Trước sự bất bình và bức xúc bấy lâu của nhân dân Khu tái định cư Dịch Vọng, quận Cầu Giấy (Hà Nội), sáng 1/11 Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội Nguyễn Thế Thảo đã đi thị sát, làm việc với chính quyền địa phương và nhiều đơn vị liên quan.
Ông Nguyễn Thế Thảo đã tặng quà, thăm hỏi các hộ gia đình khó khăn, chính sách, cũng như nắm bắt cuộc sống, sinh hoạt và những tồn tại, bất cập của khu tái định cư này.
Nhiều hộ dân, đặc biệt là hộ ông Phí Văn Tuấn (Tổ trưởng tổ dân phố), vợ chồng ông Trần Bá Hải (thương binh) và bà Nguyễn Thị Cương (Tổ phó tổ dân phố) sống tại tòa nhà No3 cho rằng thời gian qua, người dân ở đây hết sức bất bình vì cung cách quản lý lỏng lẻo và độc quyền khiến họ không được hưởng các dịch vụ tốt, không có chỗ vui chơi, sinh hoạt, các thiết bị của tòa nhà hư hỏng nhưng đơn vị quản lý vẫn bỏ mặc.
Từ thực tế phản ánh của người dân cũng như sự thừa nhận của chính quyền địa phương sở tại và các sở ban ngành như Sở Xây dựng; Tài chính; Kế hoạch đầu tư; Nội vụ và đơn vị quản lý khu tái định cư là Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Quản lý và Phát triển nhà Hà Nội thì hiện nay có nhiều tồn tại tại tòa nhà, như nhiều cầu thang máy, máy phát điện bị hư hỏng, thiếu nước sinh hoạt, nhà thấm dột, gạch lát bong tróc; không có đủ sân chơi, cây xanh, chỗ họp tổ dân phố; quá tải trường mầm non và tầng một của các tòa nhà cho thuê làm dịch vụ các ngành nghề không vì lợi ích phục vụ sinh hoạt dân cư. Đặc biệt, nơi đây vẫn chưa thành lập được Ban quản trị nên người dân không được tham gia quản lý dẫn tới phải chịu nhiều thiệt thòi và trả phí dịch vụ sai quy định.
Theo các đơn vị, nguyên nhân chính dẫn tới mâu thuẫn là do phí bảo trì. Trước năm 2008, khi chủ đầu tư thu tiền nhà thì không thu khoản 2% phí bảo trì. Còn sau thời điểm trên thì thu thêm 2% phía bảo trì, nhưng khoản này lại không được tách bạch mà nhập cùng một gói vào ngân sách Nhà nước. Vì vậy, khi sửa chữa phải theo quy trình dự toán, xin cấp kinh phí. Bên cạnh đó, các khoản thu được từ cho thuê dịch vụ lại không minh bạch và không dành cho bảo trì.
Trước tình hình trên, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Nguyễn Thế Thảo chỉ đạo trong thời gian tới phải tách bạch phí bảo trì, bảo dưỡng và đơn vị quản lý có trách nhiệm sửa chữa ngay lập tức khi thiết bị hư hỏng. Các đơn vị nghiên cứu để có sự phối hợp nhịp nhàng, không để rối rắm, chồng chèo và thực hiện sai luật như thời gian qua.
Tầng một các tòa nhà tới đây phải đấu giá sử dụng kinh doanh, ưu tiên lĩnh vực dịch vụ phục vụ đời sống nhân dân và phải công khai minh bạch dưới sự giám sát chặt của Sở Tài chính. Các đơn vị báo cáo Chủ tịch Ủy ban Nhân dân bằng văn bản về việc giải quyết các vấn đề trên trước ngày 30/11.
Chủ tịch Nguyễn Thế Thảo lưu ý, thời gian qua, công tác quy hoạch nhà tái đinh cư đang khá bất cập và yếu kém chưa chú trọng không gian, khu vui chơi giải trí, trường học, nhà văn hóa, thư viện.... Đây là một bài học cần sớm rút kinh nghiệm và tới đây cần phê duyệt kỹ càng đối với các khu mới; đặc biệt không được phân biệt nhà tái định cư và nhà thương mại. Khi di dời các nhà máy ra khỏi đô thị phải ưu tiên xây dựng công viên, khu vui chơi giải trí./.
