Hai dự án hóa dầu trọng điểm là dự án Lọc hóa dầu Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa và Tổ hợp Hóa dầu Miền Nam ở tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu do Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN) liên doanh với các đối tác đầu tư đều đang chậm tiến độ.
Giải thích về việc chậm tiến độ này, Chủ tịch Hội đồng thành viên PVN Phùng Đình Thực cho biết dự án Lọc hóa dầu Nghi Sơn do PVN, Tập đoàn Dầu khí quốc tế Kuwait (KPI), Tập đoàn Dầu khí Idemitsu Kosan Nhật Bản (IKC) và Tập đoàn Hóa chất Mitsui Nhật Bản (MCI) thành lập Công ty Liên doanh để đầu tư đã hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng và công tác đấu thấu cũng đã cơ bản hoàn thành.
Tuy nhiên, Công ty Liên doanh đang đàm phán các đối tác để vay tiền, cũng như đang kiến nghị xin Chính phủ cơ chế ưu đãi và cơ chế bảo lãnh cho dự án. Vì vậy, nếu Chính phủ chấp thuận, dự án sẽ khởi công trong năm 2012.
Đối với Tổ hợp hóa dầu Miền Nam, đây là dự án có tổng mức đầu tư rất lớn nên trong quá trình triển khai, các đối tác, trong đó có Công ty Hóa chất Vina SCG (Thái Lan) đang gặp khó khăn cả về thu xếp vốn lẫn giải phóng mặt bằng. Vì vậy, cho đến giờ phút này, dự án đang bị chậm tiến độ.
Ông Thực cũng cho biết mặc dù luôn có khả năng cân đối được 30% vốn đầu tư cho các dự án nhưng PVN cũng đang gặp khó khăn trong việc thu xếp 70% vốn vay thương mại còn lại bởi tình hình kinh tế thế giới vẫn đang diễn biến bất lợi.
Dự án Lọc hóa dầu Nghi Sơn có tổng mức đầu tư 7 tỷ USD với công suất giai đoạn I là 10 triệu tấn/năm, gấp 1,5 lần công suất thiết kế của dự án lọc hóa dầu Dung Quất và là liên hợp lọc hóa dầu lớn nhất Việt Nam. Khi đi vào vận hành, tổ hợp lọc hóa dầu Nghi Sơn cùng với nhà máy Dung Quất đang hoạt động sẽ đáp ứng được 50% nhu cầu xăng dầu trong nước.
Dự án Tổ hợp Hóa dầu miền Nam đã được PVN, Tập đoàn Công nghiệp Hóa chất Việt Nam, Công ty Hóa chất Vina SCG và Công ty trách nhiệm hữu hạn Nhựa và Hóa chất Thái Lan thành lập liên doanh đầu tư từ tháng 3/2008 với tổng mức đầu tư gần 4 tỷ USD và quy mô công suất hơn 3 triệu tấn sản phẩm/năm.
Sau khi hoàn thành, Tổ hợp sẽ cung cấp 1,45 triệu tấn hạt nhựa PE và PP, 730.000 tấn hóa chất nguyên liệu cho sản xuất nhựa PVC và 840.000 tấn hóa chất cơ bản khác phục vụ ngành công nghiệp hóa dầu và hóa chất, đáp ứng được 65% nhu cầu hạt nhựa PE và PP của cả nước, góp phần bình ổn nguồn nguyên liệu đầu vào của ngành công nghiệp hóa dầu./.
Giải thích về việc chậm tiến độ này, Chủ tịch Hội đồng thành viên PVN Phùng Đình Thực cho biết dự án Lọc hóa dầu Nghi Sơn do PVN, Tập đoàn Dầu khí quốc tế Kuwait (KPI), Tập đoàn Dầu khí Idemitsu Kosan Nhật Bản (IKC) và Tập đoàn Hóa chất Mitsui Nhật Bản (MCI) thành lập Công ty Liên doanh để đầu tư đã hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng và công tác đấu thấu cũng đã cơ bản hoàn thành.
Tuy nhiên, Công ty Liên doanh đang đàm phán các đối tác để vay tiền, cũng như đang kiến nghị xin Chính phủ cơ chế ưu đãi và cơ chế bảo lãnh cho dự án. Vì vậy, nếu Chính phủ chấp thuận, dự án sẽ khởi công trong năm 2012.
Đối với Tổ hợp hóa dầu Miền Nam, đây là dự án có tổng mức đầu tư rất lớn nên trong quá trình triển khai, các đối tác, trong đó có Công ty Hóa chất Vina SCG (Thái Lan) đang gặp khó khăn cả về thu xếp vốn lẫn giải phóng mặt bằng. Vì vậy, cho đến giờ phút này, dự án đang bị chậm tiến độ.
Ông Thực cũng cho biết mặc dù luôn có khả năng cân đối được 30% vốn đầu tư cho các dự án nhưng PVN cũng đang gặp khó khăn trong việc thu xếp 70% vốn vay thương mại còn lại bởi tình hình kinh tế thế giới vẫn đang diễn biến bất lợi.
Dự án Lọc hóa dầu Nghi Sơn có tổng mức đầu tư 7 tỷ USD với công suất giai đoạn I là 10 triệu tấn/năm, gấp 1,5 lần công suất thiết kế của dự án lọc hóa dầu Dung Quất và là liên hợp lọc hóa dầu lớn nhất Việt Nam. Khi đi vào vận hành, tổ hợp lọc hóa dầu Nghi Sơn cùng với nhà máy Dung Quất đang hoạt động sẽ đáp ứng được 50% nhu cầu xăng dầu trong nước.
Dự án Tổ hợp Hóa dầu miền Nam đã được PVN, Tập đoàn Công nghiệp Hóa chất Việt Nam, Công ty Hóa chất Vina SCG và Công ty trách nhiệm hữu hạn Nhựa và Hóa chất Thái Lan thành lập liên doanh đầu tư từ tháng 3/2008 với tổng mức đầu tư gần 4 tỷ USD và quy mô công suất hơn 3 triệu tấn sản phẩm/năm.
Sau khi hoàn thành, Tổ hợp sẽ cung cấp 1,45 triệu tấn hạt nhựa PE và PP, 730.000 tấn hóa chất nguyên liệu cho sản xuất nhựa PVC và 840.000 tấn hóa chất cơ bản khác phục vụ ngành công nghiệp hóa dầu và hóa chất, đáp ứng được 65% nhu cầu hạt nhựa PE và PP của cả nước, góp phần bình ổn nguồn nguyên liệu đầu vào của ngành công nghiệp hóa dầu./.
Nguyễn Kim Anh (TTXVN/Vietnam+)