Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Jean-Yves Le Drian ngày 11/12 cho biết phái bộ trênsẽ đến Bamako vào khoảng tháng 2/2013, trong đó số sĩ quan của Pháp là đôngnhất. Nhiệm vụ của phái bộ này là cơ cấu lại quân đội Mali, tập huấn cho 4 doanhtrại quân đội, tức là tổng cộng 2.600 binh sĩ, ở gần Segou, cách Bamako 250km vềphía Bắc. Mục tiêu cuối cùng, theo Bộ trưởng Drian, là các nước châu Phi, đặcbiệt là Mali, bảo đảm được toàn vẹn lãnh thổ của mình.
Cùng ngày, Đại diện cấp cao về an ninh và chính sách đối ngoại của EU, bàCatherine Ashton đã kêu gọi Mali sớm bổ nhiệm một thủ tướng mới là người đượctất cả các bên chấp nhận, và sớm chọn ra một chính phủ liên hiệp. Trong tuyên bốcủa mình, bà Ashton nhấn mạnh rằng Mali cần một lộ trình nhằm tái lập chính phủhiến định và chuẩn bị cho các cuộc bầu cử mới, với việc quân đội và các lựclượng an ninh sẽ do một chính phủ dân sự điều hành. Theo bà, cần một cơ chế vàmột chiến lược để tái thống nhất thông qua đối thoại. Bà cũng đề nghị quân độikhông can thiệp vào đời sống chính trị.
Trước đó, EU đã cam kết cung cấp thêm 20 triệu euro (26 triệu USD) cho cáchoạt động hỗ trợ nhân đạo tại Mali, đưa tổng số cam kết của Liên minh lên mức101 triệu euro.
Ngày 11/12, Bộ Ngoại giao Pháp đã lên án việc quân đội Mali ép buộc Thủ tướngCheick Modibo Diarra từ chức, đồng thời kêu gọi quân đội ngừng can thiệp vào đờisống chính trị.
Trước đó, sáng cùng ngày, Thủ tướng Diarra đã tuyên bố từ chức chỉ vài giờsau khi cựu thủ lĩnh đảo chính, Đại úy Amadou Sanogo, hạ lệnh cho các binh sĩbắt giữ ông tại nhà riêng. Người phát ngôn Bộ trên cho rằng "các diễn biến mớicho thấy sự cần thiết phải huy động một lực lượng ổn định châu Phi."
Ông Diarra được bổ nhiệm làm Thủ tướng lâm thời Mali sau khi một hiệp địnhkhung được ký kết vào đầu tháng Tư vừa qua dẫn đến việc nhóm đảo chính quân sựtrao lại quyền lực cho phái dân sự. Ông là người từng kêu gọi Liên hợp quốc ranghị quyết ủng hộ sự can thiệp quân sự của nước ngoài vào Mali để đánh đuổicác nhóm Hồi giáo cực đoan, có liên hệ với mạng lưới khủng bốAl-Qaeda, đang nổi lên ở miền Bắc nước này.
Trong một tuyên bố của mình, người phát ngôn của lực lượng quân đội đảo chínhtrước đây khẳng định việc buộc ông Diarra từ chức "không phải là một cuộc đảochính mới", đồng thời cho biết Tổng thống Dioncounda Traoré sẽ sớm bổ nhiệm Thủtướng mới trong vài giờ tới. Theo người phát ngôn này, ông Diarra "đã không hoànthành nhiệm vụ". Được biết, ông Diarra ủng hộ giải pháp quân sự để giành lại miềnBắc.
Ngày 11/12, Tổng thống Abdelaziz Bouteflika cho rằng Mali cần được quốc tếủng hộ trong cuộc chiến
chống chủ nghĩa khủng bố. Trong một bài trả lời phỏngvấn, ông Bouteflika nhấn mạnh rằng chủ nghĩa khủng bố ở Bắc Mali là "mối đe dọatoàn cầu, không phân biệt quốc tịch, khu vực hay tôn giáo," vì vậy, "sẽ là bìnhthường nếu Mali được nhận sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế."
Khi được hỏi liệu Algeria, quốc gia có đường biên giới dài với phía Bắc Mali,có đồng ý để Pháp và Mỹ giúp vô hiệu hóa phiến quân Hồi giáo đang chiếm đóng khuvực này nhiều tháng qua hay không, ông cho biết Angiêri sẽ tiếp tục hối thúc cácnước khác trong khu vực cung cấp những hỗ trợ cần thiết trong cuộc chiến chốnglại tai họa này.
Mali rơi vào khủng hoảng từ tháng 3 sau một cuộc đảo chính, kéo theo cuộc nổidậy của phiến quân đòi ly khai khu vực miền Bắc. Phong trào Dân tộc giải phóngAzawad - MNLA đã chiếm đóng miền Bắc từ tháng Tư, và cuộc nổi dậy của lực lượngnày được chỉ đạo bởi nhóm phiến quân Hồi giáo Ansar Dine có liên hệvới mạng lưới khủng bố quốc tế Al-Qaeda.
Nhóm này muốn áp đặt luật Hồi giáo (Sharia) tại miền Bắc. Lo ngại cuộc khủnghoảng có thể lan ra toàn khu vực, lãnh đạo các nước thế giới đã kêu gọi cácquốc gia châu Phi chuẩn bị một lực lượng để can thiệp, đánh đuổi phiến quân Hồigiáo khỏi miền Bắc Mali./.