Theo AFP, Liên minh châu Âu (EU) ngày 23/7 đã nhất trí dỡ bỏ phần lớn các biện pháp trừng phạt đối với các công ty và cá nhân của Zimbabwe một khi nước này tiến hành cuộc trưng cầu ý dân về bản hiến pháp mới "một cách hòa bình và đáng tin cậy."
Tại hội nghị ngoại trưởng EU ở Brussels, các nhà ngoại giao 27 nước thành viên hoan nghênh "cuộc đối thoại mang tính xây dựng" và "tiến bộ" về chính trị của Zimbabwe, đồng thời đồng ý nối lại viện trợ trực tiếp cho Chính phủ Zimbabwe sau 10 năm đình chỉ.
Theo tuyên bố chung của 27 ngoại trưởng EU, các biện pháp trừng phạt sẽ được dỡ bỏ đối với phần lớn 112 người Zimbabwe đang chịu lệnh phong tỏa tài sản và cấm đi lại mà EU áp đặt năm 2002.
Tuy nhiên, điều này chỉ xảy ra khi một cuộc trưng cầu ý dân về bản hiến pháp mới được tổ chức, có khả năng vào cuối năm nay.
Tuyên bố có đoạn: "EU nhất trí rằng một cuộc trưng cầu ý dân về bản hiến pháp được tổ chức một cách hòa bình và đáng tin cậy sẽ là một sự kiện quan trọng trong công tác chuẩn bị cho cuộc bầu cử dân chủ, nhờ đó, phần lớn các biện pháp trừng phạt có mục tiêu của EU nhằm vào các cá nhân và thực thể sẽ được bãi bỏ."
Tuy nhiên, theo các nhà ngoại giao EU, các biện pháp trừng phạt sẽ vẫn được duy trì đối với Tổng thống Robert Mugabe.
Một quan chức EU nói: "Không có chuyện dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt nhằm vào Tổng thống Mugabe hoặc bất cứ ai có hành vi lạm dụng nhân quyền và kích động bạo lực..."./.
Tại hội nghị ngoại trưởng EU ở Brussels, các nhà ngoại giao 27 nước thành viên hoan nghênh "cuộc đối thoại mang tính xây dựng" và "tiến bộ" về chính trị của Zimbabwe, đồng thời đồng ý nối lại viện trợ trực tiếp cho Chính phủ Zimbabwe sau 10 năm đình chỉ.
Theo tuyên bố chung của 27 ngoại trưởng EU, các biện pháp trừng phạt sẽ được dỡ bỏ đối với phần lớn 112 người Zimbabwe đang chịu lệnh phong tỏa tài sản và cấm đi lại mà EU áp đặt năm 2002.
Tuy nhiên, điều này chỉ xảy ra khi một cuộc trưng cầu ý dân về bản hiến pháp mới được tổ chức, có khả năng vào cuối năm nay.
Tuyên bố có đoạn: "EU nhất trí rằng một cuộc trưng cầu ý dân về bản hiến pháp được tổ chức một cách hòa bình và đáng tin cậy sẽ là một sự kiện quan trọng trong công tác chuẩn bị cho cuộc bầu cử dân chủ, nhờ đó, phần lớn các biện pháp trừng phạt có mục tiêu của EU nhằm vào các cá nhân và thực thể sẽ được bãi bỏ."
Tuy nhiên, theo các nhà ngoại giao EU, các biện pháp trừng phạt sẽ vẫn được duy trì đối với Tổng thống Robert Mugabe.
Một quan chức EU nói: "Không có chuyện dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt nhằm vào Tổng thống Mugabe hoặc bất cứ ai có hành vi lạm dụng nhân quyền và kích động bạo lực..."./.
(Vietnam+)