Ngay sau khi giá xăng giảm từ 800 đồng/lít, dầu giảm 700 đồng/lít vào 14 giờ chiều nay (7/6), đại diện các Hiệp hội Vận tải cho rằng, giá xăng dầu liên tục được điều chỉnh nhưng mức giảm chưa đủ “ngưỡng” để giá cước vận tải có thể hạ theo.
Theo ông Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ôtô Việt Nam, từ đầu năm đến nay, có hai đợt tăng giá xăng tổng cộng là 3.000 đồng/lít (đợt đầu ngày 7/3 với mức tăng 2.100 đồng/lít; đợt hai ngày 20/4 với mức tăng 900 đồng/lít) và ba đợt giảm giá tổng cộng 1.900 đồng lít (ngày 9/5 giảm giảm 500 đồng/lít, ngày 23/5 giảm 600 đồng/lít, ngày 7/6 giảm 800 đồng/lít.) Như vậy, mức giảm giá xăng mới chỉ hơn một nửa so với mức tăng giá nên giá cước vận tải sẽ không có sự điều chỉnh.
“Việc giảm giá hai đợt như vậy chưa thể tác động nhiều đến các doanh nghiệp sản xuất, cũng như vận tải so với mức tăng giá hồi đầu năm. Sau ba lần điều chỉnh giảm, giá xăng vẫn còn dương 1.100 đồng so với lần đầu tăng giá,” ông Hùng phân tích.
“Riêng vận tải hành khách và hàng hóa chạy bằng dầu diezen sau hai lần giảm vẫn chưa quay lại mức cũ nên chưa thể giảm ngay được,” ông Hùng cho biết thêm.
Tuy nhiên, ông Hùng cũng cho rằng ba đợt giảm giá xăng dầu liên tiếp trong thời gian ngắn là tín hiệu đánh mừng đối với doanh nghiệp vận tải trong thời kỳ kinh tế khó khăn. Việc giảm giá xăng dầu giúp các đơn vị vận tải hồi sức và tái sản xuất mở rộng.
Đối với doanh nghiệp vận tải taxi, theo ông Hùng, sau khi xăng tăng giá hai lần một số hãng đã nâng giá cước. Hiện nay, với mức giảm giá xăng tổng cộng 1.900 đồng/lít có thể một số hãng này sẽ điều chỉnh mức giá để tăng tính cạnh tranh, nhưng sẽ không nhiều, chỉ rơi vào khoảng 2,5% mức giá.
Theo nhận định của ông Hùng, chi phí xăng dầu là chính yếu trong kinh doanh vận tải (chiếm 45% chi phí đầu vào). Vì vậy, giá xăng dầu tăng giảm liên tục cần phải tính toán hợp lý, tránh tác động đến việc doanh nghiệp vận tải điều chỉnh giá cước.
“Hiệp hội Vận tải Việt Nam cũng kiến nghị doanh nghiệp cần phải cân nhắc giá cước bởi nếu nâng giá lên người dân sẽ hạn chế đi lại khiến doanh thu còn thấp nữa. Chỉ khi nào giá cước tăng giảm bằng hoặc hơn 10% thì mới tính đến chuyện điều chỉnh giá cước,” ông Hùng khẳng định.
Bên cạnh đó, ông Hùng cho rằng, việc nâng, giảm giá cước vận tải là một việc làm rất vất vả của các doanh nghiệp khi phải tính toán lại giá thành, đăng ký giá với cơ quan Nhà nước, phát hành vé, niêm yết giá cước…
Đồng tình quan điểm đó, ông Bùi Danh Liên, Chủ tịch Hiệp hội vận tải Hà Nội cho rằng, thời gian qua, dù giá xăng tăng nhưng các doanh nghiệp vẫn cố gắng chịu đựng nên dù xăng có giảm giá thì chi phí đầu vào của doanh nghiệp vận tải vẫn không bị tác động nhiều do đó sẽ không có hy vọng hạ giá cước.
