Tổng Công ty Điện lực Dầu khí (PV Power) sẽ lỗ hơn 1.000 tỷ đồng nếu như hạch toán đủ cả khoản lãi vay phải trả phát sinh từ khoản dư nợ tiền điện mà Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vẫn chưa thanh toán.
Đây là thông tin được Tổng Giám đốc PV Power Vũ Huy Quang cho biết tại họp báo sản xuất kinh doanh 2013 ngày 5/2 tại Hà Nội.
Theo ông Quang, EVN đã không thanh toán tiền điện trả PV Power trong hơn 1 năm qua. Vì vậy, dư nợ tiền điện của EVN với PVN đến thời điểm này là trên 14.000 tỷ đồng, chiếm tới 80% vốn điều lệ của PV Power.
Để đảm bảo nhiệm vụ phát điện được giao, PV Power phải vay vốn lưu động là 10.250 tỷ đồng của Tổng Công ty Tài chính Dầu khí PVFC để thanh toán chi phí nhiên liệu cho PV Gas, PV oil. Theo đó, lãi vay phải trả cho PVFC trong năm 2012 là gần 1.400 tỷ.
Vì vậy, mặc dù lợi nhuận sau thuế năm 2012 của PV Power là 716 tỷ đồng nhưng trên thực tế nếu hạch toán đủ cả khoản lãi vay phải trả này, PV Power bị lỗ hơn 1.000 tỷ đồng.
Ông Quang cũng cho biết, theo hợp đồng kinh tế được ký giữa EVN và PVN, đến thời điểm này, khoản lãi chậm trả của EVN với PVN đã lên tới gần 3.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, theo chỉ đạo của Chính phủ và Bộ Công Thương, PV Power vẫn phải phát điện để đảm bảo an ninh năng lượng trong điều kiện phát điện mà chưa thu được tiền điện.
Năm 2013, PV Power dự kiến sản xuất trên 14 tỷ kWh, đảm bảo vận hành an toàn các nhà máy điện, đảm bảo hoàn thành công tác xây dựng nhà máy thủy điện Hủa Na vào quý I/2013, phát điện tổ máy số 1 thủy điện Đăkring vào quý 4/2013, phát điện tổ máy số 1 Nhiệt điện Vũng Áng 1 vào tháng 9/2013.
Để đảm bảo kế hoạch sản xuất, PV Power sẽ phối hợp chặt chẽ với PV gas để đảm bảo đủ nguồn nhiên liệu khí cho phát điện; phối hợp với EVN và Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia và các nhà thầu đảm bảo kế hoạch sửa chữa bảo trì các nhà máy điện đúng thời hạn, vận hành an toàn hiệu quả.
Bên cạnh đó, công ty cũng đẩy nhanh tiến độ đàm phán ký kết các hợp đồng mua bán điện dài hạn với các nhà máy điện Hủa Na, Nhơn Trạch 2, Đăkring và nhất là phương án hỗ trợ giá điện với nhà máy Phú Quý.
Đặc biệt, PV Power đang tập trung nâng cao tỷ lệ nội địa hóa với mảng dịch vụ bảo dưỡng các nhà máy điện, tiếp tục tiết giảm chi phí nhiên liệu, chi phí quản lý sản xuất để hạ giá thành điện sản xuất, phấn đấu nâng mức độ thâm nhập thị trường phát điện cạnh tranh từ 5% (năm 2012) lên 10% trong năm 2013./.
Đây là thông tin được Tổng Giám đốc PV Power Vũ Huy Quang cho biết tại họp báo sản xuất kinh doanh 2013 ngày 5/2 tại Hà Nội.
Theo ông Quang, EVN đã không thanh toán tiền điện trả PV Power trong hơn 1 năm qua. Vì vậy, dư nợ tiền điện của EVN với PVN đến thời điểm này là trên 14.000 tỷ đồng, chiếm tới 80% vốn điều lệ của PV Power.
Để đảm bảo nhiệm vụ phát điện được giao, PV Power phải vay vốn lưu động là 10.250 tỷ đồng của Tổng Công ty Tài chính Dầu khí PVFC để thanh toán chi phí nhiên liệu cho PV Gas, PV oil. Theo đó, lãi vay phải trả cho PVFC trong năm 2012 là gần 1.400 tỷ.
Vì vậy, mặc dù lợi nhuận sau thuế năm 2012 của PV Power là 716 tỷ đồng nhưng trên thực tế nếu hạch toán đủ cả khoản lãi vay phải trả này, PV Power bị lỗ hơn 1.000 tỷ đồng.
Ông Quang cũng cho biết, theo hợp đồng kinh tế được ký giữa EVN và PVN, đến thời điểm này, khoản lãi chậm trả của EVN với PVN đã lên tới gần 3.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, theo chỉ đạo của Chính phủ và Bộ Công Thương, PV Power vẫn phải phát điện để đảm bảo an ninh năng lượng trong điều kiện phát điện mà chưa thu được tiền điện.
Năm 2013, PV Power dự kiến sản xuất trên 14 tỷ kWh, đảm bảo vận hành an toàn các nhà máy điện, đảm bảo hoàn thành công tác xây dựng nhà máy thủy điện Hủa Na vào quý I/2013, phát điện tổ máy số 1 thủy điện Đăkring vào quý 4/2013, phát điện tổ máy số 1 Nhiệt điện Vũng Áng 1 vào tháng 9/2013.
Để đảm bảo kế hoạch sản xuất, PV Power sẽ phối hợp chặt chẽ với PV gas để đảm bảo đủ nguồn nhiên liệu khí cho phát điện; phối hợp với EVN và Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia và các nhà thầu đảm bảo kế hoạch sửa chữa bảo trì các nhà máy điện đúng thời hạn, vận hành an toàn hiệu quả.
Bên cạnh đó, công ty cũng đẩy nhanh tiến độ đàm phán ký kết các hợp đồng mua bán điện dài hạn với các nhà máy điện Hủa Na, Nhơn Trạch 2, Đăkring và nhất là phương án hỗ trợ giá điện với nhà máy Phú Quý.
Đặc biệt, PV Power đang tập trung nâng cao tỷ lệ nội địa hóa với mảng dịch vụ bảo dưỡng các nhà máy điện, tiếp tục tiết giảm chi phí nhiên liệu, chi phí quản lý sản xuất để hạ giá thành điện sản xuất, phấn đấu nâng mức độ thâm nhập thị trường phát điện cạnh tranh từ 5% (năm 2012) lên 10% trong năm 2013./.
Nguyễn Kim Anh (TTXVN)