Trên sàn giao dịch điện tử châu Á chiều 29/9, giá dầu thô phục hồi khi nhiều nhà đầu tư đẩy mạnh hoạt động "săn" hàng giá rẻ.
Tuy nhiên, tâm lý lo ngại về nguy cơ sa sút của kinh tế Mỹ và cuộc khủng hoảng nợ tại Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone) vẫn đeo bám thị trường.
Cụ thể, giá dầu thô ngọt, nhẹ New York giao tháng 11/2011 quay đầu đi lên vào buổi chiều, với mức tăng 5 xu, đạt 81,26 USD/thùng, trong khi giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng kỳ tăng 26 xu lên 104,07 USD/thùng.
Tập đoàn tài chính CIMB bình luận: triển vọng yếu ớt của kinh tế toàn cầu và các thị trường chứng khoán đang gây sức ép với thị trường năng lượng.
Theo thống kê của Bộ Năng lượng Mỹ, dự trữ dầu thô của nước này tuần trước tăng tới 1,9 triệu thùng, trong khi các chuyên gia phân tích tham gia cuộc điều tra của Dow Jones Newswires dự báo mức tăng 700.000 thùng. Đây là dấu hiệu cho thấy nhu cầu nhiên liệu yếu tại nước tiêu thụ năng lượng nhiều nhất thế giới này.
Ở thời điểm đầu phiên 29/9 tại Singapore, giá dầu giảm, khi không chỉ Mỹ, mà cả châu Âu dường như không có nhiều nhu cầu đối với nhiên liệu. Thủ tướng Đức Angela Merkel đã đánh tiếng rằng gói cứu trợ Hy Lạp có thể sẽ phải đàm phán lại.
Chuyên gia phân tích dầu khí Andrew Lipow nhận định dù châu Âu có đưa ra quyết sách nào thì hoạt động chi tiêu cũng giảm. Điều này có nghĩa là sức tăng trưởng sẽ hạ và nhu cầu dầu sẽ co lại. Giá dầu thô hiện giảm khoảng 15% so với mức hồi tháng 7/2011 và giảm tới 26% so với mức đỉnh 113,93 USD/thùng lập trong phiên 29/4.
Trong khi đó, các ngân hàng đầu tư như Goldman Sachs tiếp tục cảnh báo về nguy cơ thiếu hụt nguồn cung và dự báo giá dầu sẽ tăng trong nhiều năm tới. Còn nhà đầu tư thì vẫn bị "ám ảnh" bởi một loạt nhân tố: nhu cầu dầu yếu tại phương Tây, cuộc khủng hoảng nợ ở châu Âu và nguy cơ kinh tế Mỹ rơi vào bãi lầy suy thoái.
Hiện nhà đầu tư đang chờ đợi Quốc hội Đức thông qua kế hoạch củng cố quỹ cứu trợ để giúp châu Âu vượt qua cuộc khủng hoảng nợ công. Đầu tuần này, giá dầu tăng khi châu Âu dường như đã ứng phó tốt hơn đối với cuộc khuản hoảng nợ. Nhưng các nhà lãnh đạo châu Âu hiện vẫn chưa nhất trí về giải pháp tốt nhất để hỗ trợ Hy Lạp. Một số chuyên gia cho rằng Hy Lạp vỡ nợ có thể dẫn tới tình trạng suy thoái trên quy mô toàn cầu, và nhu cầu dầu sẽ bị ảnh hưởng.
Trong một diễn bién khác, các quan chức dầu mỏ hàng đầu của Arập Xêút, Kuwait và Các tiểu vương quốc Arập thống nhất (UAE) - những thành viên trụ cột của Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) - cho biết giá dầu có thể giảm 20 USD so với mức cao kỷ lục 127 USD/thùng hồi tháng 4/2011 và họ sẽ không ngại nếu giá dầu thô tiếp tục giảm thêm trong thời gian tới.
Một quan chức cấp cao OPEC nói rằng các nước thành viên thuộc tổ chức này sẽ không giảm nguồn cung nhằm ngăn chặn đà giảm của giá dầu thô trên thị trường thế giới, cho dù giá dầu có giảm xuống dưới ngưỡng 90 USD/thùng. Các quan chức khác không nhận định mức giá nào là lý tưởng, song tuyên bố vẫn duy trì sản lượng cao và chấp nhận việc giá dầu có thể giảm thêm, vì họ không muốn chi phí năng lượng cao ngăn cản kinh tế toàn cầu tăng trưởng./.
