Xưa nay, các nhà khảo cổ học đã thu lượm được nhiều tàn tích thực vật trải qua hàng ngàn năm nằm yên trong các hầm mộ hay tầng văn hóa.
Trong số đó rất nhiều hạt quả do con người bỏ lại sau bữa ăn, là những bằng chứng vô cùng sinh động và quan trọng phản ánh nguồn thức ăn và môi trường đương thời.
Mới đây, các nhà bảo tàng học đã bỏ nhiều công sức trong việc nghiên cứu nhằm lưu giữ, bảo quản và trưng bày loại hình di vật hiếm có này.
Xin trân trọng giới thiệu bài viết "Giữ những hạt quả 'còn tươi' từ 2.000 năm trước" của tiến sĩ Nguyễn Việt, Giám đốc Trung tâm Tiền sử Đông Nam Á đề cập đến vấn đề này:
Những hạt quả còn nguyên vẹn
Một trong những khó khăn nhất đặt ra cho các phòng thí nghiệm, đó là làm sao giữ nguyên hình trạng hiện vật như khi vừa khai quật. Do nằm lâu trong đất có điều kiện bảo tồn lý tưởng (độ ẩm bão hòa, hàm lượng pH thích hợp) cấu trúc cellulo của các tàn tích thực vật đã giúp giữ nguyên trạng dáng hình ban đầu, mặc dầu những cấu trúc thực vật khác như lignic, pertin bên cạnh các tế bào cellulo thường bị môi trường phân hủy.
Khi đưa khỏi môi trường bảo tồn tự nhiên trong đất, các di vật có nguồn gốc hữu cơ nói chung và nguồn gốc thực vật nói riêng đều nhanh chóng bị co ngót, biến dạng.
Những dạng thực vật như tre nứa có độ co ngót, biến dạng tới trên dưới 80%. Có nghĩa là một cọc tre khi khai quật lên còn tươi xanh, có đường kính 10cm, nếu để khô tự nhiên trong không khí sẽ co ngót trong vòng 48 giờ đồng hồ chỉ còn 2-3cm.
Những hạt quả do chứa lượng chất lỏng cao hơn tre gỗ, độ co ngót biến dạng đôi khi tới trên 90%, tức là biến dạng gần như là hoàn toàn, không thể nhận ra tình trạng cũ.
Vì vậy, trong lĩnh vực bảo quản chống co ngót di tồn khảo cổ có nguồn gốc hữu cơ, trong đó nhất là loại hình di vật thức ăn hạt quả trở nên vô cùng bức thiết và cũng gặp nhiều khó khăn nhất.
Từ đầu thập kỷ 80 của thế kỷ trước, các nhà khoa học tự nhiên và bảo tàng học thế giới đã cùng nhau sáng lập tổ chức WOAM (viết tắt của Wet Organic Archaeological Materials - Các di tồn khảo cổ có nguồn gốc hữu cơ ngậm nước ), một thành viên quan trọng của ICOM (viết tắt của Tổ chức quốc tế về Bảo tồn Bảo tàng, trực thuộc Liên hợp quốc).
Cho đến nay WOAM đã tiến hành trên 10 hội nghị khoa học quốc tế (hai năm một lần) để thông báo và trao đổi kinh nghiệm trong lĩnh vực này.
Một loại hình di vật ít được chú ý
Tại Việt Nam, do quan niệm đơn giản cho rằng khí hậu Việt Nam nóng ẩm, vật liệu hữu cơ không tồn tại được theo thời gian, nên trong một thời gian dài khảo cổ học cũng như bảo tồn bảo tàng đã bỏ qua việc khai quật nhằm mục tiêu thu thập loại hình di vật hữu cơ.
