Trong phiên giao dịch ngày 7/6, giá vàng châu Á tiếp tục nhích lên sau khi đạt mức cao nhất trong hơn một tháng qua lúc đầu phiên 6/6 tại thị trường Mỹ.
Giá vàng tăng khi mà những lo ngại về "sức khỏe" của nền kinh tế Mỹ cũng như những dự báo về khả năng Cục Dự trữ Liên bang (FED) tiếp tục chính sách nới lỏng tiền tệ đã khiến nhiều nhà đầu tư tìm tới vàng hơn.
Cuối giờ chiều 7/6 tại Singapore, giá vàng giao ngay tăng 2,45 USD lên 1.545,50 USD/ounce, so với mức đỉnh điểm 1.553,30 USD/ounce đêm trước. Tuy nhiên, mức giá này vẫn còn thấp hơn kỷ lục 1.575 USD/ounce hồi đầu tháng 5/2011.
Trong bối cảnh đồng USD đang chịu nhiều sức ép và có xu hướng yếu đi, thị trường chứng khoán "lao đao" và cuộc khủng hoảng nợ tại châu Âu ngày càng lan rộng, thì giá vàng vẫn tiếp tục hưởng lợi nhờ tính an toàn của hình thức đầu tư này.
Trong khi đó, giá bạc, thường biến động cùng chiều với giá vàng, cũng tăng nhẹ từ 36,68 USD/ounce phiên trước lên 36,73 USD/ounce, song vẫn thấp hơn 25% so với mức kỷ lục 49,51 USD/ounce đạt được trong phiên giao dịch ngày 28/4.
Trong ba tuần qua, giá vàng đã tăng gần 6%, do tác động từ một loạt các chỉ số kinh tế đáng thất vọng của Mỹ.
Chuyên gia phân tích thị trường thuộc công ty Lind Waldock, Phillip Streible cho biết rất nhiều người đã né tránh nguy hiểm bằng cách bán tháo cổ phiếu và các tài sản có tính rủi ro cao khác. Ông nhận định rằng đồng USD và đồng euro quá bất ổn, bởi vậy mọi người cho rằng thị trường vàng hiện là "nơi trú ẩn an toàn nhất."
Kết quả khảo sát mới đây của chi nhánh FED tại Chicago cho thấy, tăng trưởng kinh tế Mỹ dự kiến sẽ chậm lại trong năm 2011, trong khi tỷ lệ lạm phát tăng cao.
FED đã giữ mức lãi suất cơ bản gần bằng 0% trong suốt hai năm rưỡi qua và mới đây vừa kết thúc gói nới lỏng có định lượng lần 2 (QE2) trị giá 600 tỷ USD, nhằm thúc đẩy sự phục hồi của nền kinh tế Mỹ, sau cuộc khủng hoảng tài chính-tiền tệ vừa qua./.
Giá vàng tăng khi mà những lo ngại về "sức khỏe" của nền kinh tế Mỹ cũng như những dự báo về khả năng Cục Dự trữ Liên bang (FED) tiếp tục chính sách nới lỏng tiền tệ đã khiến nhiều nhà đầu tư tìm tới vàng hơn.
Cuối giờ chiều 7/6 tại Singapore, giá vàng giao ngay tăng 2,45 USD lên 1.545,50 USD/ounce, so với mức đỉnh điểm 1.553,30 USD/ounce đêm trước. Tuy nhiên, mức giá này vẫn còn thấp hơn kỷ lục 1.575 USD/ounce hồi đầu tháng 5/2011.
Trong bối cảnh đồng USD đang chịu nhiều sức ép và có xu hướng yếu đi, thị trường chứng khoán "lao đao" và cuộc khủng hoảng nợ tại châu Âu ngày càng lan rộng, thì giá vàng vẫn tiếp tục hưởng lợi nhờ tính an toàn của hình thức đầu tư này.
Trong khi đó, giá bạc, thường biến động cùng chiều với giá vàng, cũng tăng nhẹ từ 36,68 USD/ounce phiên trước lên 36,73 USD/ounce, song vẫn thấp hơn 25% so với mức kỷ lục 49,51 USD/ounce đạt được trong phiên giao dịch ngày 28/4.
Trong ba tuần qua, giá vàng đã tăng gần 6%, do tác động từ một loạt các chỉ số kinh tế đáng thất vọng của Mỹ.
Chuyên gia phân tích thị trường thuộc công ty Lind Waldock, Phillip Streible cho biết rất nhiều người đã né tránh nguy hiểm bằng cách bán tháo cổ phiếu và các tài sản có tính rủi ro cao khác. Ông nhận định rằng đồng USD và đồng euro quá bất ổn, bởi vậy mọi người cho rằng thị trường vàng hiện là "nơi trú ẩn an toàn nhất."
Kết quả khảo sát mới đây của chi nhánh FED tại Chicago cho thấy, tăng trưởng kinh tế Mỹ dự kiến sẽ chậm lại trong năm 2011, trong khi tỷ lệ lạm phát tăng cao.
FED đã giữ mức lãi suất cơ bản gần bằng 0% trong suốt hai năm rưỡi qua và mới đây vừa kết thúc gói nới lỏng có định lượng lần 2 (QE2) trị giá 600 tỷ USD, nhằm thúc đẩy sự phục hồi của nền kinh tế Mỹ, sau cuộc khủng hoảng tài chính-tiền tệ vừa qua./.
Minh Trang (TTXVVN/Vietnam+)