Hà Nội nói gì về bản thiết kế cầu Thượng Cát giống cầu Thạch Hãn 1?

Theo đại diện Sở Quy hoạch-Kiến Trúc, qua kiểm tra, thiết kế cầu Thượng Cát có sự khác biệt và không giống cầu Thạch Hãn 1 (Quảng Trị), từ quy mô cũng như các nhịp cầu, vị trí, cảnh quan có khác nhau…

Phối cảnh cầu Thượng Cát. (Nguồn: TTXVN)
Phối cảnh cầu Thượng Cát. (Nguồn: TTXVN)

Trước dư luận cho rằng kiến trúc thiết kế cầu Thượng Cát ở Hà Nội giống thiết kế cầu Thạch Hãn 1 (Quảng Trị), tại buổi họp báo do Ủy ban thành phố Hà Nội tổ chức chiều 28/3, Phó Giám đốc Sở Quy hoạch và Kiến trúc Nguyễn Bá Nguyên đã có giải đáp cụ thể về nội dung này.

Theo ông Nguyễn Bá Nguyên, Hà Nội đã lập hội đồng thi tuyển thiết kế cầu Thượng Cát, trên cơ sở đó Hội đồng thi tuyển đã triển khai theo đúng quy định và kết quả có 3 phương án, trong đó có phương án giải nhất như báo chí nêu. Sau khi có phản ánh, Sở Quy hoạch và Kiến trúc cũng như Hội đồng thi tuyển đã rà soát và báo cáo Ủy ban Nhân dân thành phố.

Qua kiểm tra, ông Nguyễn Bá Nguyên khẳng định hai cầu thực chất có sự khác biệt và không giống nhau, quy mô cũng như các nhịp cầu, vị trí, cảnh quan có khác nhau…

Trên cơ sở đó, Sở Quy hoạch-Kiến trúc đã báo cáo Ủy ban Nhân dân thành phố, bảo đảm quy trình thống nhất lựa chọn. Cùng đó, trong quy trình triển khai tiếp theo, Sở hướng dẫn Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông nghiên cứu phương án để làm sao có ngôn ngữ kiến trúc, hình thức kiến trúc cũng như các nội dung về nhịp cầu, trụ cầu để có sự khác biệt và thông qua Hội đồng kiến trúc thành phố.

Ông Nguyễn Bá Nguyên thông tin thêm cuối tháng 2 vừa qua, Sở Quy hoạch-Kiến trúc đã gửi Hội đồng kiến trúc thành phố để lấy ý kiến.

“Hiện nay, các thành viên đang gửi ý kiến, phía sở đang trong quá trình tổng hợp để ra thông báo kết luận của Hội đồng Kiến trúc làm cơ sở hoàn thiện và triển khai, đảm bảo đúng chỉ đạo của thành phố, tránh dư luận có hai cầu giống nhau,” ông Nguyễn Bá Nguyên nói./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Một trường hợp vi phạm lỗi không chấp hành đèn tín hiệu giao thông bị lực lượng cán bộ, chiến sỹ đội CSGT số 7 dừng xe, kiểm tra và xử lý. (Ảnh: Phạm Kiên/TTXVN)

Nghị định 168 - Chỉ bàn tiến, không bàn lùi!

Tính từ ngày 1/1 (thời điểm Nghị định 168/2024/NĐ-CP có hiệu lực) đến ngày 15/1/2025, số vụ tai nạn giao thông giảm cả về 3 tiêu chí so với cùng kỳ và thời gian trước liền kề.

Công nhân gắn đèn tín hiệu cho phép rẽ phải khi đèn đỏ tại một số nút giao. (Ảnh: Tiến Lực/TTXVN)

Ùn tắc giao thông căng thẳng, kéo dài nhiều giờ tại TP Hồ Chí Minh

Nghị định 168 của Chính phủ có hiệu lực với mức xử phạt cao nên người dân tuân thủ hơn, nhất là hạn chế rẽ phải khi đèn đỏ. Với mật độ xe rất lớn, các tuyến đường khu trung tâm TP Hồ Chí Minh đa phần nút giao lại gần nhau dẫn đến tình trạng dừng chờ kéo dài.