“Tuyến vận tải cố định giá vé không tăng sau hai lần tăng giá xăng nên giờ mức xăng có giảm cũng không ảnh hưởng. Duy chỉ có những doanh nghiệp đã tăng giá vé rồi sẽ phải ngó xem giá xăng có tiếp tục giảm nữa không thì mới có thể đưa ra những quyết sách,” ông Liên bày tỏ quan điểm.
Lý giải cho việc này, ông Liên bộc bạch, ngành vận tải đang phải "gồng" mình chịu đựng nhiều sức ép khi giá xăng dầu biến động. Giá xăng tăng đã kéo theo giá đầu vào vận tải như lương lái xe, giá dịch vụ bến xe, xử phạt hành chính vi phạm tăng... Ngay khi giá xăng giảm, những đơn vị vận tải đã tăng giá sẽ cần phải có sự tính toán lại chi phí, khấu hao để có sự điều chỉnh hợp lý.
"Ở nước ngoài, vận tải đường bộ giá cước bao giờ cũng cao hơn đường sắt nhưng ở Việt Nam thì ngược lại nên ngành vận tải không có lãi do chênh lệch khấu hao chi phí quá lớn. Hầu hết, hình thức vận tải bao gồm nhiều thành phần nhưng hoạt động manh mún, phát triển không đồng đều," ông Liên thừa nhận.
Ngoài ra, ông Liên cũng đồng tình với những chính sách trợ giúp doanh nghiệp vận tải để kìm và hạ giá xăng thông qua quỹ bình ổn giá xăng dầu; điều chỉnh thuế xuất nhập khẩu xăng dầu về 0% rất phù hợp, kịp thời hỗ trợ doanh nghiệp.
Trong khi các doanh nghiệp liên tục “ngóng' giá xăng dầu lên xuống thất thường, ông Hùng khuyến cáo các doanh nghiệp cần tổ chức lại vận tải để tránh lãng phí thông qua việc thay đổi biểu đồ vận hành xe, kết hợp vận tải hai chiều để tăng tỷ trọng vận tải…/.
Theo ông Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ôtô Việt Nam, từ đầu năm đến nay, có hai đợt tăng giá xăng tổng cộng là 3.000 đồng/lít (đợt đầu ngày 7/3 với mức tăng 2.100 đồng/lít; đợt hai ngày 20/4 với mức tăng 900 đồng/lít) và ba đợt giảm giá tổng cộng 1.900 đồng lít (ngày 9/5 giảm giảm 500 đồng/lít, ngày 23/5 giảm 600 đồng/lít, ngày 7/6 giảm 800 đồng/lít.) Như vậy, mức giảm giá xăng mới chỉ hơn một nửa so với mức tăng giá nên giá cước vận tải sẽ không có sự điều chỉnh.
“Việc giảm giá hai đợt như vậy chưa thể tác động nhiều đến các doanh nghiệp sản xuất, cũng như vận tải so với mức tăng giá hồi đầu năm. Sau ba lần điều chỉnh giảm, giá xăng vẫn còn dương 1.100 đồng so với lần đầu tăng giá,” ông Hùng phân tích.
“Riêng vận tải hành khách và hàng hóa chạy bằng dầu diezen sau hai lần giảm vẫn chưa quay lại mức cũ nên chưa thể giảm ngay được,” ông Hùng cho biết thêm.
Tuy nhiên, ông Hùng cũng cho rằng ba đợt giảm giá xăng dầu liên tiếp trong thời gian ngắn là tín hiệu đánh mừng đối với doanh nghiệp vận tải trong thời kỳ kinh tế khó khăn. Việc giảm giá xăng dầu giúp các đơn vị vận tải hồi sức và tái sản xuất mở rộng.
