Tổ chức Lương nông Liên hợp quốc (FAO) đã quyết định tài trợ Dự án “Huấn luyện cho huấn luyện viên về chương trình giáo dục cộng đồng giảm nguy cơ ngộ độc thuốc trừ sâu và sản phẩm rau an toàn định hướng VietGAP, AseanGAP, GlobalGAP” cho các tỉnh, thành phía Nam.
Ngày 16/6, thạc sĩ Hồ Văn Chiến, Giám đốc Trung tâm Bảo vệ Thực vật phía Nam (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) cho biết, tổng kinh phí tài trợ lên đến 84.000 USD.
Trong khuôn khổ dự án, các chuyên gia của FAO mở hai lớp đào tạo cho các cán bộ phụ trách công tác bảo vệ thực vật các tỉnh, thành từ Ninh Thuận đến Cà Mau. Mỗi lớp 35 học viên học tập trong thời gian ba tháng.
Lớp đầu tiên được mở vào cuối tháng Sáu và lớp còn lại dự kiến mở khoảng tháng 11. Chương trình tập huấn lần này có nhiều điểm mới về cách thức tổ chức, về qui trình, giáo trình và cả qui mô đào tạo. Các học viên được tập huấn kiến thức cần thiết về VietGAP, AseanGAP và GlobalGAP.
Lớp tập huấn lại về IPM (quản lý dịch hại tổng hợp) cho các cán bộ bảo vệ thực vật để họ về mở lại các lớp tập huấn trực tiếp cho nông dân. Chương trình IPM vào đồng ruộng được tổ chức lần đầu tiên cách đây gần 15 năm.
IPM không chỉ thực hiện trên cây lúa mà còn mở rộng sang trồng rau màu gắn với thực hành nông nghiệp tốt, an toàn, sạch bệnh... theo tiêu chí GAP.
Đây được coi là lộ trình cần thiết để đưa hàng hóa nông sản của Việt Nam có lợi thế cạnh tranh, đến được với các thị trường tiêu thụ lớn trong ngoài nước, giúp nông dân có thể an cư lạc nghiệp tổ chức sản xuất hiệu quả.
Lớp tập huấn cũng trang bị thêm kiến thức cho học viên về ảnh hưởng biến đổi khí hậu đến cây trồng và các giải pháp thâm canh phù hợp, xây dựng những mô hình canh tác theo hướng đa dạng sinh học và bền vững đồng thời bảo vệ được môi sinh, môi trường./.
Ngày 16/6, thạc sĩ Hồ Văn Chiến, Giám đốc Trung tâm Bảo vệ Thực vật phía Nam (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) cho biết, tổng kinh phí tài trợ lên đến 84.000 USD.
Trong khuôn khổ dự án, các chuyên gia của FAO mở hai lớp đào tạo cho các cán bộ phụ trách công tác bảo vệ thực vật các tỉnh, thành từ Ninh Thuận đến Cà Mau. Mỗi lớp 35 học viên học tập trong thời gian ba tháng.
Lớp đầu tiên được mở vào cuối tháng Sáu và lớp còn lại dự kiến mở khoảng tháng 11. Chương trình tập huấn lần này có nhiều điểm mới về cách thức tổ chức, về qui trình, giáo trình và cả qui mô đào tạo. Các học viên được tập huấn kiến thức cần thiết về VietGAP, AseanGAP và GlobalGAP.
Lớp tập huấn lại về IPM (quản lý dịch hại tổng hợp) cho các cán bộ bảo vệ thực vật để họ về mở lại các lớp tập huấn trực tiếp cho nông dân. Chương trình IPM vào đồng ruộng được tổ chức lần đầu tiên cách đây gần 15 năm.
IPM không chỉ thực hiện trên cây lúa mà còn mở rộng sang trồng rau màu gắn với thực hành nông nghiệp tốt, an toàn, sạch bệnh... theo tiêu chí GAP.
Đây được coi là lộ trình cần thiết để đưa hàng hóa nông sản của Việt Nam có lợi thế cạnh tranh, đến được với các thị trường tiêu thụ lớn trong ngoài nước, giúp nông dân có thể an cư lạc nghiệp tổ chức sản xuất hiệu quả.
Lớp tập huấn cũng trang bị thêm kiến thức cho học viên về ảnh hưởng biến đổi khí hậu đến cây trồng và các giải pháp thâm canh phù hợp, xây dựng những mô hình canh tác theo hướng đa dạng sinh học và bền vững đồng thời bảo vệ được môi sinh, môi trường./.
Minh Trí (TTXVN/Vietnam+)