Ông Nguyễn Thế Thảo đã tặng quà, thăm hỏi các hộ gia đình khó khăn, chính sách, cũng như nắm bắt cuộc sống, sinh hoạt và những tồn tại, bất cập của khu tái định cư này.
Nhiều hộ dân, đặc biệt là hộ ông Phí Văn Tuấn (Tổ trưởng tổ dân phố), vợ chồng ông Trần Bá Hải (thương binh) và bà Nguyễn Thị Cương (Tổ phó tổ dân phố) sống tại tòa nhà No3 cho rằng thời gian qua, người dân ở đây hết sức bất bình vì cung cách quản lý lỏng lẻo và độc quyền khiến họ không được hưởng các dịch vụ tốt, không có chỗ vui chơi, sinh hoạt, các thiết bị của tòa nhà hư hỏng nhưng đơn vị quản lý vẫn bỏ mặc.
Từ thực tế phản ánh của người dân cũng như sự thừa nhận của chính quyền địa phương sở tại và các sở ban ngành như Sở Xây dựng; Tài chính; Kế hoạch đầu tư; Nội vụ và đơn vị quản lý khu tái định cư là Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Quản lý và Phát triển nhà Hà Nội thì hiện nay có nhiều tồn tại tại tòa nhà, như nhiều cầu thang máy, máy phát điện bị hư hỏng, thiếu nước sinh hoạt, nhà thấm dột, gạch lát bong tróc; không có đủ sân chơi, cây xanh, chỗ họp tổ dân phố; quá tải trường mầm non và tầng một của các tòa nhà cho thuê làm dịch vụ các ngành nghề không vì lợi ích phục vụ sinh hoạt dân cư. Đặc biệt, nơi đây vẫn chưa thành lập được Ban quản trị nên người dân không được tham gia quản lý dẫn tới phải chịu nhiều thiệt thòi và trả phí dịch vụ sai quy định.
Theo các đơn vị, nguyên nhân chính dẫn tới mâu thuẫn là do phí bảo trì. Trước năm 2008, khi chủ đầu tư thu tiền nhà thì không thu khoản 2% phí bảo trì. Còn sau thời điểm trên thì thu thêm 2% phía bảo trì, nhưng khoản này lại không được tách bạch mà nhập cùng một gói vào ngân sách Nhà nước. Vì vậy, khi sửa chữa phải theo quy trình dự toán, xin cấp kinh phí. Bên cạnh đó, các khoản thu được từ cho thuê dịch vụ lại không minh bạch và không dành cho bảo trì.
Trước tình hình trên, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Nguyễn Thế Thảo chỉ đạo trong thời gian tới phải tách bạch phí bảo trì, bảo dưỡng và đơn vị quản lý có trách nhiệm sửa chữa ngay lập tức khi thiết bị hư hỏng. Các đơn vị nghiên cứu để có sự phối hợp nhịp nhàng, không để rối rắm, chồng chèo và thực hiện sai luật như thời gian qua.
Tầng một các tòa nhà tới đây phải đấu giá sử dụng kinh doanh, ưu tiên lĩnh vực dịch vụ phục vụ đời sống nhân dân và phải công khai minh bạch dưới sự giám sát chặt của Sở Tài chính. Các đơn vị báo cáo Chủ tịch Ủy ban Nhân dân bằng văn bản về việc giải quyết các vấn đề trên trước ngày 30/11.
Chủ tịch Nguyễn Thế Thảo lưu ý, thời gian qua, công tác quy hoạch nhà tái đinh cư đang khá bất cập và yếu kém chưa chú trọng không gian, khu vui chơi giải trí, trường học, nhà văn hóa, thư viện.... Đây là một bài học cần sớm rút kinh nghiệm và tới đây cần phê duyệt kỹ càng đối với các khu mới; đặc biệt không được phân biệt nhà tái định cư và nhà thương mại. Khi di dời các nhà máy ra khỏi đô thị phải ưu tiên xây dựng công viên, khu vui chơi giải trí./.
Nguyễn Văn Cảnh (Vietnam+)