Cuộc khai quật thí nghiệm đầu tiên của chúng tôi tại Hang Xóm Trại (Hòa Bình) năm 1982 đã bước đầu tạo ra thay đổi trong nhận thức này. Trong môi trường hang động đá vôi với trầm tích văn hóa Hòa Bình chứa vỏ nhuyễn thể có hàm lượng cochilien cao, nhiều tàn tích thức ăn thực vật đã được bảo tồn dưới dạng khô héo hay than hóa từ 20.000 năm nay.
Năm 2000, trong cuộc khai quật mộ quan tài thân cây khoét rỗng M1 ở Châu Can, chúng tôi đã tiến hành sàng lọc thí nghiệm với 2dm3 trầm tích trong lòng quan tài, và đã phát hiện hàng trăm di sản thực vật, trong đó có những quả cây vỏ mỏng còn căng đầy và vàng óng màu tự nhiên.
So với số hiện vật thu được theo cách khai quật truyền thống thì có tới 90% tổng số di sản chôn cất trong quan tài thời Đông Sơn đó đã vô tình bị bỏ sót, trong đó đa số là thức ăn thực vật được chôn theo người chết.
Cuộc khai quật tiếp theo do chúng tôi trực tiếp tham gia tiến hành ở hai khu mộ Đông Sơn tại Động Xá (Hưng Yên) và Yên Bắc (Hà Nam) năm 2004 đã đưa khỏi lòng dất hàng ngàn mảnh vụn vải và hàng trăm hạt quả các loại.
Đảm bảo độ co ngót không quá 2%
Bảo quản trưng bày hạt quả ngậm nước là đề tài đã được Trung tâm Tiền sử Đông Nam Á tiến hành từ vừa tròn 10 năm trước. Đề tài đã tiến hành phối hợp với một số phòng thí nghiệm trong và ngoài nước, thí nghiệm với nhiều phương pháp như ngâm PEG với tỷ trọng và nồng độ khác nhau, làm khô bằng máy đông khô (drying freezer)...
Kết quả sau nhiều năm liên tục, những hạt quả tươi của cuộc khai quật Động Xá năm 2004 đã chính thức được ra mắt, nghiệm thu trong tháng 7 vừa qua tại Bảo tàng Phạm Huy Thông (Yên Giang, Yên Hưng, Quảng Ninh).
Đó là những hạt quả tươi ngậm nước khai quật ở các mộ thân cây khoét rỗng thuộc văn hóa Đông Sơn có niên đại cách đây 2000- 2400 năm tại Châu Can (Phú Xuyên, Hà Nội), Yên Bắc (Duy Tiên, Hà Nam) và Động Xá (Kim Động, Hưng Yên), gồm những loài thực vật lúa, sấu, trám, muỗm, dâu da xoan, bàng, dứa núi, củ ấu, quýt, trứng cá…
Để bảo quản các hạt quả “tươi” này phải trải qua nhiều công đoạn như phải lấy nguyên khối đất về ngâm và tách lọc chúng ra khỏi bùn đất rồi tẩy rửa và ngâm vào các loại dung dịch bảo quản…. Kết quả là so với khi mới phát hiện, độ co ngót biến dạng của mẫu vật không quá 2%, cả về hình dáng lẫn màu sắc. Độ bền cứng của mẫu vật tăng lên gấp năm lần, tức đạt yêu cầu di chuyển bằng tay hay các vật tiếp xúc cứng.
Các nhà khoa học tại Thuỵ Điển, Đan Mạch đều rất vui mừng trước kết quả nghiên cứu nói trên của Trung tâm Tiền sử Đông Nam Á. Thành công này đã mở ra triển vọng giúp cho các bảo tàng Việt Nam có thể trưng bày một loại hình di vật khảo cổ mới, đó là những di vật nguồn gốc hữu cơ có từ hàng ngàn năm nay.
Những hạt quả ngậm nước này là loại hình tư liệu đặc biệt, bởi nó cho thấy môi trường và nguồn thức ăn trực tiếp của cư dân thời Đông Sơn, qua đó cung cấp dữ kiện khoa học chân thực nhất để phục dựng môi trường và cuộc sống của tổ tiên thời xưa./.
Trong số đó rất nhiều hạt quả do con người bỏ lại sau bữa ăn, là những bằng chứng vô cùng sinh động và quan trọng phản ánh nguồn thức ăn và môi trường đương thời.
Mới đây, các nhà bảo tàng học đã bỏ nhiều công sức trong việc nghiên cứu nhằm lưu giữ, bảo quản và trưng bày loại hình di vật hiếm có này.
Xin trân trọng giới thiệu bài viết "Giữ những hạt quả 'còn tươi' từ 2.000 năm trước" của tiến sĩ Nguyễn Việt, Giám đốc Trung tâm Tiền sử Đông Nam Á đề cập đến vấn đề này:
Những hạt quả còn nguyên vẹn
Một trong những khó khăn nhất đặt ra cho các phòng thí nghiệm, đó là làm sao giữ nguyên hình trạng hiện vật như khi vừa khai quật. Do nằm lâu trong đất có điều kiện bảo tồn lý tưởng (độ ẩm bão hòa, hàm lượng pH thích hợp) cấu trúc cellulo của các tàn tích thực vật đã giúp giữ nguyên trạng dáng hình ban đầu, mặc dầu những cấu trúc thực vật khác như lignic, pertin bên cạnh các tế bào cellulo thường bị môi trường phân hủy.
Khi đưa khỏi môi trường bảo tồn tự nhiên trong đất, các di vật có nguồn gốc hữu cơ nói chung và nguồn gốc thực vật nói riêng đều nhanh chóng bị co ngót, biến dạng.
Những dạng thực vật như tre nứa có độ co ngót, biến dạng tới trên dưới 80%. Có nghĩa là một cọc tre khi khai quật lên còn tươi xanh, có đường kính 10cm, nếu để khô tự nhiên trong không khí sẽ co ngót trong vòng 48 giờ đồng hồ chỉ còn 2-3cm.
Những hạt quả do chứa lượng chất lỏng cao hơn tre gỗ, độ co ngót biến dạng đôi khi tới trên 90%, tức là biến dạng gần như là hoàn toàn, không thể nhận ra tình trạng cũ.
Vì vậy, trong lĩnh vực bảo quản chống co ngót di tồn khảo cổ có nguồn gốc hữu cơ, trong đó nhất là loại hình di vật thức ăn hạt quả trở nên vô cùng bức thiết và cũng gặp nhiều khó khăn nhất.
Từ đầu thập kỷ 80 của thế kỷ trước, các nhà khoa học tự nhiên và bảo tàng học thế giới đã cùng nhau sáng lập tổ chức WOAM (viết tắt của Wet Organic Archaeological Materials - Các di tồn khảo cổ có nguồn gốc hữu cơ ngậm nước ), một thành viên quan trọng của ICOM (viết tắt của Tổ chức quốc tế về Bảo tồn Bảo tàng, trực thuộc Liên hợp quốc).
Cho đến nay WOAM đã tiến hành trên 10 hội nghị khoa học quốc tế (hai năm một lần) để thông báo và trao đổi kinh nghiệm trong lĩnh vực này.
Một loại hình di vật ít được chú ý
Tại Việt Nam, do quan niệm đơn giản cho rằng khí hậu Việt Nam nóng ẩm, vật liệu hữu cơ không tồn tại được theo thời gian, nên trong một thời gian dài khảo cổ học cũng như bảo tồn bảo tàng đã bỏ qua việc khai quật nhằm mục tiêu thu thập loại hình di vật hữu cơ.
Cuộc khai quật thí nghiệm đầu tiên của chúng tôi tại Hang Xóm Trại (Hòa Bình) năm 1982 đã bước đầu tạo ra thay đổi trong nhận thức này. Trong môi trường hang động đá vôi với trầm tích văn hóa Hòa Bình chứa vỏ nhuyễn thể có hàm lượng cochilien cao, nhiều tàn tích thức ăn thực vật đã được bảo tồn dưới dạng khô héo hay than hóa từ 20.000 năm nay.
