Mặc dù khởi sắc đi lên vào những phiên cuối tuần nhờ cam kết của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và hai lãnh đạo của hai nền kinh tế hàng đầu châu lục là Đức và Pháp bảo vệ đồng euro và khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) "bằng mọi giá," cùng những số liệu kinh tế khá tích cực của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới Trung Quốc, song giá dầu thế giới tuần qua nhìn chung vẫn đi xuống so với tuần trước nữa.
Đà tăng của giá dầu trong phiên cuối tuần ngày 27/7 còn bị chặn lại phần nào khi số liệu chính thức do Chính phủ Mỹ công bố cùng ngày cho biết tăng trưởng GDP của nền kinh tế lớn nhất thế giới đã chậm lại trong quý II, chỉ còn tăng 1,5% so với mức tăng 2% của quý I năm 2012.
Dù đi lên trong phần lớn các phiên trong tuần, song giá dầu tuần qua khép lại tuần vẫn thấp hơn tuần trước nữa còn do giới đầu tư chưa hết lo ngại về cuộc khủng hoảng nợ công ở Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone), kèm theo nỗi lo ngại về nguồn cung dầu từ Trung Đông.
Theo các nhà phân tích, việc giá dầu đi lên trong phần lớn các phiên trong tuần qua, ngoài phát biểu của Chủ tịch ECB Mario Draghi "sẽ làm mọi việc có thể để giữ lại đồng euro," và tiếp đó là ý chí tương tự của hai nhà lãnh đạo cao nhất của hai nền kinh tế hàng đầu châu Âu là Đức và Pháp (ngày 27/7) - góp phần kéo các nhà đầu tư quay trở lại các thị trường, còn là hy vọng về việc các ngân hàng trung ương sẽ tung ra các gói kích thích kinh tế mới, đặc biệt là Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) và ECB.
Giá dầu còn được hậu thuẫn nhờ báo cáo cho biết hoạt động công nghiệp của Trung Quốc, cụ thể là chỉ số Quản lý sức mua (PMI) trong tháng 7 đã tăng lên mức 49,5 - mức cao nhất trong vòng 5 tháng qua, so với mức 48,2 của tháng 6.
Ngân hàng HSBC cho rằng những biện pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Chính phủ Trung Quốc, trong đó có cắt giảm lãi suất, đang phát huy tác dụng. Kết quả tích cực này cũng làm dấy lên hy vọng rằng lĩnh vực công nghiệp của Trung Quốc đang đi đúng hướng.
Nhận định về những tác nhân ảnh hưởng tới giá dầu trong những ngày tới, ngân hàng Hà Lan ABN Amro cho rằng căng thẳng tại khu vực giàu dầu mỏ Trung Đông vẫn là những nhân tố cơ bản nhất tác động lên giá dầu trong quý III.
Bên cạnh đó là những yếu tố quan trọng khác như cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu và những tiến triển kinh tế ở hai nền kinh tế lớn Mỹ và Trung Quốc. Tuy nhiên, mức độ biến động của giá dầu được ABN Amro cho là khá nhỏ.
Trong tuần trước nữa, giá dầu đã có phiên tăng lên mức cao nhất trong hai tháng qua do các nhà đầu tư lo ngại căng thẳng leo thang tại Trung Đông, nhất là tại Iran và Xiri, gây đe dọa tới nguồn cung.
Đóng cửa phiên giao dịch cuối tuần 27/7, tại thị trường New York, giá dầu thô ngọt nhẹ giao tháng 9 chốt tuần ở mức 89,90 USD/thùng, giảm không đáng kể so với mức 90, 91 USD/thùng của cuối tuần trước nữa. Còn tại London, giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng kỳ kết tuần ở mức 105,94 USD/thùng, giảm so với mức 108,98 USD/thùng của cuối tuần trước nữa.
Giới đầu tư trên toàn cầu hiện đang ngóng chờ các cuộc họp trong tuần tới của FED) và ECB với hy vọng hai ngân hàng hàng đầu này sẽ có những hành động mới nhằm kích thích các nền kinh tế đang bị thiệt hại nặng nề từ cuộc khủng hoảng nợ công của Eurozone./.
Đà tăng của giá dầu trong phiên cuối tuần ngày 27/7 còn bị chặn lại phần nào khi số liệu chính thức do Chính phủ Mỹ công bố cùng ngày cho biết tăng trưởng GDP của nền kinh tế lớn nhất thế giới đã chậm lại trong quý II, chỉ còn tăng 1,5% so với mức tăng 2% của quý I năm 2012.
Dù đi lên trong phần lớn các phiên trong tuần, song giá dầu tuần qua khép lại tuần vẫn thấp hơn tuần trước nữa còn do giới đầu tư chưa hết lo ngại về cuộc khủng hoảng nợ công ở Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone), kèm theo nỗi lo ngại về nguồn cung dầu từ Trung Đông.
Theo các nhà phân tích, việc giá dầu đi lên trong phần lớn các phiên trong tuần qua, ngoài phát biểu của Chủ tịch ECB Mario Draghi "sẽ làm mọi việc có thể để giữ lại đồng euro," và tiếp đó là ý chí tương tự của hai nhà lãnh đạo cao nhất của hai nền kinh tế hàng đầu châu Âu là Đức và Pháp (ngày 27/7) - góp phần kéo các nhà đầu tư quay trở lại các thị trường, còn là hy vọng về việc các ngân hàng trung ương sẽ tung ra các gói kích thích kinh tế mới, đặc biệt là Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) và ECB.
Giá dầu còn được hậu thuẫn nhờ báo cáo cho biết hoạt động công nghiệp của Trung Quốc, cụ thể là chỉ số Quản lý sức mua (PMI) trong tháng 7 đã tăng lên mức 49,5 - mức cao nhất trong vòng 5 tháng qua, so với mức 48,2 của tháng 6.
Ngân hàng HSBC cho rằng những biện pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Chính phủ Trung Quốc, trong đó có cắt giảm lãi suất, đang phát huy tác dụng. Kết quả tích cực này cũng làm dấy lên hy vọng rằng lĩnh vực công nghiệp của Trung Quốc đang đi đúng hướng.
Nhận định về những tác nhân ảnh hưởng tới giá dầu trong những ngày tới, ngân hàng Hà Lan ABN Amro cho rằng căng thẳng tại khu vực giàu dầu mỏ Trung Đông vẫn là những nhân tố cơ bản nhất tác động lên giá dầu trong quý III.
Bên cạnh đó là những yếu tố quan trọng khác như cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu và những tiến triển kinh tế ở hai nền kinh tế lớn Mỹ và Trung Quốc. Tuy nhiên, mức độ biến động của giá dầu được ABN Amro cho là khá nhỏ.
Trong tuần trước nữa, giá dầu đã có phiên tăng lên mức cao nhất trong hai tháng qua do các nhà đầu tư lo ngại căng thẳng leo thang tại Trung Đông, nhất là tại Iran và Xiri, gây đe dọa tới nguồn cung.
Đóng cửa phiên giao dịch cuối tuần 27/7, tại thị trường New York, giá dầu thô ngọt nhẹ giao tháng 9 chốt tuần ở mức 89,90 USD/thùng, giảm không đáng kể so với mức 90, 91 USD/thùng của cuối tuần trước nữa. Còn tại London, giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng kỳ kết tuần ở mức 105,94 USD/thùng, giảm so với mức 108,98 USD/thùng của cuối tuần trước nữa.
Giới đầu tư trên toàn cầu hiện đang ngóng chờ các cuộc họp trong tuần tới của FED) và ECB với hy vọng hai ngân hàng hàng đầu này sẽ có những hành động mới nhằm kích thích các nền kinh tế đang bị thiệt hại nặng nề từ cuộc khủng hoảng nợ công của Eurozone./.
Thùy Chi (TTXVN)