Mạng tin phân tích và tư vấn kinh tế (EIU) thuộc tạp chí "Nhà kinh tế" ngày 18/2 cho rằng sự phục hồi của nền kinh tế toàn cầu đang được củng cố khi các nền kinh tế đang phát triển tăng trưởng mạnh còn các nền kinh tế phát triển, có các dấu hiệu tốt hơn.
Tuy nhiên, áp lực lạm phát cũng đang tăng lên và gây ra nhiều lo ngại. Do đó, EIU nâng mức dự báo cả tăng trưởng kinh tế và lạm phát toàn cầu.
EIU dự báo tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu tính theo sức mua trong năm nay là 4,1%, cao hơn mức dự báo 4,0% đưa ra hồi tháng Một năm nay.
Theo EIU, không khó để tìm ra những lý do dẫn đến triển vọng kinh tế toàn cầu đang được cải thiện. Nền kinh tế Mỹ đã lấy lại được đà khi người tiêu dùng dường như đã sẵn sàng "mở hầu bao" nhiều hơn. Các doanh nghiệp Đức cũng tự tin hơn trước.
Sản lượng công nghiệp của Nhật Bản tăng khi các nhà sản xuất ôtô và điện tử tăng cường sản xuất để đáp ứng nhu cầu đang tăng lên của Mỹ và Trung Quốc. Đáng chú ý nhất là nền kinh tế Trung Quốc vẫn đang tiến lên một cách mạnh mẽ và điều này sẽ tạo đà cho sự tăng trưởng của nền kinh tế toàn cầu trong năm nay.
Mặc dù vậy, EIU cho rằng điều này không có nghĩa là một sự phục hồi êm ả được bảo đảm. Nền kinh tế Mỹ vẫn chưa tạo đủ việc làm và bị cản trở bởi việc các hộ gia đình Mỹ vẫn còn nợ nần nhiều. Cả hai yếu tố này có thể ảnh hưởng đến nhu cầu của Mỹ, gây khó khăn cho các nhà xuất khẩu toàn cầu.
Ở khu vực châu Âu, cuộc khủng hoảng nợ công tiếp tục làm các nước phải thực hiện biện pháp thắt lưng buộc bụng làm các nước có đồng tiền riêng khó khăn hơn để tăng trưởng. Tính hình chính trị ở Trung Đông gần đây cũng làm tăng thêm nguy cơ bất ổn kinh tế.
Tuy nhiên, mối lo ngại lớn hơn đó chính là tác động của việc giá cả nhiên liệu đang tăng mạnh làm lạm phát bùng lên ở nhiều nước. Đây là vấn đề đặc biệt đau đầu đối với các nước đang phát triển có tốc độ tăng trưởng nhanh như Trung Quốc và Brazil, nhưng các nước phát triển cũng bị tác động.
EIU dự báo lạm phát toàn cầu trong năm nay sẽ là 3,3%, cao hơn mức 2,7% trong dự báo của tháng trước.
Theo EIU, tất cả các vấn đề trên làm cho các ngân hàng trung ương cần phải tăng lãi suất sớm hơn. EIU dự báo Ngân hàng Anh sẽ nâng lãi suất trong quý II tới, còn Ngân hàng trung ương châu Âu sẽ thực hiện điều này đầu năm 2012.
Tình hình ở các nước đang phát triển, có phần hơi khác vì nhiều nước đã thực hiện việc thắt chặt chính sách tiền tệ. Tuy nhiên, các nước này sẽ vẫn phải nâng lãi suất hơn nữa để có thể giữ lạm phát trong tầm kiểm soát. Điều này cũng dẫn đến các thị trường cổ phiếu và trái phiếu phải chịu nhiều áp lực./.
Tuy nhiên, áp lực lạm phát cũng đang tăng lên và gây ra nhiều lo ngại. Do đó, EIU nâng mức dự báo cả tăng trưởng kinh tế và lạm phát toàn cầu.
EIU dự báo tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu tính theo sức mua trong năm nay là 4,1%, cao hơn mức dự báo 4,0% đưa ra hồi tháng Một năm nay.
Theo EIU, không khó để tìm ra những lý do dẫn đến triển vọng kinh tế toàn cầu đang được cải thiện. Nền kinh tế Mỹ đã lấy lại được đà khi người tiêu dùng dường như đã sẵn sàng "mở hầu bao" nhiều hơn. Các doanh nghiệp Đức cũng tự tin hơn trước.
Sản lượng công nghiệp của Nhật Bản tăng khi các nhà sản xuất ôtô và điện tử tăng cường sản xuất để đáp ứng nhu cầu đang tăng lên của Mỹ và Trung Quốc. Đáng chú ý nhất là nền kinh tế Trung Quốc vẫn đang tiến lên một cách mạnh mẽ và điều này sẽ tạo đà cho sự tăng trưởng của nền kinh tế toàn cầu trong năm nay.
Mặc dù vậy, EIU cho rằng điều này không có nghĩa là một sự phục hồi êm ả được bảo đảm. Nền kinh tế Mỹ vẫn chưa tạo đủ việc làm và bị cản trở bởi việc các hộ gia đình Mỹ vẫn còn nợ nần nhiều. Cả hai yếu tố này có thể ảnh hưởng đến nhu cầu của Mỹ, gây khó khăn cho các nhà xuất khẩu toàn cầu.
Ở khu vực châu Âu, cuộc khủng hoảng nợ công tiếp tục làm các nước phải thực hiện biện pháp thắt lưng buộc bụng làm các nước có đồng tiền riêng khó khăn hơn để tăng trưởng. Tính hình chính trị ở Trung Đông gần đây cũng làm tăng thêm nguy cơ bất ổn kinh tế.
Tuy nhiên, mối lo ngại lớn hơn đó chính là tác động của việc giá cả nhiên liệu đang tăng mạnh làm lạm phát bùng lên ở nhiều nước. Đây là vấn đề đặc biệt đau đầu đối với các nước đang phát triển có tốc độ tăng trưởng nhanh như Trung Quốc và Brazil, nhưng các nước phát triển cũng bị tác động.
EIU dự báo lạm phát toàn cầu trong năm nay sẽ là 3,3%, cao hơn mức 2,7% trong dự báo của tháng trước.
Theo EIU, tất cả các vấn đề trên làm cho các ngân hàng trung ương cần phải tăng lãi suất sớm hơn. EIU dự báo Ngân hàng Anh sẽ nâng lãi suất trong quý II tới, còn Ngân hàng trung ương châu Âu sẽ thực hiện điều này đầu năm 2012.
Tình hình ở các nước đang phát triển, có phần hơi khác vì nhiều nước đã thực hiện việc thắt chặt chính sách tiền tệ. Tuy nhiên, các nước này sẽ vẫn phải nâng lãi suất hơn nữa để có thể giữ lạm phát trong tầm kiểm soát. Điều này cũng dẫn đến các thị trường cổ phiếu và trái phiếu phải chịu nhiều áp lực./.
(TTXVN/Vietnam+)