Chiều 27/2, Đội Quản lý thị trường số 5, Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội đã kiểm tra và lập biên bản Cửa hàng xăng dầu số 79 Thanh Nhàn của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Phú Nhuận do vi phạm về điều kiện kinh doanh, tự ý đóng cừa mà không thông báo với cơ quan chức năng.
Tại thời điểm kiểm tra, lượng xăng A92 trong bồn chứa chỉ còn 12 cm dưới trõ bấm và khi thử máy thì không bơm lên được, còn dầu là 27,5 cm.
Ông Phạm Bá Cường, Phó Giám đốc doanh nghiệp trên cho biết, trong 3 ngày vừa qua doanh nghiệp đã phải ngưng bán từ sau 15 giờ do lượng tiêu thụ tăng gấp rưỡi so với ngày bình thường, nhưng nguồn cung lại không đáp ứng kịp.
"Hợp đồng cung cấp không thay đổi nhưng do tiêu thụ quá mạnh nên nguồn cung gặp khó khăn, doanh nghiệp không đủ hàng để bán," ông Cường trình bày lý do.
Cây xăng này hiện đang làm đại lý cho Xí nghiệp bán lẻ trực thuộc Công ty xăng dầu khu vực 1, theo ông Cường mỗi tháng cửa hàng ký kết mua 300 mét khối xăng dầu, nếu căn cứ theo hợp đồng thì phía doanh nghiệp đầu mối vẫn đảm bảo đúng số lượng, nhưng khi có nhu cầu đột biến thì không đủ hàng để bán.
"Nếu duy trì theo hợp đồng thì việc kinh doanh trong trường hợp trên hết sức khó khăn, công ty đã có đơn gửi Xí nghiệp bán lẻ xăng dầu để tăng định mức nhưng họ nói nguồn cũng khó khăn," ông Cường cho hay.
Mặc dù lập luận như vậy, nhưng theo ông Nguyễn Văn Thanh, Phó đội trưởng Đội quản lý thị trường số 5, xăng dầu là mặt hàng kinh doanh có điều kiện nên mọi hoạt động như niêm yết giá và thời gian bán hàng... đều phải chấp hàng các quy định của nhà nước.
Trước đó, trong sáng nay, Bộ Tài Chính đã có văn bản về yêu cầu không điều chỉnh giá xăng dầu trong đó cho phép tăng gấp đôi mức trích quỹ bình ổn xăng từ 1.000 đồng lên 2.000 đồng/lít và dầu diesel thêm 400 đồng/lít, lên mức 800 đồng/lít nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn vi phạm.
"Mọi lý do nhằm đóng cửa không đúng đều bị xử lý theo pháp luật và cơ quan Quản lý thị trường sẽ truy ngược lên đầu mối cung cấp xăng dầu để làm rõ trách nhiệm," ông Thanh nhấn mạnh.
Ngay sau vụ việc trên, phóng viên Vietnam+ đã trao đổi trực tiếp với ông Võ Văn Quyền, Vụ trưởng Vụ thị trường trong nước (Bộ Công Thương) để tìm hiểu nguồn cung xăng dầu trong nước hiện nay.
Theo khẳng định của ông Quyền, nguồn cung xăng dầu trong nước hiện vẫn đảm bảo đủ và Thủ tướng Chính Phủ cũng đã có chỉ đạo việc bán xăng dầu trong nước bình thường, giá không đổi đồng thời trích quỹ bình ổn để bù lỗ cho việc kinh doanh này.
"Nghị định 104 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu đã quy định rõ, nếu dừng bán hàng bất hợp lý hoặc găm hàng sẽ có những chế tài xử lý, phía Bộ Công Thương cũng đã kiểm tra trước trong và sau tết cho thấy nguồn cung vẫn đảm bảo," ông Quyền nói./.
Tại thời điểm kiểm tra, lượng xăng A92 trong bồn chứa chỉ còn 12 cm dưới trõ bấm và khi thử máy thì không bơm lên được, còn dầu là 27,5 cm.
Ông Phạm Bá Cường, Phó Giám đốc doanh nghiệp trên cho biết, trong 3 ngày vừa qua doanh nghiệp đã phải ngưng bán từ sau 15 giờ do lượng tiêu thụ tăng gấp rưỡi so với ngày bình thường, nhưng nguồn cung lại không đáp ứng kịp.
"Hợp đồng cung cấp không thay đổi nhưng do tiêu thụ quá mạnh nên nguồn cung gặp khó khăn, doanh nghiệp không đủ hàng để bán," ông Cường trình bày lý do.
Cây xăng này hiện đang làm đại lý cho Xí nghiệp bán lẻ trực thuộc Công ty xăng dầu khu vực 1, theo ông Cường mỗi tháng cửa hàng ký kết mua 300 mét khối xăng dầu, nếu căn cứ theo hợp đồng thì phía doanh nghiệp đầu mối vẫn đảm bảo đúng số lượng, nhưng khi có nhu cầu đột biến thì không đủ hàng để bán.
"Nếu duy trì theo hợp đồng thì việc kinh doanh trong trường hợp trên hết sức khó khăn, công ty đã có đơn gửi Xí nghiệp bán lẻ xăng dầu để tăng định mức nhưng họ nói nguồn cũng khó khăn," ông Cường cho hay.
Mặc dù lập luận như vậy, nhưng theo ông Nguyễn Văn Thanh, Phó đội trưởng Đội quản lý thị trường số 5, xăng dầu là mặt hàng kinh doanh có điều kiện nên mọi hoạt động như niêm yết giá và thời gian bán hàng... đều phải chấp hàng các quy định của nhà nước.
Trước đó, trong sáng nay, Bộ Tài Chính đã có văn bản về yêu cầu không điều chỉnh giá xăng dầu trong đó cho phép tăng gấp đôi mức trích quỹ bình ổn xăng từ 1.000 đồng lên 2.000 đồng/lít và dầu diesel thêm 400 đồng/lít, lên mức 800 đồng/lít nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn vi phạm.
"Mọi lý do nhằm đóng cửa không đúng đều bị xử lý theo pháp luật và cơ quan Quản lý thị trường sẽ truy ngược lên đầu mối cung cấp xăng dầu để làm rõ trách nhiệm," ông Thanh nhấn mạnh.
Ngay sau vụ việc trên, phóng viên Vietnam+ đã trao đổi trực tiếp với ông Võ Văn Quyền, Vụ trưởng Vụ thị trường trong nước (Bộ Công Thương) để tìm hiểu nguồn cung xăng dầu trong nước hiện nay.
Theo khẳng định của ông Quyền, nguồn cung xăng dầu trong nước hiện vẫn đảm bảo đủ và Thủ tướng Chính Phủ cũng đã có chỉ đạo việc bán xăng dầu trong nước bình thường, giá không đổi đồng thời trích quỹ bình ổn để bù lỗ cho việc kinh doanh này.
"Nghị định 104 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu đã quy định rõ, nếu dừng bán hàng bất hợp lý hoặc găm hàng sẽ có những chế tài xử lý, phía Bộ Công Thương cũng đã kiểm tra trước trong và sau tết cho thấy nguồn cung vẫn đảm bảo," ông Quyền nói./.
Đức Duy (Vietnam+)