Giới CEO toàn cầu chuẩn bị đối mặt viễn cảnh u ám sau COVID-19

Khoảng 60% trong tổng số 534 giám đốc điều hành (CEO) cho biết họ đang chuẩn bị cho kịch bản suy thoái hình chữ U, theo đó thời gian từ khi suy thoái đến khi phục hồi là rất lâu.
Dịch COVID-19 đẩy kinh tế thế giới rơi vào suy thoái nghiêm trọng. (Ảnh: THX/TTXVN)
Dịch COVID-19 đẩy kinh tế thế giới rơi vào suy thoái nghiêm trọng. (Ảnh: THX/TTXVN)

Kết quả một cuộc khảo sát công bố ngày 22/4 cho thấy giới lãnh đạo doanh nghiệp toàn cầu đang chuẩn bị tinh thần đối mặt một cuộc suy thoái hình chữ U do tác động của dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19, trong đó nhiều người lo sợ rằng công ty của họ sẽ không thể tồn tại sau đại dịch này.

Đại dịch COVID-19 đến nay đã cướp đi sinh mạng của gần 180.000 người trên thế giới, khiến các thị trường tài chính suy sụp và có thể gây ra cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất kể từ cuộc đại suy thoái trong những năm 1930.

[Khoảng 10 triệu lao động Việt bị ảnh hưởng bởi COVID-19 trong quý 2?]

Trong cuộc khảo sát do mạng lưới lãnh đạo doanh nghiệp YPO thực hiện từ ngày 15-19/4 đối với 534 giám đốc điều hành (CEO) từ 109 quốc gia, khoảng 60% CEO cho biết họ đang chuẩn bị cho kịch bản suy thoái hình chữ U, theo đó thời gian từ khi suy thoái đến khi phục hồi rất lâu.

Trong khi đó, 22% số người được hỏi dự đoán suy thoái kép.

Cuộc khảo sát cũng cho thấy 11% số CEO được hỏi cho rằng dịch COVID-19 đe dọa sự tồn tại của công ty, trong khi hơn 40% khẳng định đại dịch này là mối đe dọa nghiêm trọng.

Ông Glenn Keys - Chủ tịch điều hành của công ty dịch vụ y tế Aspen Medical có trụ sở tại thành phố Sydney và là một thành viên của YPO cho biết: "Chúng tôi chưa từng thấy một cuộc khủng hoảng nào như thế này trong hơn 100 năm qua và một số doanh nghiệp tư nhân sẽ không sống sót."

Lĩnh vực khách sạn và nhà hàng chịu thiệt hại nghiêm trọng nhất.

Có tới 41% số CEO trong lĩnh vực này đã lường trước khả năng phá sản, trong khi 30% số CEO trong ngành hàng không và 19% số CEO trong lĩnh vực bán buôn-bán lẻ cũng đã tính tới viễn cảnh này.

Chỉ có một số rất ít, khoảng 10% doanh nghiệp trong một số ngành bán buôn-bán lẻ, cùng một số doanh nghiệp thuộc lĩnh vực nông nghiệp, nhà máy, khai mỏ, các sản phẩm tiện ích cho biết dịch COVID-19 đã tác động tích cực đến doanh thu của họ.

Gần 2/3 trong số những CEO được khảo sát dự báo những tác động tiêu cực sẽ còn tiếp tục đeo đuổi họ trong hơn 1 năm tới, trong khi 1/4 số người được hỏi cho rằng số nhân lực của công ty sẽ giảm tối thiểu 20% trong vòng 1 năm tới./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Ảnh minh họa. (Nguồn: technode)

Hàn Quốc: Kỷ nguyên robot đang đến gần

Giai đoạn cuối năm 2024 cũng chưa có nhiều người có thể dự đoán rằng robot sẽ trở thành ngôi sao bất ngờ trên thị trường chứng khoán Hàn Quốc vào đầu năm 2025.

Nhà máy lọc dầu ở Texas, Mỹ. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Giá dầu lên mức cao nhất trong hơn bốn tháng

Giá dầu Brent giao kỳ hạn tăng 1,14 USD (1,43%) lên 80,90 USD/thùng vào lúc 14:41 (giờ Việt Nam) sau khi đạt mức cao nhất trong ngày là 81,49 USD/thùng, mức cao nhất kể từ ngày 27/8/2024.

Vàng thanh tại Ngân hàng Trung ương Cộng hòa Séc ở Prague. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Giá vàng có thể tăng hơn nữa trong năm 2025

Các nhà phân tích của JPMorgan dự đoán giá vàng sẽ tiếp tục tăng và có thể đạt 3.000 USD/ounce vào năm 2025, đặc biệt nếu chính sách kinh tế của Mỹ trở nên "khắc nghiệt hơn" đối với thị trường.

Xã Đông Tảo hiện có khoảng 1,5 vạn con gà thương phẩm, phục vụ thị trường Tết Nguyên đán 2025. (Ảnh: Mạnh Khánh/TTXVN)

Đưa gà Đông Tảo vươn ra thị trường thế giới

Xác định gà Đông Tảo là sản phẩm đặc trưng nên trong nhiều năm qua, chính quyền các cấp của tỉnh Hưng Yên đã dành nhiều nguồn lực để quan tâm tới việc bảo tồn và phát triển giống gà trên.