Dầu thô giảm giá phiên thứ hai liên tiếp trong phiên 3/10 trên thị trường châu Á, do những lo ngại của nhà đầu tư về bất ổn kinh tế tại châu Âu.
Giá dầu cũng duy trì xu hướng giảm sau khi Thủ tướng Tây Ban Nha Mariano Rajoy tuyên bố rằng nước này vẫn chưa có ý định đề nghị Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) cứu trợ trong thời gian sắp tới. Thông tin này hoàn toàn trái ngược với đồn đoán trước đó của giới đầu tư, khiến nhiều người tỏ ra thất vọng và dẫn tới hoạt động bán ra trên thị trường dầu thô.
Ngoài ra, bản dự thảo ngân sách năm 2013 đầy tiêu cực vừa được Bộ Tài chính Hy Lạp công bố cũng góp phần tạo thêm áp lực giảm giá lên thị trường năng lượng.
Chiều cùng ngày trên Sàn giao dịch điện tử Singapore, giá dầu ngọt nhẹ giao tháng 11/2012 giảm 19 xu xuống 91,70 USD/thùng và giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng kỳ hạn cũng giảm 46 xu xuống 111,11 USD/thùng.
Theo một số nhà phân tích, tăng trưởng kinh tế chậm lại của Trung Quốc - nước nhập khẩu dầu thô nhiều hàng đầu thế giới - cũng gây sức ép lên giá dầu mỏ.
Đêm trước tại Mỹ và châu Âu, giá dầu đã bắt đầu đi xuống, do các nhà kinh doanh vẫn đang lo ngại rằng triển vọng kinh tế yếu kém tại nhiều khu vực trên thế giới sẽ kéo nhu cầu tiêu thụ năng lượng sụt giảm đáng kể, đặc biệt là tại Eurozone.
Chốt phiên này, giá dầu ngọt nhẹ giao tháng 10/2012 tại New York giảm 59 xu, xuống còn 91,89 USD/thùng. Trong khi đó, giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng kỳ hạn tại London cũng hạ 62 xu, xuống 111,57 USD/thùng.
Ông Myrto Sokou, chuyên gia phân tích thị trường thuộc Tập đoàn tài chính Sucden Financial Research, cho biết: “Thị trường dầu mỏ diễn ra khá phẳng lặng vào đầu phiên, song mối quan tâm về tình hình tài chính tại Eurozone đã tạo áp lực khiến giá dầu giảm vào cuối phiên.”
Báo cáo tích cực về hoạt động sản xuất tại Mỹ vừa được công bố vào cuối tuần trước, cũng như tin đồn về việc Tây Ban Nha sẵn sàng xin cứu trợ từ châu Âu đã khiến giới đầu tư vững tâm phần nào khi bước vào đầu phiên giao dịch này. Tuy nhiên, sự khan hiếm các thông tin kinh tế quan trọng để định hướng đầu tư đã làm lu mờ những kỳ vọng trên, bất chấp đồng USD tiếp tục hạ giá.
Thêm vào đó, thị trường năng lượng còn chịu tác động tiêu cực bởi các thông tin mới nhất từ Iran, khi mà tỷ giá đồng nội tệ của nước này liên tục giảm mạnh trong vài phiên giao dịch gần đây. Tổng thống Iran Mahmoud Ahmadineja cũng vừa thừa nhận rằng hoạt động kinh doanh dầu của Iran giảm sút do những biện pháp trừng phạt của phương Tây nhằm gây sức ép lên chương trình phát triển hạt nhân của nước này.
Tehran vừa thông báo rằng nước này dự định sẽ xuất khẩu 2,9 triệu thùng dầu/ngày vào năm 2013, đồng thời hy vọng sẽ nâng sản lượng dầu thô lên 3,4 triệu thùng/ngày trong năm nay./.
Giá dầu cũng duy trì xu hướng giảm sau khi Thủ tướng Tây Ban Nha Mariano Rajoy tuyên bố rằng nước này vẫn chưa có ý định đề nghị Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) cứu trợ trong thời gian sắp tới. Thông tin này hoàn toàn trái ngược với đồn đoán trước đó của giới đầu tư, khiến nhiều người tỏ ra thất vọng và dẫn tới hoạt động bán ra trên thị trường dầu thô.
Ngoài ra, bản dự thảo ngân sách năm 2013 đầy tiêu cực vừa được Bộ Tài chính Hy Lạp công bố cũng góp phần tạo thêm áp lực giảm giá lên thị trường năng lượng.
Chiều cùng ngày trên Sàn giao dịch điện tử Singapore, giá dầu ngọt nhẹ giao tháng 11/2012 giảm 19 xu xuống 91,70 USD/thùng và giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng kỳ hạn cũng giảm 46 xu xuống 111,11 USD/thùng.
Theo một số nhà phân tích, tăng trưởng kinh tế chậm lại của Trung Quốc - nước nhập khẩu dầu thô nhiều hàng đầu thế giới - cũng gây sức ép lên giá dầu mỏ.
Đêm trước tại Mỹ và châu Âu, giá dầu đã bắt đầu đi xuống, do các nhà kinh doanh vẫn đang lo ngại rằng triển vọng kinh tế yếu kém tại nhiều khu vực trên thế giới sẽ kéo nhu cầu tiêu thụ năng lượng sụt giảm đáng kể, đặc biệt là tại Eurozone.
Chốt phiên này, giá dầu ngọt nhẹ giao tháng 10/2012 tại New York giảm 59 xu, xuống còn 91,89 USD/thùng. Trong khi đó, giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng kỳ hạn tại London cũng hạ 62 xu, xuống 111,57 USD/thùng.
Ông Myrto Sokou, chuyên gia phân tích thị trường thuộc Tập đoàn tài chính Sucden Financial Research, cho biết: “Thị trường dầu mỏ diễn ra khá phẳng lặng vào đầu phiên, song mối quan tâm về tình hình tài chính tại Eurozone đã tạo áp lực khiến giá dầu giảm vào cuối phiên.”
Báo cáo tích cực về hoạt động sản xuất tại Mỹ vừa được công bố vào cuối tuần trước, cũng như tin đồn về việc Tây Ban Nha sẵn sàng xin cứu trợ từ châu Âu đã khiến giới đầu tư vững tâm phần nào khi bước vào đầu phiên giao dịch này. Tuy nhiên, sự khan hiếm các thông tin kinh tế quan trọng để định hướng đầu tư đã làm lu mờ những kỳ vọng trên, bất chấp đồng USD tiếp tục hạ giá.
Thêm vào đó, thị trường năng lượng còn chịu tác động tiêu cực bởi các thông tin mới nhất từ Iran, khi mà tỷ giá đồng nội tệ của nước này liên tục giảm mạnh trong vài phiên giao dịch gần đây. Tổng thống Iran Mahmoud Ahmadineja cũng vừa thừa nhận rằng hoạt động kinh doanh dầu của Iran giảm sút do những biện pháp trừng phạt của phương Tây nhằm gây sức ép lên chương trình phát triển hạt nhân của nước này.
Tehran vừa thông báo rằng nước này dự định sẽ xuất khẩu 2,9 triệu thùng dầu/ngày vào năm 2013, đồng thời hy vọng sẽ nâng sản lượng dầu thô lên 3,4 triệu thùng/ngày trong năm nay./.
Trang Nhung (TTXVN)