Theo báo Le Monde số ra ngày 11/6, sau khi bắt đầu tăng lãi suất chỉ đạo vào tháng 4/2011, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) chuẩn bị tăng đợt mới dự kiến vào ngày 7/7 trong cuộc họp tới của các thống đốc.
Jean-Claude Trichet, chủ tịch ECB đã thông báo nội dung này vào ngày 6/6 vừa qua trong cuộc họp hàng tháng. Hiện tại, lãi suất chỉ đạo của ngân hàng Trung ương là 1,25%.
Ông Trichet tỏ ra rất cảnh giác đối với nguy cơ lạm phát hiện "đã tăng cao rõ ràng." Ông cho rằng giá tăng cao sẽ gây ra các hệ quả tiếp theo đến lương, tiếp tục gây ra áp lực lạm phát còn rộng hơn.
Từ đầu năm, do giá nhiên liệu và thực phẩm tăng, lạm phát đã vượt qua mức quy định của ECB là 2%. Trong tháng Năm, lạm phát đạt mức 2,7%/12 tháng (con số này là 2,8% vào tháng Tư), theo đánh giá ban đầu của Eurosat.
Những bất ổn còn mạnh và ECB đã phải xem xét lại các dự đoán mức tăng giá trung bình năm 2011 là 2,6% (dự đoán ban đầu là 2,3%) và tăng 1,7% trong năm 2012.
Tăng trưởng trong năm nay dự kiến đạt 1,9% (dự đoán ban đầu là 1,7%) và 1,7% vào năm 2012 (con số ban đầu là 1,8%).
Các nhà quan sát đang mong đợi ECB tiếp tục tiến trình bình thường hóa tiền tệ, nâng mức lãi suất chỉ đạo lên 1,75% vào năm 2011 vào lần tăng trong quý 4 tới.
ECB có thể sẽ tiếp tục thắt chặt tín dụng vào năm 2012. Các nhà kinh tế của Nomura dự đoán cuối năm 2012, tỷ lệ lãi suất chỉ đạo là 2,75%.
Chính sách này cho phép ECB tránh tạo ra các "bong bóng" tài sản tài chính do giữ tỷ lệ lãi suất chỉ đạo quá thấp, tạo khoảng cách lãi suất cần thiết để ECB có thể hạ xuống trong trường hợp xảy ra một cuộc khủng hoảng mới trong khu vực đồng euro.
Việc thắt chặt tín dụng này được đánh giá là không ảnh hưởng đến tình trạng khó khăn tài chính của một số nước trong khu vực đồng euro.
Hy Lạp, Bồ Đào Nha và Ireland - ba nước đang nhận trợ giúp tài chính của EU và Quỹ tiền tệ quốc tế - chỉ chiếm 6% GDP khu vực đồng euro.
Các nhà kinh tế của Goldman Sachs đánh giá rằng lãi suất chỉ đạo tăng 3/4 điểm của ECB trong cả năm sẽ không ảnh hưởng xấu nhiều đến các nước ngoại vi của khu vực đồng euro.
Đi kèm với chính sách thắt chặt tiền tệ, ECB đã quyết định duy trì các biện pháp đặc biệt cung cấp tài chính cho các ngân hàng tư nhân, tối thiểu là đến tận tháng Chín. Trong ba quý, các ngân hàng này sẽ có thể vay tiền với tỷ suất cố định và không hạn chế số tiền.
Các nhà kinh tế của Barclays Capital đánh giá rằng đây là một sự nhượng bộ đối với lĩnh vực ngân hàng của các nước ngoại vi. Bởi một số ngân hàng, chủ yếu là ở các nước trong khủng hoảng của khu vực đồng euro, luôn gặp khó khăn trong việc tìm nguồn tài chính trên thị trường liên ngân hàng do bị mất lòng tin.
Ông Trichet cho biết, vào tháng Chín tới ECB sẽ đánh giá tình hình thông qua những kết quả mới cho quý 4. ECB hy vọng có các kết quả thử sức chịu đựng của các ngân hàng vào cuối tháng Sáu này.
Khả năng tăng tỷ lệ lãi suất chỉ đạo vào tháng Bảy có thể sẽ là quyết định cuối cùng của ông Trichet.
Cuối tháng 10 tới, ông sẽ nhường lại chức chủ tịch ECB cho chủ tịch Ngân hàng Trung ương Italy Mario Draghi, vốn vừa nhận được ý kiến đồng ý của ECB hôm 9/6 vừa qua./.
