Google hạn chế chatbot Gemini trả lời các câu hỏi liên quan đến bầu cử

oogle cảnh báo người dùng "hết sức thận trọng" với chủ đề bầu cử và công ty đang hạn chế chatbot Gemini trả lời các câu hỏi liên quan đến bầu cử trên toàn cầu sắp diễn ra trong năm nay.

Ngày càng nhiều lo ngại về việc AI sẽ có những ảnh hưởng thiếu minh bạch tới quá trình bầu cử. (Ảnh: Mobiles Syrup)
Ngày càng nhiều lo ngại về việc AI sẽ có những ảnh hưởng thiếu minh bạch tới quá trình bầu cử. (Ảnh: Mobiles Syrup)

Trong nỗ lực ngăn chặn sự lan truyền thông tin sai lệch, ngày 13/3, Google thông báo bắt đầu hạn chế các câu hỏi liên quan đến bầu cử mà người dùng có thể hỏi chatbot Gemini. Việc điều chỉnh này đã được triển khai ở cả Mỹ và Ấn Độ, nơi các cử tri sẽ đi bỏ phiếu vào mùa Xuân tới.

Trong bài đăng trên trang blog, Google cảnh báo người dùng "hết sức thận trọng" với chủ đề bầu cử và công ty đang hạn chế chatbot Gemini trả lời các câu hỏi liên quan đến bầu cử trên toàn cầu sắp diễn ra trong năm nay.

Trao đổi với báo giới, người phát ngôn của Google cho biết những thay đổi này phản ánh chiến lược tiếp cận đối với vấn đề bầu cử được lên kế hoạch từ trước của công ty.

Các hạn chế mới được áp đặt để chuẩn bị cho nhiều cuộc bầu cử sắp diễn ra trên khắp thế giới trong năm 2024 và được thực hiện một cách cẩn trọng.

Trước đó, Google đã phải dừng tính năng tạo ảnh trí tuệ nhân tạo (AI) của Gemini sau khi chatbot này cung cấp những thông tin không chính xác trong ảnh lịch sử. Động thái của Google được đưa ra sau khi người dùng phản ánh công cụ của hãng đã tạo những hình ảnh không đúng về nhân vật lịch sử.

Thông tin trên cũng diễn ra trong bối cảnh các nền tảng công nghệ đang chuẩn bị cho các sự kiện bầu cử diễn ra trên khắp thế giới, trong bối cảnh năm 2024 được xem là năm có nhiều cuộc bầu cử nhất từ trước đến nay.

Tạp chí “The Economist” của Anh lưu ý rằng thế giới sẽ chứng kiến bầu cử diễn ra tại các quốc gia như Ấn Độ, quốc gia đông dân nhất thế giới với 1,4 tỷ người, Mỹ (342 triệu người), Brazil (218 triệu người), Indonesia (280 triệu người), Pakistan (245 triệu người) và Nga (144 triệu người). Tất cả các cử tri sẽ trải nghiệm “cuộc bầu cử AI” đầu tiên của họ.

AI có thể giảm chi phí vận động tranh cử khổng lồ, đồng thời đóng vai trò là một lựa chọn hữu ích cho các chính trị gia mới ít được biết đến và những ứng cử viên có ý tưởng chính sách hay nhưng đang gặp khó khăn trong việc gặp gỡ cử tri vì thiếu vốn.

Tuy nhiên, AI có một số sai sót nguy hiểm. Điều đáng lo ngại nhất là thông tin sai lệch có thể được truyền tải qua các sản phẩm "deepfake" về các chính trị gia nổi tiếng.

Deepfake là một video giả, bắt chước khuôn mặt và giọng nói của người thật. Vì thông tin sai lệch được truyền tải từ một "người" trong video giống chính trị gia thật nên chắc chắn sẽ có tác động lớn đến cử tri./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục