính trị và an ninh giữa Mỹ và Việt Nam.
Ông đồng thời cho biết Bộ Ngoại giao Mỹ cũng bày tỏ lo ngại dự luật H.R.1410 có thể tác động tới mối quan hệ an ninh của Mỹ với Việt Nam, làm giảm các cơ hội đối thoại về nhân quyền giữa hai nước và cũng không phục vụ tốt nhất cho lợi ích của Mỹ cũng như cộng đồng người Mỹ gốc Việt.
Sau khi trích dẫn những tiến bộ về nhân quyền ở Việt Nam từ trang mạng của Đại sứ quán Việt Nam tại Mỹ để bác bỏ những thông tin sai lệch trong dự luật H.R.1410, Hạ nghị sỹ Faleomavaega khuyến cáo những nghị sỹ đưa ra dự luật H.R.1410 rằng nếu họ thật lòng quan tâm tới vấn đề nhân quyền ở Việt Nam thì hãy giúp Việt Nam làm sạch hàng chục triệu lít chất độc da cam mà quân đội Mỹ đã rải xuống lãnh thổ Việt Nam từ năm 1961 đến 1971. Bởi lẽ, theo Hạ nghị sỹ Faleomavaega, việc để lại khối hóa chất độc hại này ở Việt Nam là một sự vi phạm nghiêm trọng quyền con người./.
(TTXVN)