EU thương lượng lại gói cứu trợ Hy Lạp, Ireland

Liên minh châu Âu đang phải đối mặt với sức ép thương lượng lại các gói cứu trợ tài chính dành cho Ireland và Hy Lạp.
Liên minh châu Âu (EU) đang đối mặt với sức ép thương lượng lại các gói cứu trợtài chính dành cho Ireland và Hy Lạp sau khi Bộ trưởng Năng lượng Ireland PatRabbitte ngày 8/5 tuyên bố bất kỳ sự nhượng bộ nào (liên quan kếhoạch cứu trợ của EU) dành cho Athens phải dẫn đến những điều kiện vay mượn thuậnlợi hơn đối với Dublin.

Phát biểu trên Đài phát thanh nhà nước RTE của Ireland, ông Rabbitte cho biết ôngmuốn chứng kiến việc xem xét lại gói cứu trợ trị giá 85 tỷ euro mà EU và Quỹ Tiềntệ Quốc tế (IMF) đã nhất trí dành cho Ireland hồi tháng 11 vừa qua, cụ thể là giảmlãi suất cho vay. Ông thông báo Dublin dự định thương lượng lại các điều kiệncho vay trong 3 năm EU và IMF triển khai gói cứu trợ này.

Trước đó, Chủ tịch Nhóm các bộ trưởng tài chính Khu vực đồng euro Jean-ClaudeJuncker xác nhận cuộc họp kín đêm 8/5 ở Luxembourg giữa bộtrưởng tài chính Hy Lạp và những người đồng cấp các nền kinh tế lớn nhất Khu vựcđồng euro (trong đó có Đức, Pháp, Italy và Tây Ban Nha) đã nhất trí EU cần điềuchỉnh gói cứu trợ dành cho Hy Lạp, có thể bao gồm việc nới lỏng điều kiện vaymượn, thúc đẩy các mục tiêu cắt giảm thâm hụt ngân sách và cho vay thêm, thậmchí cơ cấu lại nợ. Vấn đề này sẽ được thảo luận chi tiết tại hội nghị bộ trưởngtài chính Khu vực đồng euro vào ngày 16/5 tới.

Dù Anh không là thành viên Khu vực đồng euro, song Bộ trưởng Tài chính nước nàyGeorge Osborne cùng ngày khẳng định Hy Lạp cần được vay thêmtiền. Ông thừa nhận thị trường lo ngại Hy Lạp không thể đáp ứng các điều kiện mànước này phải thực hiện để đổi lấy gói cứu trợ trị giá 110 tỷ euro hiện nay.

Theo giới phân tích, việc xem xét lại các gói cứu trợ dành cho Hy Lạp vàIrelandchứng tỏ các chương trình này không thể giải quyết được vấn đề khủng hoảng nợcông ở Khu vực đồng euro và báo hiệu nguy cơ EU phải cung cấp các khoản cứu trợmới trong vài năm tới.

Trong khi đó, việc thương lượng lại điều kiện vay mượnhoặc mục tiêu kinh tế ở Hy Lạp và Ireland có thể gây phức tạp cho chương trình cứutrợ Bồ Đào Nha và tạo tiền lệ để Lisbon đòi thương lượng lại các điều kiện cứutrợ khi họ thấy cần thiết./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Đồng USD. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Đồng USD "trầm lắng" trước sức ép đa chiều

Đồng USD chịu sức ép và dao động gần mức thấp nhất trong 5 tháng so với các đồng tiền chủ chốt khác, giữa những chính sách thương mại khó đoán của Tổng thống Mỹ và dữ liệu kinh tế ảm đạm.