Chiều 9/5, trao đổi với phóng viên TTXVN về sự cố máy bay Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) lao ra khỏi đường cất hạ cánh, ông Lại Xuân Thanh, Phó Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam cho biết đơn vị này đang liên hệ để gửi hộp đen chiếc máy bay bị nổ lốp đi giải mã, tìm nguyên nhân khiến hệ thống phanh không hoạt động bình thường để rút kinh nghiệm phòng ngừa.
Ông Lại Xuân Thanh cũng cho hay theo Nghị định số 75 của Chính phủ về điều tra sự cố tai nạn tàu bay dân dụng, sự cố này sẽ phải điều tra về mặt kỹ thuật. Hiện Cục Hàng không đang liên hệ với các tổ chức được công nhận có đủ điều kiện giải mã hộp đen của Pháp, Singapore, Nhật Bản để gửi hộp đen của chiếc máy bay trên đi giải mã.
Trước đó, tối 6/5, chuyến bay mang số hiệu VN 503 của Vietnam Airlines xuất phát từ Quảng Châu đến Thành phố Hồ Chí Minh đã gặp sự cố khi hạ cánh tại sân bay Tân Sơn Nhất lúc 17 giờ 49. Theo tường trình của tổ bay, khi đáp xuống sân bay Tân Sơn Nhất, máy bay trên đã không thể giảm được tốc độ nên phải chạy thẳng về cuối đường băng thay vì rẽ vào đường lăn, cơ trưởng quyết định sử dụng hệ thống phanh sân đỗ (phanh khẩn cấp).
Ngay sau đó, máy bay bị nổ hai lốp bên trái, một lốp bên phải trong khi tiếp tục lao nghiêng về bên trái và dừng lại trên đường bảo hiểm sau khi quệt gãy hai đèn thềm báo hiệu dưới đường băng.
Đại diện Vietnam Airlines cho biết chiếc máy bay này đã chạy vượt quá đường cất hạ cánh và dừng tại đầu bảo hiểm cách điểm cuối đường cất hạ cánh khoảng 50m. Tại thời điểm hạ cánh, sân bay Tân Sơn Nhất đang có mưa giông. Phi hành đoàn của chuyến bay đã thực hiện các biện pháp cần thiết, toàn bộ 136 hành khách cùng 8 thành viên phi hành đoàn, hành lý và hàng hóa đều an toàn, không có thiệt hại về người.
Máy bay gặp sự cố là chiếc Airbus A321-231, xuất xưởng tháng 2/2007 và được Vietnam Airlines đưa vào khai thác cùng kỳ. Kỳ kiểm tra kỹ thuật định kỳ gần nhất của máy bay này là ngày 27/4 vừa qua. Cơ trưởng điều hành chuyến bay là phi công Trần Tuấn Anh đã có tổng số giờ bay tích lũy trên 4.300 giờ. Lái phụ chuyến bay là phi công Nguyễn Kim Hiếu đã có tổng số giờ bay tích lũy trên 1.500 giờ./.
Ông Lại Xuân Thanh cũng cho hay theo Nghị định số 75 của Chính phủ về điều tra sự cố tai nạn tàu bay dân dụng, sự cố này sẽ phải điều tra về mặt kỹ thuật. Hiện Cục Hàng không đang liên hệ với các tổ chức được công nhận có đủ điều kiện giải mã hộp đen của Pháp, Singapore, Nhật Bản để gửi hộp đen của chiếc máy bay trên đi giải mã.
Trước đó, tối 6/5, chuyến bay mang số hiệu VN 503 của Vietnam Airlines xuất phát từ Quảng Châu đến Thành phố Hồ Chí Minh đã gặp sự cố khi hạ cánh tại sân bay Tân Sơn Nhất lúc 17 giờ 49. Theo tường trình của tổ bay, khi đáp xuống sân bay Tân Sơn Nhất, máy bay trên đã không thể giảm được tốc độ nên phải chạy thẳng về cuối đường băng thay vì rẽ vào đường lăn, cơ trưởng quyết định sử dụng hệ thống phanh sân đỗ (phanh khẩn cấp).
Ngay sau đó, máy bay bị nổ hai lốp bên trái, một lốp bên phải trong khi tiếp tục lao nghiêng về bên trái và dừng lại trên đường bảo hiểm sau khi quệt gãy hai đèn thềm báo hiệu dưới đường băng.
Đại diện Vietnam Airlines cho biết chiếc máy bay này đã chạy vượt quá đường cất hạ cánh và dừng tại đầu bảo hiểm cách điểm cuối đường cất hạ cánh khoảng 50m. Tại thời điểm hạ cánh, sân bay Tân Sơn Nhất đang có mưa giông. Phi hành đoàn của chuyến bay đã thực hiện các biện pháp cần thiết, toàn bộ 136 hành khách cùng 8 thành viên phi hành đoàn, hành lý và hàng hóa đều an toàn, không có thiệt hại về người.
Máy bay gặp sự cố là chiếc Airbus A321-231, xuất xưởng tháng 2/2007 và được Vietnam Airlines đưa vào khai thác cùng kỳ. Kỳ kiểm tra kỹ thuật định kỳ gần nhất của máy bay này là ngày 27/4 vừa qua. Cơ trưởng điều hành chuyến bay là phi công Trần Tuấn Anh đã có tổng số giờ bay tích lũy trên 4.300 giờ. Lái phụ chuyến bay là phi công Nguyễn Kim Hiếu đã có tổng số giờ bay tích lũy trên 1.500 giờ./.
Uông Lam (TTXVN)