Trong bài trả lời phỏng vấn mới đây trên nhật báo Le Monde (Pháp), người đứng đầu Tổ chức Nông Lương Liên hợp quốc (FAO) Jose Graziano Da Silva cảnh báo giá lương thực sẽ vẫn leo thang và biến động nhiều trong 10 năm tới, đồng thời khuyến nghị các nước cần đảm bảo đủ lương thực dự trữ.
Chỉ số giá lương thực (FPI) của FAO - thước đo những thay đổi hàng tháng trong giỏ các mặt hàng thực phẩm - đã tăng 6% trong tháng 7/2012, trong bối cảnh thời tiết không thuận (như hạn hán) đẩy giá ngô và lúa mỳ tăng cao.
Tuy nhiên, ông Da Silva cho rằng tình hình hiện nay không căng thẳng như hồi năm 2007/2008, thời điểm giá thực phẩm tăng đã châm ngòi cho các cuộc bạo động xã hội. Hiện giá gạo - lương thực chính yếu nhất - vẫn ổn định.
Ông Da Silva đánh giá sự phối hợp quốc tế đã được nâng cao nhờ một sáng kiến của nhóm 20 nền kinh tế hàng đầu thế giới (G20) nhằm tăng cường sự minh bạch trên các thị trường nông sản.
Người đứng đầu FAO đề nghị các nước ngừng dùng các cây lương thực, chẳng hạn như ngô, để sản xuất nhiên liệu và cho rằng vấn đề này có thể tránh được trong tương lai, khi công nghệ nhiên liệu sinh học tiên tiến hơn sẽ được áp dụng và các cây phi lương thực được sử dụng ngày càng nhiều lên.
Ông Da Silva cho biết 1/3 trong tổng sản lượng lương thực đã bị hao hụt và mất đi do công tác tích trữ kém tại các nước đang phát triển, hay bị vất bỏ và "rơi vãi" tại các nước giàu.
Ông Da Silva cũng khẳng định an ninh nguồn nước đóng vai trò sống còn đối với an ninh lương thực, thúc giục các nước sản xuất nông sản hàng đầu thế giới phối hợp hành động để làm dịu bớt mối lo ngại về giá lương thực gia tăng./.
Chỉ số giá lương thực (FPI) của FAO - thước đo những thay đổi hàng tháng trong giỏ các mặt hàng thực phẩm - đã tăng 6% trong tháng 7/2012, trong bối cảnh thời tiết không thuận (như hạn hán) đẩy giá ngô và lúa mỳ tăng cao.
Tuy nhiên, ông Da Silva cho rằng tình hình hiện nay không căng thẳng như hồi năm 2007/2008, thời điểm giá thực phẩm tăng đã châm ngòi cho các cuộc bạo động xã hội. Hiện giá gạo - lương thực chính yếu nhất - vẫn ổn định.
Ông Da Silva đánh giá sự phối hợp quốc tế đã được nâng cao nhờ một sáng kiến của nhóm 20 nền kinh tế hàng đầu thế giới (G20) nhằm tăng cường sự minh bạch trên các thị trường nông sản.
Người đứng đầu FAO đề nghị các nước ngừng dùng các cây lương thực, chẳng hạn như ngô, để sản xuất nhiên liệu và cho rằng vấn đề này có thể tránh được trong tương lai, khi công nghệ nhiên liệu sinh học tiên tiến hơn sẽ được áp dụng và các cây phi lương thực được sử dụng ngày càng nhiều lên.
Ông Da Silva cho biết 1/3 trong tổng sản lượng lương thực đã bị hao hụt và mất đi do công tác tích trữ kém tại các nước đang phát triển, hay bị vất bỏ và "rơi vãi" tại các nước giàu.
Ông Da Silva cũng khẳng định an ninh nguồn nước đóng vai trò sống còn đối với an ninh lương thực, thúc giục các nước sản xuất nông sản hàng đầu thế giới phối hợp hành động để làm dịu bớt mối lo ngại về giá lương thực gia tăng./.
Hương Giang (TTXVN)