Mặc dù đã hơn 12 giờ đêm, nhưng khắp nẻo đường xung quanh khu vực hồ Hoàn Kiếm vẫn có rất đông người tụ tập và đi chơi, ngắm cảnh phố phường.
Tại các tuyến phố hướng về vườn hoa Lý Thái Tổ và Hồ Gươm trong dịp diễn ra Đại lễ, từ sáng đến tối tấp nập người dân đến tham quan, chụp ảnh. Nếp sống thường ngày của những người dân trong khu vực phố cổ gần Hồ Gươm cũng ít nhiều thay đổi.
Vui nhất trong đám đông đang say mê ngắm nhìn Hà Nội về đêm có lẽ là những người trẻ. Ngay từ 6 giờ chiều, từng nhóm đã hẹn nhau sẽ cùng thức trắng đêm để thưởng ngoạn cảnh Hà Nội vào những đêm diễn ra Đại lễ.
23 giờ 45 phút ngày 2/10, Nguyễn Linh, sinh viên năm cuối Đại học Ngoại thương cùng nhóm bạn đại học vẫn đứng ở Bốt Hàng Đậu để chờ những người còn chưa tới. Cô sinh viên quê Tuyên Quang cho hay, trong suốt bốn năm ở Hà Nội, em hiếm khi có dịp được dạo quanh phố phường đúng thời khắc chuyển ngày.
“Chỉ năm sau, chúng em đã chia tay nhau, mỗi người một nơi, nên bằng mọi giá cả nhóm phải đi với nhau trong dịp Đại lễ này, cùng ngắm Hà Nội chuyển mình sang ngày mới. Đó sẽ là kỷ niệm không thể quên đối với mỗi người,” Linh chia sẻ.
Nói đoạn, Linh quay ra bàn tán cùng với mọi người xem sẽ đi đâu cho trắng đêm cùng Đại lễ. Con đường cạnh bên vẫn lung linh đèn lồng và rộn rã người xe.
Hành trình tìm “hồn” Hà Nội buổi đêm của Cao Cường, cựu sinh viên báo chí lại diễn ra theo một cách rất khác. Không ồn ào, từ mấy ngày trước, Cường đã tự lên cho mình danh sách những góc phố nhỏ, những con đường ít người lại qua. Cường muốn tự mình ghi lại những sắc màu rất riêng ấy trong chính lúc chuyển ngày.
Đã sau đêm khai mạc Đại lễ một ngày.12 giờ. Đường vẫn đông. Cường cùng cậu bạn rẽ xe máy đi vào Ô Quan Chưởng. Không khí về đêm mát rượi, gió đột ngột thổi bay ngọn cờ nhỏ Cường cắm sẵn ở đầu xe. Đến trước cửa ô, không ai bảo ai, cả hai lặng lẽ dừng xe, đem máy ảnh ghi lại khoảnh khắc thiêng liêng nhất tại nơi này.
“Mình vẫn giữ ấn tượng sâu sắc về một Hà Nội trầm mặc, cổ kính. Với mình, Hà Nội là những mái nhà cũ kỹ rêu phong nằm nghiêng nghiêng trong đêm, là con đường bỗng dưng thênh thang,” Cường chia sẻ.
Nói rồi, hai gã nhiếp ảnh gia nghiệp dư lăn lê trên nền nhựa, hý hoáy chụp, dòng chữ Tôi yêu Hà Nội sau lưng đã ướt đầm mồ hôi.
Những đêm Đại lễ, với các bạn trẻ, còn là chuyến du hành thú vị vào lòng phố cổ. Rất nhiều bạn trẻ, xe cắm cờ đỏ, tay buộc băng rôn gửi gắm lòng yêu thương về Thủ đô cứ vòng vòng mãi trên những con đường vốn ngày ngày vô cùng đông đúc.
2 giờ. Trời đã bước vào ngày mới. Gió đêm lồng lộng chân cầu. Sau hơn hai tiếng thăm thú, chụp ảnh, nhóm của Linh đã dừng lại ở giữa cầu để nghỉ. Dù đã khuya nhưng ai nấy đều cười tươi. Trước mặt, cả thành phố vẫn sáng đèn. Từng nhóm ngồi lại với nhau cùng chén rượu nồng ngày mới.
Chốc chốc, chúng tôi lại thấy những ánh đèn máy ảnh lóe lên cùng điệu cười rộn rã của các bạn trẻ.
3 giờ, sau khi đã “du hành” Hà Nội, nhiều người cảm thấy đói bụng, dừng lại ở những hàng ăn mở muộn. Khói bốc lên ấm long những người hết mực yêu Thủ đô ngàn năm tuổi.
Cao Cường vừa khoe những bức ảnh mình vừa chụp được, vừa bảo với chúng tôi: “Đêm mai, chúng mình cũng sẽ lại sống cùng đêm Hà Nội.”
Có biết bao nhiêu câu chuyện đời, những tâm sự như thế để thấy rằng, tình yêu lặng thầm mà họ dành cho Thủ đô nghìn tuổi đã góp phần làm nên một nét đẹp riêng, lòng tự hào về Hà Nội sống mãi với thời gian./.
