Hà Nội: Cưỡng chế phá dỡ các công trình vi phạm tại mương Nghĩa Đô

Sáng 17/5, lực lượng chức năng quận Cầu Giấy đã đồng loạt tổ chức thực hiện cưỡng chế phá dỡ các công trình vi phạm trật tự tại Dự án Cống hóa mương thoát nước Nghĩa Đô.
Hà Nội: Cưỡng chế phá dỡ các công trình vi phạm tại mương Nghĩa Đô ảnh 1Sáng 17/5, lực lượng chức năng quận Cầu Giấy đã đồng loạt tổ chức thực hiện cưỡng chế phá dỡ các công trình vi phạm trật tự tại Dự án Cống hóa mương thoát nước Nghĩa Đô. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Hà Nội: Cưỡng chế phá dỡ các công trình vi phạm tại mương Nghĩa Đô ảnh 2Sau khi cưỡng chế, Ủy ban Nhân dân quận sẽ dựng hàng rào tôn xung quanh dự án, tổ chức gắn camera giám sát để ngăn chặn các trường hợp cố tình vi phạm. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Hà Nội: Cưỡng chế phá dỡ các công trình vi phạm tại mương Nghĩa Đô ảnh 3Ông Trần Việt Hà, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân quận Cầu Giấy đọc Quyết định cưỡng chế các công trình vi phạm tại dự án. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Hà Nội: Cưỡng chế phá dỡ các công trình vi phạm tại mương Nghĩa Đô ảnh 4Ủy ban Nhân dân phường Quan Hoa đã yêu cầu các tổ chức, cá nhân là chủ đầu tư tự giác tháo dỡ công trình vi phạm trật tự xây dựng, di chuyển người và vật dụng, tài sản ra khỏi khu đất có công trình vi phạm xong trước 16 giờ ngày 16/5/2018. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Hà Nội: Cưỡng chế phá dỡ các công trình vi phạm tại mương Nghĩa Đô ảnh 5Các trường hợp gặp khó khăn vướng mắc trong việc di dời cần báo lại để các đơn vị có chức năng hỗ trợ việc di dời, hạn chế thấp nhất những thiệt hại có thể xảy ra. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Hà Nội: Cưỡng chế phá dỡ các công trình vi phạm tại mương Nghĩa Đô ảnh 6Các tiểu thương khu chợ cóc nằm tại ngã Nguyễn Khánh Toàn và đường bờ sông Quan Hoa đã ráo riết dọn dẹp gian hàng của mình mặc dù đã nhận được thông báo sẽ cưỡng chế trước đó vài ngày. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Hà Nội: Cưỡng chế phá dỡ các công trình vi phạm tại mương Nghĩa Đô ảnh 7Quận Cầu Giấy đã tiến hành cắt điện, cắt nước đối với các cơ sở kinh doanh không đúng ngành nghề, vi phạm trật tự xây dựng, mục đích sử dụng đất. Sau đó, các lực lượng chức năng quận đã tiến hành cưỡng chế 23 công trình vi phạm. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Hà Nội: Cưỡng chế phá dỡ các công trình vi phạm tại mương Nghĩa Đô ảnh 8Trong đó, Lô số 1 gồm 7 trường hợp; Lô số 3, 8 trường hợp; Lô số 4, 6 trường hợp. Theo lãnh đạo quận Cầu Giấy, đến thời điểm này, đã có một số chủ công trình vi phạm tự tháo dỡ bộ phận công trình vi phạm. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Hà Nội: Cưỡng chế phá dỡ các công trình vi phạm tại mương Nghĩa Đô ảnh 9Dù mục đích sau khi cống hóa là làm bãi đỗ xe và công trình phụ trợ nhưng phần lớn diện tích đất mương lại được cho thuê xây dựng showroom, văn phòng, nhà hàng, một phần diện tích bị chuyển nhượng, diện tích đất dành cho trồng cây xanh lại sử dụng làm sân bê tông là sử dụng đất sai mục đích, vi phạm nghiêm trọng pháp luật về đất đai và xây dựng. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Hà Nội: Cưỡng chế phá dỡ các công trình vi phạm tại mương Nghĩa Đô ảnh 10Theo một số cơ sở kinh doanh tại đây, từ trưa ngày 16/5, nhiều cơ sở đã đóng cửa ngừng kinh doanh để tiến hành di dời đồ đạc. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Hà Nội: Cưỡng chế phá dỡ các công trình vi phạm tại mương Nghĩa Đô ảnh 11Phần lớn các cơ sở đều nghiêm túc chấp hành việc cưỡng chế, di dời tài sản, đồ đạc ra khỏi khu vực vi phạm. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Hà Nội: Cưỡng chế phá dỡ các công trình vi phạm tại mương Nghĩa Đô ảnh 12Các công trình xây dựng tại dự án mương thoát nước và bãi đỗ xe Nghĩa Đô này đều rất kiên cố. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Hà Nội: Cưỡng chế phá dỡ các công trình vi phạm tại mương Nghĩa Đô ảnh 13Theo lãnh đạo quận Cầu Giấy, sau khi dựng rào tôn, lực lượng chức năng sẽ lắp camera theo dõi. Các trường hợp có hành vi phá hoại, đơn vị chức năng sẽ tiến hành khởi tố theo quy định. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Toàn cảnh buổi cưỡng chế vi phạm dự án mương thoát nước Nghĩa Đô. (Video: Minh Sơn/Vietnam+)