Năm 2000, trong cuộc khai quật mộ quan tài thân cây khoét rỗng M1 ở Châu Can, chúng tôi đã tiến hành sàng lọc thí nghiệm với 2dm3 trầm tích trong lòng quan tài, và đã phát hiện hàng trăm di sản thực vật, trong đó có những quả cây vỏ mỏng còn căng đầy và vàng óng màu tự nhiên.
So với số hiện vật thu được theo cách khai quật truyền thống thì có tới 90% tổng số di sản chôn cất trong quan tài thời Đông Sơn đó đã vô tình bị bỏ sót, trong đó đa số là thức ăn thực vật được chôn theo người chết.
Cuộc khai quật tiếp theo do chúng tôi trực tiếp tham gia tiến hành ở hai khu mộ Đông Sơn tại Động Xá (Hưng Yên) và Yên Bắc (Hà Nam) năm 2004 đã đưa khỏi lòng dất hàng ngàn mảnh vụn vải và hàng trăm hạt quả các loại.
Đảm bảo độ co ngót không quá 2%
Bảo quản trưng bày hạt quả ngậm nước là đề tài đã được Trung tâm Tiền sử Đông Nam Á tiến hành từ vừa tròn 10 năm trước. Đề tài đã tiến hành phối hợp với một số phòng thí nghiệm trong và ngoài nước, thí nghiệm với nhiều phương pháp như ngâm PEG với tỷ trọng và nồng độ khác nhau, làm khô bằng máy đông khô (drying freezer)...
Kết quả sau nhiều năm liên tục, những hạt quả tươi của cuộc khai quật Động Xá năm 2004 đã chính thức được ra mắt, nghiệm thu trong tháng 7 vừa qua tại Bảo tàng Phạm Huy Thông (Yên Giang, Yên Hưng, Quảng Ninh).
Đó là những hạt quả tươi ngậm nước khai quật ở các mộ thân cây khoét rỗng thuộc văn hóa Đông Sơn có niên đại cách đây 2000- 2400 năm tại Châu Can (Phú Xuyên, Hà Nội), Yên Bắc (Duy Tiên, Hà Nam) và Động Xá (Kim Động, Hưng Yên), gồm những loài thực vật lúa, sấu, trám, muỗm, dâu da xoan, bàng, dứa núi, củ ấu, quýt, trứng cá…
Để bảo quản các hạt quả “tươi” này phải trải qua nhiều công đoạn như phải lấy nguyên khối đất về ngâm và tách lọc chúng ra khỏi bùn đất rồi tẩy rửa và ngâm vào các loại dung dịch bảo quản…. Kết quả là so với khi mới phát hiện, độ co ngót biến dạng của mẫu vật không quá 2%, cả về hình dáng lẫn màu sắc. Độ bền cứng của mẫu vật tăng lên gấp năm lần, tức đạt yêu cầu di chuyển bằng tay hay các vật tiếp xúc cứng.
Các nhà khoa học tại Thuỵ Điển, Đan Mạch đều rất vui mừng trước kết quả nghiên cứu nói trên của Trung tâm Tiền sử Đông Nam Á. Thành công này đã mở ra triển vọng giúp cho các bảo tàng Việt Nam có thể trưng bày một loại hình di vật khảo cổ mới, đó là những di vật nguồn gốc hữu cơ có từ hàng ngàn năm nay.
Những hạt quả ngậm nước này là loại hình tư liệu đặc biệt, bởi nó cho thấy môi trường và nguồn thức ăn trực tiếp của cư dân thời Đông Sơn, qua đó cung cấp dữ kiện khoa học chân thực nhất để phục dựng môi trường và cuộc sống của tổ tiên thời xưa./.
(TTXVN/Vietnam+)