Các nhà kinh tế cảnh báo nguy cơ xuất hiện một cuộc suy thoái mới đang gia tăng ở Mỹ, đồng thời hạ mức dự báo tăng trưởng của nền kinh tế lớn nhất thế giới này trong nửa cuối năm 2011.
Theo đánh giá của giới phân tích kinh tế, tăng trưởng kinh tế toàn cầu đang chậm lại, sự sụt giảm của các thị trường chứng khoán Mỹ, cũng như áp lực chính trị buộc chính quyền của Tổng thống Barack Obama phải cắt giảm chi tiêu, và chính điều này đang kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế.
Các số liệu tiêu cực đã làm gia tăng cảm giác của giới thị trường rằng sự phục hồi của kinh tế Mỹ từ cuộc suy thoái 2008-2009 đang có vấn đề.
Trong khi đó, việc Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) tuần qua đưa ra cảnh báo về các nguy cơ suy giảm đối với triển vọng tăng trưởng kinh tế trong 6 tháng cuối năm nay, cũng góp phần tạo nên tâm lý bi quan về bức tranh ảm đạm của đầu tàu kinh tế thế giới này.
Nhà kinh tế hàng đầu Mark Zandi, thuộc hãng phân tích Moody's Analytics, cho biết các chuyên gia của hãng đã hạ dự báo tăng trưởng của kinh tế Mỹ trong nửa cuối năm 2011 xuống còn 2%, từ mức dự đoán 3,5% được đưa ra hồi tháng 6/2011.
Trong một báo cáo công bố ngày 15/8, ông Zandi nhấn mạnh: "Triển vọng kinh tế trong ngắn hạn của Mỹ yếu hơn đáng kể so với một tháng trước, với khả năng xuất hiện một cuộc suy thoái mới là khoảng 33,33%."
Trong khi đó, hãng Goldman Sachs nhận xét kinh tế Mỹ có vẻ sẽ "gần như đình trệ" trong nửa cuối năm nay, sau khi chỉ tăng trưởng 0,8% trong nửa đầu năm. Theo Goldman Sachs, với đà tăng trưởng thấp hơn nhiều so với dự kiến, thị trường việc làm vẫn chưa có dấu hiệu cải thiện nhiều và tỷ lệ thất nghiệp tiếp tục xu thế đi lên.
Tất cả các điều này cho thấy nguy cơ suy giảm trong nền kinh tế Mỹ đang tăng lên. Goldman Sachs cũng dự đoán khả năng nền kinh tế số một thế giới này rơi trở lại suy thoái là 33%.
Một loạt số liệu kinh tế nghèo nàn - về tăng trưởng, tạo việc làm, sản lượng công nghiệp, chi tiêu tiêu dùng, cũng như lòng tin tiêu dùng và kinh doanh trong quý II/2011, đã tạo cơ sở cho những dự đoán thấp hơn về triển vọng tăng trưởng của nền kinh tế Mỹ trong nửa cuối năm nay.
Kết quả cuộc khảo sát công bố cuối tuần qua của trường Đại học Michigan cho thấy, lòng tin tiêu dùng trong tháng 8/2011 đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 5/1980.
Còn theo kết quả điều tra công bố ngày 15/8 của Ngân hàng Dự trữ khu vực New York, chỉ số lòng tin của ngành chế tạo khu vực này đã giảm tháng thứ ba liên tiếp trong tháng 8/2011 xuống còn - 7,72 điểm, từ mức - 3,76 điểm của tháng Bảy, làm tiêu tan mọi hy vọng mong manh về đà phục hồi của kinh tế Mỹ trong sáu tháng cuối năm nay.
FED tuần trước đã không còn lạc quan khi thông báo họ tiếp tục giữ nguyên lãi suất ở mức siêu thấp gần bằng không thêm ít nhất 2 năm nữa, nhằm thúc đẩy đà phục hồi kinh tế còn yếu ớt hiện nay.
Sau cuộc họp một ngày hôm 9/8, Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC), cơ quan hoạch định chính sách của FED, dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế của Mỹ sẽ chậm hơn trong vài quý tới, so với các dự đoán họ đưa ra hồi tháng Sáu. Theo đánh giá của FOMC, các nguy cơ suy giảm đối triển vọng tăng trưởng đã gia tăng.
Những nhân tố nữa góp phần làm cho bức tranh của kinh tế Mỹ thêm tối màu là cuộc khủng hoảng nợ ở châu Âu, vốn đang bắt đầu tác động đến các thể chế tài chính của Mỹ, cũng như những đồn đoán rằng các nghị sĩ phe Công hòa trong Quốc hội Mỹ sẽ thúc ép thắt chặt ngân sách hơn nữa sau khi đạt được thảo thuận về nâng mức trần nợ công vào ngày 2/8.
Vấn đề then chốt là liệu Chính phủ Mỹ có thể thúc đẩy được bất kỳ biện pháp kích thích ngắn hạn nào, như kéo dài thời hạn đối với các khoản trợ cấp thất nghiệp hoặc chính sách cắt giảm thuế đối với quỹ tiền lương của các công ty./.