Tại các tuyến phố hướng về vườn hoa Lý Thái Tổ và Hồ Gươm trong dịp diễn ra Đại lễ, từ sáng đến tối tấp nập người dân đến tham quan, chụp ảnh. Nếp sống thường ngày của những người dân trong khu vực phố cổ gần Hồ Gươm cũng ít nhiều thay đổi.
Vui nhất trong đám đông đang say mê ngắm nhìn Hà Nội về đêm có lẽ là những người trẻ. Ngay từ 6 giờ chiều, từng nhóm đã hẹn nhau sẽ cùng thức trắng đêm để thưởng ngoạn cảnh Hà Nội vào những đêm diễn ra Đại lễ.
23 giờ 45 phút ngày 2/10, Nguyễn Linh, sinh viên năm cuối Đại học Ngoại thương cùng nhóm bạn đại học vẫn đứng ở Bốt Hàng Đậu để chờ những người còn chưa tới. Cô sinh viên quê Tuyên Quang cho hay, trong suốt bốn năm ở Hà Nội, em hiếm khi có dịp được dạo quanh phố phường đúng thời khắc chuyển ngày.
“Chỉ năm sau, chúng em đã chia tay nhau, mỗi người một nơi, nên bằng mọi giá cả nhóm phải đi với nhau trong dịp Đại lễ này, cùng ngắm Hà Nội chuyển mình sang ngày mới. Đó sẽ là kỷ niệm không thể quên đối với mỗi người,” Linh chia sẻ.
Nói đoạn, Linh quay ra bàn tán cùng với mọi người xem sẽ đi đâu cho trắng đêm cùng Đại lễ. Con đường cạnh bên vẫn lung linh đèn lồng và rộn rã người xe.
Hành trình tìm “hồn” Hà Nội buổi đêm của Cao Cường, cựu sinh viên báo chí lại diễn ra theo một cách rất khác. Không ồn ào, từ mấy ngày trước, Cường đã tự lên cho mình danh sách những góc phố nhỏ, những con đường ít người lại qua. Cường muốn tự mình ghi lại những sắc màu rất riêng ấy trong chính lúc chuyển ngày.
Đã sau đêm khai mạc Đại lễ một ngày.12 giờ. Đường vẫn đông. Cường cùng cậu bạn rẽ xe máy đi vào Ô Quan Chưởng. Không khí về đêm mát rượi, gió đột ngột thổi bay ngọn cờ nhỏ Cường cắm sẵn ở đầu xe. Đến trước cửa ô, không ai bảo ai, cả hai lặng lẽ dừng xe, đem máy ảnh ghi lại khoảnh khắc thiêng liêng nhất tại nơi này.
“Mình vẫn giữ ấn tượng sâu sắc về một Hà Nội trầm mặc, cổ kính. Với mình, Hà Nội là những mái nhà cũ kỹ rêu phong nằm nghiêng nghiêng trong đêm, là con đường bỗng dưng thênh thang,” Cường chia sẻ.
Nói rồi, hai gã nhiếp ảnh gia nghiệp dư lăn lê trên nền nhựa, hý hoáy chụp, dòng chữ Tôi yêu Hà Nội sau lưng đã ướt đầm mồ hôi.
Những đêm Đại lễ, với các bạn trẻ, còn là chuyến du hành thú vị vào lòng phố cổ. Rất nhiều bạn trẻ, xe cắm cờ đỏ, tay buộc băng rôn gửi gắm lòng yêu thương về Thủ đô cứ vòng vòng mãi trên những con đường vốn ngày ngày vô cùng đông đúc.
2 giờ. Trời đã bước vào ngày mới. Gió đêm lồng lộng chân cầu. Sau hơn hai tiếng thăm thú, chụp ảnh, nhóm của Linh đã dừng lại ở giữa cầu để nghỉ. Dù đã khuya nhưng ai nấy đều cười tươi. Trước mặt, cả thành phố vẫn sáng đèn. Từng nhóm ngồi lại với nhau cùng chén rượu nồng ngày mới.
Chốc chốc, chúng tôi lại thấy những ánh đèn máy ảnh lóe lên cùng điệu cười rộn rã của các bạn trẻ.
3 giờ, sau khi đã “du hành” Hà Nội, nhiều người cảm thấy đói bụng, dừng lại ở những hàng ăn mở muộn. Khói bốc lên ấm long những người hết mực yêu Thủ đô ngàn năm tuổi.
Cao Cường vừa khoe những bức ảnh mình vừa chụp được, vừa bảo với chúng tôi: “Đêm mai, chúng mình cũng sẽ lại sống cùng đêm Hà Nội.”
Có biết bao nhiêu câu chuyện đời, những tâm sự như thế để thấy rằng, tình yêu lặng thầm mà họ dành cho Thủ đô nghìn tuổi đã góp phần làm nên một nét đẹp riêng, lòng tự hào về Hà Nội sống mãi với thời gian./.
Sơn Bách - Mạnh Hùng (Vietnam+)