Giới chuyên gia bi quan về viễn cảnh kinh tế toàn cầu

Kết quả một cuộc thăm dò ý kiến các chuyên gia kinh tế toàn cầu do hãng tin Reuters thực hiện và công bố ngày 2/12, cho rằng nền kinh tế thế giới đang đứng trước nhiều khó khăn ngay cả khi chưa tính đến nguy cơ kinh tế Mỹ va vào "vách đá tài chính" đầu năm tới.

Theo nhận định của các chuyên gia, trong số các quốc gia giàu có, Mỹ được xem là ít lo ngại nhất, nhưng trong bối cảnh suy thoái ở Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) và sự suy giảm trong nền kinh tế Nhật Bản thì sự "ít lo ngại" này cũng không bù đắp phần nào vào bức tranh kinh tế toàn cầu nhiều gam màu xám.
Kết quả một cuộc thăm dò ý kiến các chuyên gia kinh tế toàn cầu do hãng tin Reuters thực hiện và công bố ngày 2/12, cho rằng nền kinh tế thế giới đang đứng trước nhiều khó khăn ngay cả khi chưa tính đến nguy cơ kinh tế Mỹ va vào "vách đá tài chính" đầu năm tới.

Theo nhận định của các chuyên gia, trong số các quốc gia giàu có, Mỹ được xem là ít lo ngại nhất, nhưng trong bối cảnh suy thoái ở Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) và sự suy giảm trong nền kinh tế Nhật Bản thì sự "ít lo ngại" này cũng không bù đắp phần nào vào bức tranh kinh tế toàn cầu nhiều gam màu xám.

Tại cùng thời điểm, nhiều thị trường mới nổi đang bị tổn thương. Dự kiến trong năm nay, kinh tế Ấn Độ có mức tăng trưởng yếu nhất trong một thập kỷ qua, trong khi kinh tế Brazil tăng trưởng phập phù và may chăng chỉ có kinh tế Trung Quốc vẫn đang vững vàng.

Tại Mỹ, nền kinh tế đang phải đối mặt với những thách thức ngày càng tăng dù chưa kể đến bế tắc chính trị liên quan việc cắt giảm chi tiêu ngân sách 600 tỷ USD và luật tăng thuế tự động có hiệu lực trở lại từ đầu năm tới.

Số liệu dự kiến công bố cuối tuần này sẽ cho thấy trong tháng 11, Mỹ chỉ tạo thêm được 100.000 việc làm mới, giảm so với 171.000 việc làm trong tháng 10. Đồng thời, tỷ lệ tăng trưởng trong quý 4/2012 sẽ chỉ đạt 0,2% so với dự báo 1% trước đó.

Theo các nhà phân tích, một trong những lý do ảnh hưởng đến sự giảm tốc của nền kinh tế Mỹ là trận siêu bão Sandy đổ bộ vào nước này hồi cuối tháng 10 khiến nền kinh tế lớn nhất thế giới thiệt hại hơn 80 tỷ USD.

Trong khi đó, châu Âu vẫn chìm trong khủng hoảng nợ công. Trong tuần qua, thỏa thuận nợ mới nhất của Hy Lạp đã chấm dứt mối nghi ngại rằng thị trường tài chính sẽ "tan chảy." Tuy nhiên, "xứ sở thần thoại" vẫn đang chìm sâu trong suy thoái với ít triển vọng phục hồi và không nhiều người tin rằng Hy Lạp sẽ tiếp tục là thành viên của Eurozone.

Ngoài Hy Lạp, kinh tế Tây Ban Nha cũng đang điêu đứng không kém bất chấp những cải cách của chính phủ trong thị trường tín dụng cùng với sự trợ giúp của Ngân hàng trung ương châu Âu. Chỉ số bán lẻ của Tây Ban Nha đã giảm 9,7% trong tháng 10, gây thêm khó khăn cho nền kinh tế vốn đang trải qua thời kỳ suy thoái suốt hơn một năm qua./.

(TTXVN)

Tin cùng chuyên mục