Đối với doanh nghiệp vận tải taxi, theo ông Hùng, sau khi xăng tăng giá hai lần một số hãng đã nâng giá cước. Hiện nay, với mức giảm giá xăng tổng cộng 1.900 đồng/lít có thể một số hãng này sẽ điều chỉnh mức giá để tăng tính cạnh tranh, nhưng sẽ không nhiều, chỉ rơi vào khoảng 2,5% mức giá.
Theo nhận định của ông Hùng, chi phí xăng dầu là chính yếu trong kinh doanh vận tải (chiếm 45% chi phí đầu vào). Vì vậy, giá xăng dầu tăng giảm liên tục cần phải tính toán hợp lý, tránh tác động đến việc doanh nghiệp vận tải điều chỉnh giá cước.
“Hiệp hội Vận tải Việt Nam cũng kiến nghị doanh nghiệp cần phải cân nhắc giá cước bởi nếu nâng giá lên người dân sẽ hạn chế đi lại khiến doanh thu còn thấp nữa. Chỉ khi nào giá cước tăng giảm bằng hoặc hơn 10% thì mới tính đến chuyện điều chỉnh giá cước,” ông Hùng khẳng định.
Bên cạnh đó, ông Hùng cho rằng, việc nâng, giảm giá cước vận tải là một việc làm rất vất vả của các doanh nghiệp khi phải tính toán lại giá thành, đăng ký giá với cơ quan Nhà nước, phát hành vé, niêm yết giá cước…
Đồng tình quan điểm đó, ông Bùi Danh Liên, Chủ tịch Hiệp hội vận tải Hà Nội cho rằng, thời gian qua, dù giá xăng tăng nhưng các doanh nghiệp vẫn cố gắng chịu đựng nên dù xăng có giảm giá thì chi phí đầu vào của doanh nghiệp vận tải vẫn không bị tác động nhiều do đó sẽ không có hy vọng hạ giá cước.
“Tuyến vận tải cố định giá vé không tăng sau hai lần tăng giá xăng nên giờ mức xăng có giảm cũng không ảnh hưởng. Duy chỉ có những doanh nghiệp đã tăng giá vé rồi sẽ phải ngó xem giá xăng có tiếp tục giảm nữa không thì mới có thể đưa ra những quyết sách,” ông Liên bày tỏ quan điểm.
Lý giải cho việc này, ông Liên bộc bạch, ngành vận tải đang phải "gồng" mình chịu đựng nhiều sức ép khi giá xăng dầu biến động. Giá xăng tăng đã kéo theo giá đầu vào vận tải như lương lái xe, giá dịch vụ bến xe, xử phạt hành chính vi phạm tăng... Ngay khi giá xăng giảm, những đơn vị vận tải đã tăng giá sẽ cần phải có sự tính toán lại chi phí, khấu hao để có sự điều chỉnh hợp lý.
"Ở nước ngoài, vận tải đường bộ giá cước bao giờ cũng cao hơn đường sắt nhưng ở Việt Nam thì ngược lại nên ngành vận tải không có lãi do chênh lệch khấu hao chi phí quá lớn. Hầu hết, hình thức vận tải bao gồm nhiều thành phần nhưng hoạt động manh mún, phát triển không đồng đều," ông Liên thừa nhận.
Ngoài ra, ông Liên cũng đồng tình với những chính sách trợ giúp doanh nghiệp vận tải để kìm và hạ giá xăng thông qua quỹ bình ổn giá xăng dầu; điều chỉnh thuế xuất nhập khẩu xăng dầu về 0% rất phù hợp, kịp thời hỗ trợ doanh nghiệp.
Trong khi các doanh nghiệp liên tục “ngóng' giá xăng dầu lên xuống thất thường, ông Hùng khuyến cáo các doanh nghiệp cần tổ chức lại vận tải để tránh lãng phí thông qua việc thay đổi biểu đồ vận hành xe, kết hợp vận tải hai chiều để tăng tỷ trọng vận tải…/.
Việt Hùng (Vietnam+)