Jean-Claude Trichet, chủ tịch ECB đã thông báo nội dung này vào ngày 6/6 vừa qua trong cuộc họp hàng tháng. Hiện tại, lãi suất chỉ đạo của ngân hàng Trung ương là 1,25%.
Ông Trichet tỏ ra rất cảnh giác đối với nguy cơ lạm phát hiện "đã tăng cao rõ ràng." Ông cho rằng giá tăng cao sẽ gây ra các hệ quả tiếp theo đến lương, tiếp tục gây ra áp lực lạm phát còn rộng hơn.
Từ đầu năm, do giá nhiên liệu và thực phẩm tăng, lạm phát đã vượt qua mức quy định của ECB là 2%. Trong tháng Năm, lạm phát đạt mức 2,7%/12 tháng (con số này là 2,8% vào tháng Tư), theo đánh giá ban đầu của Eurosat.
Những bất ổn còn mạnh và ECB đã phải xem xét lại các dự đoán mức tăng giá trung bình năm 2011 là 2,6% (dự đoán ban đầu là 2,3%) và tăng 1,7% trong năm 2012.
Tăng trưởng trong năm nay dự kiến đạt 1,9% (dự đoán ban đầu là 1,7%) và 1,7% vào năm 2012 (con số ban đầu là 1,8%).
Các nhà quan sát đang mong đợi ECB tiếp tục tiến trình bình thường hóa tiền tệ, nâng mức lãi suất chỉ đạo lên 1,75% vào năm 2011 vào lần tăng trong quý 4 tới.
ECB có thể sẽ tiếp tục thắt chặt tín dụng vào năm 2012. Các nhà kinh tế của Nomura dự đoán cuối năm 2012, tỷ lệ lãi suất chỉ đạo là 2,75%.
Chính sách này cho phép ECB tránh tạo ra các "bong bóng" tài sản tài chính do giữ tỷ lệ lãi suất chỉ đạo quá thấp, tạo khoảng cách lãi suất cần thiết để ECB có thể hạ xuống trong trường hợp xảy ra một cuộc khủng hoảng mới trong khu vực đồng euro.
Việc thắt chặt tín dụng này được đánh giá là không ảnh hưởng đến tình trạng khó khăn tài chính của một số nước trong khu vực đồng euro.
Hy Lạp, Bồ Đào Nha và Ireland - ba nước đang nhận trợ giúp tài chính của EU và Quỹ tiền tệ quốc tế - chỉ chiếm 6% GDP khu vực đồng euro.
Các nhà kinh tế của Goldman Sachs đánh giá rằng lãi suất chỉ đạo tăng 3/4 điểm của ECB trong cả năm sẽ không ảnh hưởng xấu nhiều đến các nước ngoại vi của khu vực đồng euro.
Đi kèm với chính sách thắt chặt tiền tệ, ECB đã quyết định duy trì các biện pháp đặc biệt cung cấp tài chính cho các ngân hàng tư nhân, tối thiểu là đến tận tháng Chín. Trong ba quý, các ngân hàng này sẽ có thể vay tiền với tỷ suất cố định và không hạn chế số tiền.
Các nhà kinh tế của Barclays Capital đánh giá rằng đây là một sự nhượng bộ đối với lĩnh vực ngân hàng của các nước ngoại vi. Bởi một số ngân hàng, chủ yếu là ở các nước trong khủng hoảng của khu vực đồng euro, luôn gặp khó khăn trong việc tìm nguồn tài chính trên thị trường liên ngân hàng do bị mất lòng tin.
Ông Trichet cho biết, vào tháng Chín tới ECB sẽ đánh giá tình hình thông qua những kết quả mới cho quý 4. ECB hy vọng có các kết quả thử sức chịu đựng của các ngân hàng vào cuối tháng Sáu này.
Khả năng tăng tỷ lệ lãi suất chỉ đạo vào tháng Bảy có thể sẽ là quyết định cuối cùng của ông Trichet.
Cuối tháng 10 tới, ông sẽ nhường lại chức chủ tịch ECB cho chủ tịch Ngân hàng Trung ương Italy Mario Draghi, vốn vừa nhận được ý kiến đồng ý của ECB hôm 9/6 vừa qua./.
Phương Nam (Vietnam+)