Ban Quản lý dự án 2-Tổng cục Đường bộ Việt Nam và Công ty Hệ thống Thông tin FPT (FPT IS) vừa ký kết hợp đồng Xây dựng phần mềm nhập cơ sở dữ liệu, đào tạo chuyển giao. Hợp đồng phần mềm này là một phần của “Dự án xây dựng hệ cơ sở dữ liệu quản lý giấy phép lái xe thống nhất toàn quốc.”
Theo hợp đồng này, FPT IS sẽ thiết kế, xây dựng và triển khai hệ thống phần mềm ứng dụng quản lý giấy phép lái xe đồng bộ, hiện đại, tạo ra hệ thống cơ sở dữ liệu về quản lý giấy phép lái xe phục vụ công tác đào tạo, sát hạch cấp giấy phép lái xe và công tác sản xuất-cấp-kiểm soát sử dụng quản lý giấy phép lái xe trên cả nước.
Hệ thống gồm 12 phần mềm phục vụ công tác quản lý đào tạo lái xe tại các cơ sở đào tạo; quản lý sát hạch cấp giấy phép lái xe tại các trung tâm sát hạch lái xe; quản lý việc thu nhận dữ liệu; in giấy phép lái xe theo công nghệ mới; quản lý dữ liệu giấy phép lái xe tại các Sở Giao thông Vận tải của 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và tại Tổng cục Đường bộ Việt Nam.
Hệ thống cũng bao gồm phần mềm kiểm soát sử dụng giấy phép lái xe, công cụ chuyển đổi dữ liệu hiện có sang hệ thống mới và Cổng thông tin điện tử về quản lý giấy phép lái xe.
FPT IS sẽ ứng dụng các công nghệ hiện đại như thu nhận trực tiếp dữ liệu đăng ký cấp giấy phép lái xe (có ảnh chân dung đạt chuẩn của Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế - ICAO); xác thực chữ ký điện tử, mã hóa thông tin trên ảnh chân dung in trên giấy phép lái xe; in giấy phép lái xe sử dụng công nghệ in thăng hoa chịu nhiệt gián tiếp; quản lý sử dụng giấy phép lái xe qua SMS...
Ông Dương Dũng Triều - Tổng Giám đốc FPT IS cho biết thời gian xây dựng và triển khai toàn bộ hệ thống là 8 tháng. Tuy nhiên, FPT IS cam kết cung cấp nguồn lực có chất lương thực hiện thành công dự án trong vòng 6 tháng để có thể tiến hành việc cấp giấy phép lái xe theo công nghệ mới trên toàn quốc vào đầu năm 2012. Tiếp sau đó FPT IS sẽ đảm bảo dịch vụ bảo hành cho hệ thống trong vòng 2 năm.
Trước đó, năm 2010, FPT IS cũng đã triển khai thành công Gói thầu B5.1 về thiết bị nâng cấp hệ thống sát hạch giấy phép lái xe Việt Nam trị giá hơn 1 triệu USD sử dụng nguồn vốn World Bank, do Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia làm chủ đầu tư./.
Theo hợp đồng này, FPT IS sẽ thiết kế, xây dựng và triển khai hệ thống phần mềm ứng dụng quản lý giấy phép lái xe đồng bộ, hiện đại, tạo ra hệ thống cơ sở dữ liệu về quản lý giấy phép lái xe phục vụ công tác đào tạo, sát hạch cấp giấy phép lái xe và công tác sản xuất-cấp-kiểm soát sử dụng quản lý giấy phép lái xe trên cả nước.
Hệ thống gồm 12 phần mềm phục vụ công tác quản lý đào tạo lái xe tại các cơ sở đào tạo; quản lý sát hạch cấp giấy phép lái xe tại các trung tâm sát hạch lái xe; quản lý việc thu nhận dữ liệu; in giấy phép lái xe theo công nghệ mới; quản lý dữ liệu giấy phép lái xe tại các Sở Giao thông Vận tải của 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và tại Tổng cục Đường bộ Việt Nam.
Hệ thống cũng bao gồm phần mềm kiểm soát sử dụng giấy phép lái xe, công cụ chuyển đổi dữ liệu hiện có sang hệ thống mới và Cổng thông tin điện tử về quản lý giấy phép lái xe.
FPT IS sẽ ứng dụng các công nghệ hiện đại như thu nhận trực tiếp dữ liệu đăng ký cấp giấy phép lái xe (có ảnh chân dung đạt chuẩn của Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế - ICAO); xác thực chữ ký điện tử, mã hóa thông tin trên ảnh chân dung in trên giấy phép lái xe; in giấy phép lái xe sử dụng công nghệ in thăng hoa chịu nhiệt gián tiếp; quản lý sử dụng giấy phép lái xe qua SMS...
Ông Dương Dũng Triều - Tổng Giám đốc FPT IS cho biết thời gian xây dựng và triển khai toàn bộ hệ thống là 8 tháng. Tuy nhiên, FPT IS cam kết cung cấp nguồn lực có chất lương thực hiện thành công dự án trong vòng 6 tháng để có thể tiến hành việc cấp giấy phép lái xe theo công nghệ mới trên toàn quốc vào đầu năm 2012. Tiếp sau đó FPT IS sẽ đảm bảo dịch vụ bảo hành cho hệ thống trong vòng 2 năm.
Trước đó, năm 2010, FPT IS cũng đã triển khai thành công Gói thầu B5.1 về thiết bị nâng cấp hệ thống sát hạch giấy phép lái xe Việt Nam trị giá hơn 1 triệu USD sử dụng nguồn vốn World Bank, do Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia làm chủ đầu tư./.
PV (Vietnam+)