Dự án cống hóa mương Nghĩa Đô (ở phường Quan Hoa, quận Cầu Giấy) để xây dựng bãi đỗ xe được Uỷ ban Nhân dân Hà Nội cấp giấy chứng nhận đầu tư ngày 31/5/2007 cho Công ty Cổ phần Đầu tư, xây lắp, Thương mại và Dịch vụ. Quy mô đầu tư khoảng 185 ôtô và 500 xe máy và các dịch vụ phụ trợ.

Gần 2 tháng sau, Uỷ ban Nhân dân Hà Nội có quyết định thu hồi hơn 14.000 m2 đất để giao cho chủ đầu tư thuê để cống hóa mương Nghĩa Đô kết hợp làm bãi đỗ xe và công trình dịch vụ phụ trợ. Tiếp đó, ngày 28/9/2007, Uỷ ban Nhân quận Cầu Giấy cấp giấy phép xây dựng số 862/GPXD cho chủ đầu tư xây dựng dự án trên.

Điều đáng nói sau khi thực hiện xong dự án cống hóa, vào tháng 9/2011, chủ đầu tư cũng đã tiến hành ký kết hợp đồng với Công ty Cổ phần Đầu tư An Lộc.

Nội dung trong hợp đồng nêu rõ: "Công ty Cổ phần Đầu tư xây lắp Thương mại và Dịch vụ là chủ đầu tư dự án cống hóa mương Nghĩa Đô xây dựng bãi đỗ xe chuyển toàn bộ tài sản (gồm vốn góp, tài sản, các quyền và nghĩa vụ, quyền lợi) của mình trong dự án cho Công ty Cổ phần Đầu tư An Lộc tiếp tục thực hiện khai thác kinh doanh dự án".

Ngay sau đó, Công ty Cổ phần Đầu tư An Lộc đã tiếp tục ký tới 30 hợp đồng cho các tổ chức, cá nhân để khai thác, sử dụng các công trình của dự án. 30 tổ chức, cá nhân này đã sử dụng đất với nhiều mục đích khác nhau.

Thay vì làm bãi gửi xe và công trình phụ trợ, 14.000 m2 đất công đã bị "xẻ thịt" làm nhà hàng, quán ăn. Từ năm 2012, chính quyền quận Cầu Giấy, phường Quan Hoa cho biết đã nhiều lần xử lý các vi phạm trên.
(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục