Đóng phiên đầu tuần (3/10) giá dầu ngọt nhẹ New York đã rớt xuống mức thấpnhất trong vòng một năm trở lại đây do đồng USD mạnh lên thúc đẩy hoạt động bánra chốt lời trong bối cảnh thị trường gia tăng lo ngại về tăng trưởng kinh tếtoàn cầu.
Chốt phiên, giá dầu ngọt nhẹ giao tháng 11/2011 đã giảm 1,59 USD xuống77,61 USD/thùng, kéo theo giá dầu Brent Biển Bắc mất hơn 1 USD còn 101,71USD/thùng.
Lòng tin của giới kinh doanh trên thị trường dầu mỏ ngày càng sa sút saukhi bộ trưởng tài chính các nước Eurozone một lần nữa nhất trí hoãn đưa ra cácquyết định liên quan đến việc giải ngân khoản cứu trợ thứ 6 trị giá 8 tỷ eurocho Hy Lạp, đồng thời yêu cầu nước này phải tăng cường hơn nữa các biện phápkinh tế khắc khổ và siết chặt hơn các khoản chi tiêu ngân sách trong hai năm2013 và 2014.
Theo các chuyên gia, trên thị trường dầu mỏ đang diễn ra hoạt động bántháo cùng lúc với sự đi xuống của thị trường chứng khoán Mỹ khi "đồng bạc xanh"mạnh lên. Giá dầu sẽ tiếp tục bị ảnh hưởng trước những lo lắng của giới đầu tưliên quan đến sự tăng trưởng của kinh tế Mỹ và châu Âu, khiến giới đầu tư chọnmua vào các tài sản có độ an toàn cao, trong đó có đồng USD, mà bỏ qua dầu mỏ.
Thị trường dầu mỏ toàn cầu ít nhiều bớt căng thẳng trước thông tin Tậpđoàn dầu khí OMV của Áo đã nhận lô dầu mỏ đầu tiên 575.000 thùng dầu từ Libya.
Theo OMV, sản lượng dầu của Libya sẽ trở lại mức trước nội chiến trong vòng12-18 tháng tới. Thêm vào đó, Irắc cho biết sản lượng dầu thô trong nước hiện ởmức 2,9 triệu thùng/ngày và sẽ tăng lên mức 3 triệu thùng/ngày vào cuối năm nay.
Giá dầu tiếp tục giảm sâu vào phiên 5/10, trong bối cảnh triển vọng vềtăng trưởng kinh tế Mỹ ngày càng trở nên ảm đạm và những lo ngại gia tăng vềnguy cơ sụp đổ nền tài chính toàn cầu, tác động tiêu cực tới tâm lý của giới đầutư.
Hệ quả là giá dầu ngọt nhẹ New York giảm thêm 1,94 USD, xuống 75,67USD/thùng, mức thấp nhất kể từ ngày 24/12/2010, và giá dầu Brent Biển Bắc hạxuống 99,79 USD/thùng, đánh dấu lần đầu tiên rơi xuống dưới ngưỡng 100 USD/thùngkể từ đầu tháng 2/2011.
Bế tắc trong việc tìm ra giải pháp cho cuộc khủng hoảng nợ tại Hy Lạp, thịtrường cổ phiếu lao dốc, đánh giá thiếu lạc quan của Chủ tịch Cục Dự trữ Liênbang Mỹ (FED), Ben Bernanke về tình hình kinh tế Mỹ cũng như thông tin về cuộcbạo loạn của dân Hồi giáo dòng Shiite ở tỉnh phía Đông Arập Xêút, nơi tập trunghầu hết các mỏ dầu của nước này, càng gây thêm bất lợi cho thị trường dầu mỏ vàdìm giá dầu xuống sâu hơn.
Nhưng rồi giá dầu lại bất ngờ tăng mạnh trong phiên 5/10 với mức tăng 4,01USD cho dầu ngọt nhẹ New York và 2,94 USD cho dầu Brent biển Bắc theo sau đàkhởi sắc của các sàn chứng khoán và kho dự trữ dầu thô hàng tuần của Mỹ giảmngoài dự kiến (giảm 4,7 triệu thùng so với dự báo 700.000 thùng).
Biên độ gia tăng của giá dầu càng được nới rộng sau khi Ngân hàng Trungương châu Âu (ECB) và Ngân hàng Trung ương Anh loan báo sẽ bơm tiền để cứu cácngân hàng thương mại đang thiếu tiền mặt trầm trọng do ảnh hưởng từ cuộc khủnghoảng nợ công ở Eurozone. Nhờ đó đóng phiên 6/10 giá dầu ngọt nhẹ New York tăngthêm 2,91 USD lên 82,59 USD/thùng, còn tại London, giá dầu Brent Biển Bắc cũngtăng 3 USD lên 105,73 USD/thùng.
Thị trường vẫn duy trì được đà đi lên cho tới phiên cuối tuần 7/10, nhưngvới mức tăng nhẹ, cho dù có tin sản lượng dầu mỏ của Libya đã tăng lên trên mức350.000 thùng/ngày.
Giá dầu giá dầu Brent tăng 15 xu lên 105,88 USD/thùng và giádầu ngọt nhẹ New York tăng mạnh hơn với 39 xu lên 82,98 USD/thùng.
Tuy nhiên, đa số các chuyên gia cho rằng xu hướng tăng giá hiện nay củadầu mỏ chỉ là ngắn hạn bởi triển vọng kinh tế Mỹ và cuộc khủng hoảng nợ côngEurozone vẫn còn mờ mịt.
Chuyên gia Rich Ilczyszyn từ MF Global dự báo giá dầu ngọt nhẹ New York cókhả năng dao động trong khoảng 75-85 USD/thùng./.