Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội đã phê duyệt các giải pháp kiểm tra và xử lý rùa tai đỏ tại hồ Gươm do Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội đề xuất, nhằm bảo đảm môi trường sống cho rùa hồ Gươm.
Đây là việc làm cấp thiết, góp phần ngăn chặn “dịch” rùa tai đỏ đang có nguy cơ lan rộng tại hồ Gươm, nhất là những ngày gần đây dư luận được chứng kiến rùa tai đỏ xuất hiện ngay trên lưng cụ rùa và những vết thương mới trên cụ rùa quý đồ rằng do loài động vật này gây nên. Rùa tai đỏ hiện được xếp vào 100 loài động vật xâm hại nguy hiểm nhất thế giới.
Giải pháp tình thế trước mắt được đưa ra là bắt và xử lý ngay rùa tai đỏ hiện có trong hồ Gươm, không gây vẩn đục, không ảnh hưởng đến rùa quý và hệ động thực vật thủy sinh trong hồ, đảm bảo mỹ quan và dễ thao tác.
Bên cạnh đó, nghiên cứu mồi dẫn dụ (chủng loại, số lượng) đảm bảo hiệu quả nhưng không ảnh hưởng đến môi trường sinh thái hồ; nghiên cứu vị trí đặt thiết bị và đề xuất địa điểm, tiến hành bắt rùa tai đỏ tại một hồ thử nghiệm để rút kinh nghiệm.
Giải pháp đồng bộ tiếp theo là xây dựng kế hoạch truyên truyền về tác hại của rùa tai đỏ đối với hệ sinh thái hồ Gươm và các văn bản liên quan nghiêm cấm mọi hành vi buôn bán, lưu giữ, vận chuyển và nuôi rùa tai đỏ. Ngăn chặn việc tăng số lượng rùa tai đỏ thông qua vận động người dân không phóng sinh rùa tai đỏ và các sinh vật ngoại lai khác xuống hồ Gươm; xử lý theo pháp luật đối với hành vi vi phạm; điều tra khảo sát các khu vực có khả năng là bãi đẻ của rùa tai đỏ để tiêu diệt./.
Đây là việc làm cấp thiết, góp phần ngăn chặn “dịch” rùa tai đỏ đang có nguy cơ lan rộng tại hồ Gươm, nhất là những ngày gần đây dư luận được chứng kiến rùa tai đỏ xuất hiện ngay trên lưng cụ rùa và những vết thương mới trên cụ rùa quý đồ rằng do loài động vật này gây nên. Rùa tai đỏ hiện được xếp vào 100 loài động vật xâm hại nguy hiểm nhất thế giới.
Giải pháp tình thế trước mắt được đưa ra là bắt và xử lý ngay rùa tai đỏ hiện có trong hồ Gươm, không gây vẩn đục, không ảnh hưởng đến rùa quý và hệ động thực vật thủy sinh trong hồ, đảm bảo mỹ quan và dễ thao tác.
Bên cạnh đó, nghiên cứu mồi dẫn dụ (chủng loại, số lượng) đảm bảo hiệu quả nhưng không ảnh hưởng đến môi trường sinh thái hồ; nghiên cứu vị trí đặt thiết bị và đề xuất địa điểm, tiến hành bắt rùa tai đỏ tại một hồ thử nghiệm để rút kinh nghiệm.
Giải pháp đồng bộ tiếp theo là xây dựng kế hoạch truyên truyền về tác hại của rùa tai đỏ đối với hệ sinh thái hồ Gươm và các văn bản liên quan nghiêm cấm mọi hành vi buôn bán, lưu giữ, vận chuyển và nuôi rùa tai đỏ. Ngăn chặn việc tăng số lượng rùa tai đỏ thông qua vận động người dân không phóng sinh rùa tai đỏ và các sinh vật ngoại lai khác xuống hồ Gươm; xử lý theo pháp luật đối với hành vi vi phạm; điều tra khảo sát các khu vực có khả năng là bãi đẻ của rùa tai đỏ để tiêu diệt./.
Hồng Hạnh (TTXVN/Vietnam+)