Cận Tết Quý Tỵ 2013, gạo bắt đầu tăng giá từ 5-10% so với cách đây một tháng và khách hàng chú trọng sử dụng gạo sạch.
Theo khảo sát của Vietnam+, tại thị trường Hà Nội, giá gạo trung bình tăng 1.200 – 2.000 đồng/kg. Một số loại gạo bán chạy như tám Điện Biên là 22.600 đồng/kg, thơm thái 20.500 đồng/kg, bắc hương Hải Hậu 13.800 đồng/kg, tám xoan Hải Hậu 25.000 đồng/kg, Hải Hậu thường 12.600 đồng/kg, lài sữa An Giang 18.800 đồng/kg, lứt 16.000 đồng/kg, Đài Loan 17.500 đồng/kg, dự liên hương 15.000 đồng/kg, giống Nhật 32.000 đồng/kg, nhị hương 16.600 đồng/kg, trân châu 27.800 đồng/kg…
Một số loại khác như: gạo Séng Cù 37.500 đồng/kg, huyền mễ 32.000 đồng/kg, nếp cẩm 32.000 đồng/kg, nếp tú lệ 31.500 đồng/kg, nếp cái hoa vàng 26.500 đồng/kg, ngọc sương 26.200 đồng/kg, lài sữa 24.000 đồng/kg, nàng xuân 22.000 đồng/kg, nam giao 21.000 đồng/kg, bắc hương 17.200 đồng/kg…
Đặc biệt càng về cuối năm, người tiêu dùng càng chú ý đến việc sử dụng sản phẩm gạo sạch trên thị trường. Anh Chiều (quản lý hàng tại Siêu thị gạo ngon) cho biết: “Sản phẩm gạo không pha, có chứng nhận tiêu chuẩn chất lượng của các cơ quan chức năng ngày càng được các thượng đế tin dùng”.
Gạo sạch ở một số cơ sở như hệ thống cửa hàng gạo sạch VNF1 (thuộc Tổng công ty lương thực miền Bắc), Siêu thị gạo ngon (Công ty CPĐT Hải Âu Việt)… đều mới khai trương từ giữa năm đã thu hút lượng khách đông đảo. Các loại gạo được đóng gói khối lượng 5 kg và 10 kg phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng dù giá cao hơn gạo ngoài chợ từ 1.500 – 2.000 đồng/kg.
Theo dự báo của Sở Công Thương Hà Nội, hiện thành phố đã có kế hoạch dự trữ một lượng hàng hóa lớn cho dịp Tết Nguyên đán. Do vậy, giá lương thực và thực phẩm thiết yếu phục vụ Tết sẽ không tăng đột biến.
Đặc biệt, từ nay đến sau Tết, lực lượng quản lý thị trường sẽ tăng cường kiểm soát việc đăng ký, kê khai giá đối với các mặt hàng thuộc danh mục bình ổn; trong đó có gạo nhằm tránh các hành vi đầu cơ, găm hàng, tăng giá bất hợp lý./.
Theo khảo sát của Vietnam+, tại thị trường Hà Nội, giá gạo trung bình tăng 1.200 – 2.000 đồng/kg. Một số loại gạo bán chạy như tám Điện Biên là 22.600 đồng/kg, thơm thái 20.500 đồng/kg, bắc hương Hải Hậu 13.800 đồng/kg, tám xoan Hải Hậu 25.000 đồng/kg, Hải Hậu thường 12.600 đồng/kg, lài sữa An Giang 18.800 đồng/kg, lứt 16.000 đồng/kg, Đài Loan 17.500 đồng/kg, dự liên hương 15.000 đồng/kg, giống Nhật 32.000 đồng/kg, nhị hương 16.600 đồng/kg, trân châu 27.800 đồng/kg…
Một số loại khác như: gạo Séng Cù 37.500 đồng/kg, huyền mễ 32.000 đồng/kg, nếp cẩm 32.000 đồng/kg, nếp tú lệ 31.500 đồng/kg, nếp cái hoa vàng 26.500 đồng/kg, ngọc sương 26.200 đồng/kg, lài sữa 24.000 đồng/kg, nàng xuân 22.000 đồng/kg, nam giao 21.000 đồng/kg, bắc hương 17.200 đồng/kg…
Đặc biệt càng về cuối năm, người tiêu dùng càng chú ý đến việc sử dụng sản phẩm gạo sạch trên thị trường. Anh Chiều (quản lý hàng tại Siêu thị gạo ngon) cho biết: “Sản phẩm gạo không pha, có chứng nhận tiêu chuẩn chất lượng của các cơ quan chức năng ngày càng được các thượng đế tin dùng”.
Gạo sạch ở một số cơ sở như hệ thống cửa hàng gạo sạch VNF1 (thuộc Tổng công ty lương thực miền Bắc), Siêu thị gạo ngon (Công ty CPĐT Hải Âu Việt)… đều mới khai trương từ giữa năm đã thu hút lượng khách đông đảo. Các loại gạo được đóng gói khối lượng 5 kg và 10 kg phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng dù giá cao hơn gạo ngoài chợ từ 1.500 – 2.000 đồng/kg.
Theo dự báo của Sở Công Thương Hà Nội, hiện thành phố đã có kế hoạch dự trữ một lượng hàng hóa lớn cho dịp Tết Nguyên đán. Do vậy, giá lương thực và thực phẩm thiết yếu phục vụ Tết sẽ không tăng đột biến.
Đặc biệt, từ nay đến sau Tết, lực lượng quản lý thị trường sẽ tăng cường kiểm soát việc đăng ký, kê khai giá đối với các mặt hàng thuộc danh mục bình ổn; trong đó có gạo nhằm tránh các hành vi đầu cơ, găm hàng, tăng giá bất hợp lý./.
Quỳnh Trang (Vietnam+)