Chốt phiên giao dịch ngày 11/6, giá vàng trên sàn COMEX tại thị trường New York đã giảm mạnh sau khi Ngân hàng Nhật Bản (BoJ) quyết định không tăng thêm các gói kích thích thị trường và các nhà đầu tư thế giới tỏ ra lo lắng vì tỷ lệ lãi suất ngắn hạn tăng.
Giá vàng giao tháng 8 đã giảm tới 9 USD xuống còn 1.377 USD/ounce. Vàng trượt giá do bị ảnh hưởng từ hoạt động bán tháo quy mô lớn diễn ra trên toàn thế giới. Sự tác động mạnh mẽ nhất đối với giá mặt hàng kim loại quý này chính là tỷ lệ lãi suất ngắn hạn tăng không chỉ ở Nhật Bản mà còn tại nhiều nước khác.
Các chuyên gia phân tích thị trường cho biết mặc dù giá vàng phục hồi khi các nhà đầu tư lảng tránh trái phiếu và các tài sản được xem là rủi ro khác, nhưng giá cả hàng hóa giảm mạnh trên diện rộng là yếu tố kéo giá vàng đi xuống.
Cùng với giá vàng, giá dầu mỏ trên thị trường thế giới trong phiên giao dịch ngày 11/6 cũng giảm. Tại thị trường New York, giá dầu thô ngọt nhẹ giao tháng 7 giảm 39 xu xuống 95,38 USD/thùng. Giá dầu thô Brent Biển Bắc giao cùng tháng cũng giảm 99 xu, đứng ở mức 102,96 USD/thùng.
Ngoài ảnh hưởng từ quyết định giữ nguyên chương trình kích thích thị trường của BoJ, giá "vàng đen" thế giới còn phải chịu áp lực lớn hơn khi Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) công bố thông tin rằng trong tháng qua các quốc gia thành viên OPEC đã tăng sản lượng khai thác dầu thêm 106.000 thùng hàng ngày lên 30,57 triệu thùng /ngày, dẫn đầu là Arập Xêút./.
Giá vàng giao tháng 8 đã giảm tới 9 USD xuống còn 1.377 USD/ounce. Vàng trượt giá do bị ảnh hưởng từ hoạt động bán tháo quy mô lớn diễn ra trên toàn thế giới. Sự tác động mạnh mẽ nhất đối với giá mặt hàng kim loại quý này chính là tỷ lệ lãi suất ngắn hạn tăng không chỉ ở Nhật Bản mà còn tại nhiều nước khác.
Các chuyên gia phân tích thị trường cho biết mặc dù giá vàng phục hồi khi các nhà đầu tư lảng tránh trái phiếu và các tài sản được xem là rủi ro khác, nhưng giá cả hàng hóa giảm mạnh trên diện rộng là yếu tố kéo giá vàng đi xuống.
Cùng với giá vàng, giá dầu mỏ trên thị trường thế giới trong phiên giao dịch ngày 11/6 cũng giảm. Tại thị trường New York, giá dầu thô ngọt nhẹ giao tháng 7 giảm 39 xu xuống 95,38 USD/thùng. Giá dầu thô Brent Biển Bắc giao cùng tháng cũng giảm 99 xu, đứng ở mức 102,96 USD/thùng.
Ngoài ảnh hưởng từ quyết định giữ nguyên chương trình kích thích thị trường của BoJ, giá "vàng đen" thế giới còn phải chịu áp lực lớn hơn khi Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) công bố thông tin rằng trong tháng qua các quốc gia thành viên OPEC đã tăng sản lượng khai thác dầu thêm 106.000 thùng hàng ngày lên 30,57 triệu thùng /ngày, dẫn đầu là Arập Xêút./.
(TTXVN)