Ngày 28/11, các số liệu nghiên cứu mới nhất của Liên hợp quốc và các tập đoàn tài chính quốc tế cho biết ngân hàng trung ương các nước đều đã giảm đến mức thấp nhất các chi phí vay nợ từ năm 2009 để tránh nguy cơ nền kinh tế thế giới lại rơi vào suy thoái do khủng hoảng nợ công của châu Âu.
Trong ba tháng qua, các ngân hàng trung ương của Mỹ, Anh và 9 nước phát triển khác cùng với Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đã tăng cường các gói kích thích tiền tệ.
Trong khi đó, ngân hàng trung ương 6 nước khác, trong đó có Mexico và Thụy Điển, tuyên bố sẽ cắt giảm mạnh lãi suất vào tháng 3/2012. Australia, Brazil, Ấn Độ, Israel …cũng nằm trong số nước sẽ giảm mức lãi suất cao hiện nay để tránh nguy cơ lạm phát cao có thể vượt tầm kiểm soát.
Tập đoàn tài chính quốc tế JPMorgan của Mỹ cho biết kể từ tháng Chín vừa qua, đã 31 ngân hàng trung ương trên thế giới quyết định nới lỏng tín dụng. Khủng hoảng nợ của châu Âu tác động mạnh đến ngân hàng trung ương nhiều nước vì nó tác động đến xuất khẩu từ Mỹ và nhiều nước phát triển và đang phát triển khác.
Lãi suất ngắn hạn thấp, kéo dài ít nhất đến cuối năm 2012, sẽ tạo các điều kiện thuận lợi để các thị trường được hưởng lợi hợp lý từ lãi suất này phục hồi và tăng trưởng. ECB dự tính sẽ giảm lãi suất chủ chốt thêm 0,25 % xuống mức kỷ lục 0,5% trong năm sau.
Trong khi các ngân hàng trung ương Australia và Indonesia đã giảm các chi phí vay nợ và Ngân hàng Trung ương Nhật Bản tăng mua tài sản. Hầu hết ngân hàng trung ương các nước châu Á có thể chậm hơn trong việc nới lỏng chính sách do vẫn giữ thái độ chờ xem những diễn biến tình hình nợ ở châu Âu.
Các nhà hoạch định chính sách ở các nước đang phát triển, đặc biệt ở châu Á, vẫn do dự cắt giảm mạnh lãi suất do đang phải chống đỡ lạm phát cao và các nguy cơ quá nóng của nền kinh tế.
Các dự báo kinh tế của Liên hợp quốc và các tập đoàn kinh tế quốc tế khẳng định giảm lãi suất thêm nữa và nới lỏng chính sách tiền tệ sẽ trở thành xu thế chung của các ngân hàng trung ương trên toàn cầu trong năm 2012./.
Trong ba tháng qua, các ngân hàng trung ương của Mỹ, Anh và 9 nước phát triển khác cùng với Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đã tăng cường các gói kích thích tiền tệ.
Trong khi đó, ngân hàng trung ương 6 nước khác, trong đó có Mexico và Thụy Điển, tuyên bố sẽ cắt giảm mạnh lãi suất vào tháng 3/2012. Australia, Brazil, Ấn Độ, Israel …cũng nằm trong số nước sẽ giảm mức lãi suất cao hiện nay để tránh nguy cơ lạm phát cao có thể vượt tầm kiểm soát.
Tập đoàn tài chính quốc tế JPMorgan của Mỹ cho biết kể từ tháng Chín vừa qua, đã 31 ngân hàng trung ương trên thế giới quyết định nới lỏng tín dụng. Khủng hoảng nợ của châu Âu tác động mạnh đến ngân hàng trung ương nhiều nước vì nó tác động đến xuất khẩu từ Mỹ và nhiều nước phát triển và đang phát triển khác.
Lãi suất ngắn hạn thấp, kéo dài ít nhất đến cuối năm 2012, sẽ tạo các điều kiện thuận lợi để các thị trường được hưởng lợi hợp lý từ lãi suất này phục hồi và tăng trưởng. ECB dự tính sẽ giảm lãi suất chủ chốt thêm 0,25 % xuống mức kỷ lục 0,5% trong năm sau.
Trong khi các ngân hàng trung ương Australia và Indonesia đã giảm các chi phí vay nợ và Ngân hàng Trung ương Nhật Bản tăng mua tài sản. Hầu hết ngân hàng trung ương các nước châu Á có thể chậm hơn trong việc nới lỏng chính sách do vẫn giữ thái độ chờ xem những diễn biến tình hình nợ ở châu Âu.
Các nhà hoạch định chính sách ở các nước đang phát triển, đặc biệt ở châu Á, vẫn do dự cắt giảm mạnh lãi suất do đang phải chống đỡ lạm phát cao và các nguy cơ quá nóng của nền kinh tế.
Các dự báo kinh tế của Liên hợp quốc và các tập đoàn kinh tế quốc tế khẳng định giảm lãi suất thêm nữa và nới lỏng chính sách tiền tệ sẽ trở thành xu thế chung của các ngân hàng trung ương trên toàn cầu trong năm 2012./.
(TTXVN/Vietnam+)