Phát biểu trước báo giới, ông Crowley cho biết tối 11/5, bà Clinton và ông ĐớiBỉnh Quốc đã điện đàm trong hơn một giờ về chương trình hạt nhân đang gây tranhcãi của Iran.
Hai bên đã trao đổi tình hình các cuộc thảo luận về những biện pháp trừng phạtcũng như một số vấn đề kỹ thuật trong việc soạn thảo dự thảo nghị quyết của Liênhợp quốc trừng phạt Tehran và cam kết tiếp tục hợp tác chặt chẽ trong khuôn khổnhóm P5+1 (gồm 5 nước ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và Đức)để giải quyết các vấn đề tồn tại.
Cũng trong ngày 12/5, đại diện các nước thuộc nhóm P5+1 đã nhóm họp tại trụ sởLiên hợp quốc ở New York để thảo luận việc đưa ra các biện pháp trừng phạt mớiđối với Iran.
Phản ứng trước động thái trên, Tổng thống Iran Mahmoud Ahmadinejad cùng ngàytuyên bố việc Liên hợp quốc gia tăng các lệnh trừng phạt chống lại Tehran "khôngđáng một xu" và nhà nước Hồi giáo này sẽ không bao giờ chịu áp lực trong việcngừng chương trình làm giàu urani của mình.
Trong khi đó, Thổ Nhĩ Kỳ, Brazil, và Venezuela đã lên tiếng phản đối việc thựcthi các biện pháp trừng phạt mới chống Iran.
Tổng thống Venezuela Hugo Chavez cho rằng "Iran không phải là mối lo ngại lớnnhất của thế giới" vì vậy cộng đồng quốc tế cần nới lỏng các lệnh trừng phạtchống lại Tehran.
Trong khi gần đây, Tổng thống Brazil Lula da Silva nói rằng "đẩy Iran vào chântường không phải là biện pháp khôn ngoan."
Trước đó, hôm 11/5, Iran thông báo trong các cuộc thảo luận mới đây, Brazil vàThổ Nhĩ Kỳ đã đưa ra đề xuất mới "đầy triển vọng" về thỏa thuận trao đổi nhiênliệu hạt nhân giữa Tehran và phương Tây.
Dự kiến, Tổng thống Brazil Lula da Silva và Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogansẽ thăm Iran vào ngày 16/5.
Trong chuyến thăm đó, Brazil sẽ nỗ lực thể hiện vai trò trung gian hòa giải giữaIran và các cường quốc phương Tây./.