Theo đánh giá của giới phân tích kinh tế, tăng trưởng kinh tế toàn cầu đang chậm lại, sự sụt giảm của các thị trường chứng khoán Mỹ, cũng như áp lực chính trị buộc chính quyền của Tổng thống Barack Obama phải cắt giảm chi tiêu, và chính điều này đang kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế.
Các số liệu tiêu cực đã làm gia tăng cảm giác của giới thị trường rằng sự phục hồi của kinh tế Mỹ từ cuộc suy thoái 2008-2009 đang có vấn đề.
Trong khi đó, việc Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) tuần qua đưa ra cảnh báo về các nguy cơ suy giảm đối với triển vọng tăng trưởng kinh tế trong 6 tháng cuối năm nay, cũng góp phần tạo nên tâm lý bi quan về bức tranh ảm đạm của đầu tàu kinh tế thế giới này.
Nhà kinh tế hàng đầu Mark Zandi, thuộc hãng phân tích Moody's Analytics, cho biết các chuyên gia của hãng đã hạ dự báo tăng trưởng của kinh tế Mỹ trong nửa cuối năm 2011 xuống còn 2%, từ mức dự đoán 3,5% được đưa ra hồi tháng 6/2011.
Trong một báo cáo công bố ngày 15/8, ông Zandi nhấn mạnh: "Triển vọng kinh tế trong ngắn hạn của Mỹ yếu hơn đáng kể so với một tháng trước, với khả năng xuất hiện một cuộc suy thoái mới là khoảng 33,33%."
Trong khi đó, hãng Goldman Sachs nhận xét kinh tế Mỹ có vẻ sẽ "gần như đình trệ" trong nửa cuối năm nay, sau khi chỉ tăng trưởng 0,8% trong nửa đầu năm. Theo Goldman Sachs, với đà tăng trưởng thấp hơn nhiều so với dự kiến, thị trường việc làm vẫn chưa có dấu hiệu cải thiện nhiều và tỷ lệ thất nghiệp tiếp tục xu thế đi lên.
Tất cả các điều này cho thấy nguy cơ suy giảm trong nền kinh tế Mỹ đang tăng lên. Goldman Sachs cũng dự đoán khả năng nền kinh tế số một thế giới này rơi trở lại suy thoái là 33%.
Một loạt số liệu kinh tế nghèo nàn - về tăng trưởng, tạo việc làm, sản lượng công nghiệp, chi tiêu tiêu dùng, cũng như lòng tin tiêu dùng và kinh doanh trong quý II/2011, đã tạo cơ sở cho những dự đoán thấp hơn về triển vọng tăng trưởng của nền kinh tế Mỹ trong nửa cuối năm nay.
Kết quả cuộc khảo sát công bố cuối tuần qua của trường Đại học Michigan cho thấy, lòng tin tiêu dùng trong tháng 8/2011 đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 5/1980.
Còn theo kết quả điều tra công bố ngày 15/8 của Ngân hàng Dự trữ khu vực New York, chỉ số lòng tin của ngành chế tạo khu vực này đã giảm tháng thứ ba liên tiếp trong tháng 8/2011 xuống còn - 7,72 điểm, từ mức - 3,76 điểm của tháng Bảy, làm tiêu tan mọi hy vọng mong manh về đà phục hồi của kinh tế Mỹ trong sáu tháng cuối năm nay.
FED tuần trước đã không còn lạc quan khi thông báo họ tiếp tục giữ nguyên lãi suất ở mức siêu thấp gần bằng không thêm ít nhất 2 năm nữa, nhằm thúc đẩy đà phục hồi kinh tế còn yếu ớt hiện nay.
Sau cuộc họp một ngày hôm 9/8, Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC), cơ quan hoạch định chính sách của FED, dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế của Mỹ sẽ chậm hơn trong vài quý tới, so với các dự đoán họ đưa ra hồi tháng Sáu. Theo đánh giá của FOMC, các nguy cơ suy giảm đối triển vọng tăng trưởng đã gia tăng.
Những nhân tố nữa góp phần làm cho bức tranh của kinh tế Mỹ thêm tối màu là cuộc khủng hoảng nợ ở châu Âu, vốn đang bắt đầu tác động đến các thể chế tài chính của Mỹ, cũng như những đồn đoán rằng các nghị sĩ phe Công hòa trong Quốc hội Mỹ sẽ thúc ép thắt chặt ngân sách hơn nữa sau khi đạt được thảo thuận về nâng mức trần nợ công vào ngày 2/8.
Vấn đề then chốt là liệu Chính phủ Mỹ có thể thúc đẩy được bất kỳ biện pháp kích thích ngắn hạn nào, như kéo dài thời hạn đối với các khoản trợ cấp thất nghiệp hoặc chính sách cắt giảm thuế đối với quỹ tiền lương của các công ty./.
Nguyễn Trường (TTXVN/Vietnam+)