Viện Nghiên cứu Phát triển Thái Lan (TDRI) vừa bày tỏ nghi ngờ về khả năng lượng gạo trong kho dự trữ quốc gia của Thái Lan thấp hơn so với con số hơn 17 triệu tấn mà Chính phủ nước này công bố trước đó.
Trên cơ sở báo cáo của Tổ chức Kho hàng Công cộng (PWO), Chính phủ Thái Lan cho biết lượng gạo dự trữ do Nhà nước nắm giữ vào khoảng 17 đến 18 triệu tấn.
Tuy nhiên, nhật báo The Nation của Thái Lan dẫn lời nhà kỹ trị Niphon Puapongsakorn thuộc TDRI cho rằng dự trữ gạo thực tế của nước này chỉ khoảng 10 triệu tấn.
Sau khi đưa ra các luận điểm để chứng minh cho nhận định của mình, ông Niphon cho rằng Chính phủ Thái Lan cần tiếp tục hỗ trợ cho những người trồng lúa nhưng không phải giống như cách hiện tại mà họ đang làm.
[Thái giành lại ngôi vị nước xuất khẩu gạo lớn nhất?]
Chính phủ cần hạn chế trợ cấp cho người nông dân và cố gắng không can thiệp vào giá gạo để tránh làm gia tăng tình trạng gian lận, tham nhũng và kinh doanh gạo trái phép.
Sau nhiều thập kỷ duy trì vị trí nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới, năm ngoái, Thái Lan đã để mất danh hiệu này vào tay Ấn Độ khi chỉ xuất khẩu được khoảng 7 triệu tấn, giảm khoảng 35% so với niên vụ trước đó.
Có một số ý kiến cho rằng nguyên nhân khiến Thái Lan mất vị trí này là do chương trình mua tạm trữ lúa gạo mà Chính phủ Thái Lan triển khai từ tháng 10/2011 nhằm hỗ trợ thu nhập cho các hộ nông dân đã đẩy giá gạo xuất khẩu của nước này tăng cao so với nhiều đối thủ cạnh tranh khác trong khu vực.
Mặc dù vậy, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) nhận định Thái Lan sẽ sớm giành lại và duy trì được danh hiệu đó trong vòng ít nhất 10 năm tới, với lượng gạo xuất khẩu có thể lên mức 8,8 triệu tấn trong năm 2013 và sau đó, duy trì khoảng 12 triệu tấn cho đến năm 2022./.
Trên cơ sở báo cáo của Tổ chức Kho hàng Công cộng (PWO), Chính phủ Thái Lan cho biết lượng gạo dự trữ do Nhà nước nắm giữ vào khoảng 17 đến 18 triệu tấn.
Tuy nhiên, nhật báo The Nation của Thái Lan dẫn lời nhà kỹ trị Niphon Puapongsakorn thuộc TDRI cho rằng dự trữ gạo thực tế của nước này chỉ khoảng 10 triệu tấn.
Sau khi đưa ra các luận điểm để chứng minh cho nhận định của mình, ông Niphon cho rằng Chính phủ Thái Lan cần tiếp tục hỗ trợ cho những người trồng lúa nhưng không phải giống như cách hiện tại mà họ đang làm.
[Thái giành lại ngôi vị nước xuất khẩu gạo lớn nhất?]
Chính phủ cần hạn chế trợ cấp cho người nông dân và cố gắng không can thiệp vào giá gạo để tránh làm gia tăng tình trạng gian lận, tham nhũng và kinh doanh gạo trái phép.
Sau nhiều thập kỷ duy trì vị trí nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới, năm ngoái, Thái Lan đã để mất danh hiệu này vào tay Ấn Độ khi chỉ xuất khẩu được khoảng 7 triệu tấn, giảm khoảng 35% so với niên vụ trước đó.
Có một số ý kiến cho rằng nguyên nhân khiến Thái Lan mất vị trí này là do chương trình mua tạm trữ lúa gạo mà Chính phủ Thái Lan triển khai từ tháng 10/2011 nhằm hỗ trợ thu nhập cho các hộ nông dân đã đẩy giá gạo xuất khẩu của nước này tăng cao so với nhiều đối thủ cạnh tranh khác trong khu vực.
Mặc dù vậy, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) nhận định Thái Lan sẽ sớm giành lại và duy trì được danh hiệu đó trong vòng ít nhất 10 năm tới, với lượng gạo xuất khẩu có thể lên mức 8,8 triệu tấn trong năm 2013 và sau đó, duy trì khoảng 12 triệu tấn cho đến năm 2022./.
Linh Đào (TTXVN)