Tuy nhiên, tâm lý lo ngại về nguy cơ sa sút của kinh tế Mỹ và cuộc khủng hoảng nợ tại Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone) vẫn đeo bám thị trường.
Cụ thể, giá dầu thô ngọt, nhẹ New York giao tháng 11/2011 quay đầu đi lên vào buổi chiều, với mức tăng 5 xu, đạt 81,26 USD/thùng, trong khi giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng kỳ tăng 26 xu lên 104,07 USD/thùng.
Tập đoàn tài chính CIMB bình luận: triển vọng yếu ớt của kinh tế toàn cầu và các thị trường chứng khoán đang gây sức ép với thị trường năng lượng.
Theo thống kê của Bộ Năng lượng Mỹ, dự trữ dầu thô của nước này tuần trước tăng tới 1,9 triệu thùng, trong khi các chuyên gia phân tích tham gia cuộc điều tra của Dow Jones Newswires dự báo mức tăng 700.000 thùng. Đây là dấu hiệu cho thấy nhu cầu nhiên liệu yếu tại nước tiêu thụ năng lượng nhiều nhất thế giới này.
Ở thời điểm đầu phiên 29/9 tại Singapore, giá dầu giảm, khi không chỉ Mỹ, mà cả châu Âu dường như không có nhiều nhu cầu đối với nhiên liệu. Thủ tướng Đức Angela Merkel đã đánh tiếng rằng gói cứu trợ Hy Lạp có thể sẽ phải đàm phán lại.
Chuyên gia phân tích dầu khí Andrew Lipow nhận định dù châu Âu có đưa ra quyết sách nào thì hoạt động chi tiêu cũng giảm. Điều này có nghĩa là sức tăng trưởng sẽ hạ và nhu cầu dầu sẽ co lại. Giá dầu thô hiện giảm khoảng 15% so với mức hồi tháng 7/2011 và giảm tới 26% so với mức đỉnh 113,93 USD/thùng lập trong phiên 29/4.
Trong khi đó, các ngân hàng đầu tư như Goldman Sachs tiếp tục cảnh báo về nguy cơ thiếu hụt nguồn cung và dự báo giá dầu sẽ tăng trong nhiều năm tới. Còn nhà đầu tư thì vẫn bị "ám ảnh" bởi một loạt nhân tố: nhu cầu dầu yếu tại phương Tây, cuộc khủng hoảng nợ ở châu Âu và nguy cơ kinh tế Mỹ rơi vào bãi lầy suy thoái.
Hiện nhà đầu tư đang chờ đợi Quốc hội Đức thông qua kế hoạch củng cố quỹ cứu trợ để giúp châu Âu vượt qua cuộc khủng hoảng nợ công. Đầu tuần này, giá dầu tăng khi châu Âu dường như đã ứng phó tốt hơn đối với cuộc khuản hoảng nợ. Nhưng các nhà lãnh đạo châu Âu hiện vẫn chưa nhất trí về giải pháp tốt nhất để hỗ trợ Hy Lạp. Một số chuyên gia cho rằng Hy Lạp vỡ nợ có thể dẫn tới tình trạng suy thoái trên quy mô toàn cầu, và nhu cầu dầu sẽ bị ảnh hưởng.
Trong một diễn bién khác, các quan chức dầu mỏ hàng đầu của Arập Xêút, Kuwait và Các tiểu vương quốc Arập thống nhất (UAE) - những thành viên trụ cột của Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) - cho biết giá dầu có thể giảm 20 USD so với mức cao kỷ lục 127 USD/thùng hồi tháng 4/2011 và họ sẽ không ngại nếu giá dầu thô tiếp tục giảm thêm trong thời gian tới.
Một quan chức cấp cao OPEC nói rằng các nước thành viên thuộc tổ chức này sẽ không giảm nguồn cung nhằm ngăn chặn đà giảm của giá dầu thô trên thị trường thế giới, cho dù giá dầu có giảm xuống dưới ngưỡng 90 USD/thùng. Các quan chức khác không nhận định mức giá nào là lý tưởng, song tuyên bố vẫn duy trì sản lượng cao và chấp nhận việc giá dầu có thể giảm thêm, vì họ không muốn chi phí năng lượng cao ngăn cản kinh tế toàn cầu tăng trưởng./.
Trang Nhung (Theo Reuters)