Một công trình phục vụ cho đại hội thể dục thể thao châu Á trong nhà 2009 (Asian Indoor Games 3) với mức đầu tư hàng tỷ đồng, không những không được cơ quan quản lý sử dụng hiệu quả, mà còn liên kết với một doanh nghiệp ở Hà Nội có ý định cải tạo làm khu vui chơi giải trí, vũ trường hiện đại khiến dư luận Hải Phòng gần đây bức xúc.
Từ Asian Indoor Games… đến bar disco
Năm 2009, để phục vụ cho Asian Indoor Games 3, Hải Phòng được đăng cai tổ chức thi đấu môn bắn cung.
Nhờ vậy, Cung Văn hóa Thể thao thanh niên Hải Phòng (gọi tắt là Cung thanh niên - trực thuộc Thành đoàn Hải Phòng) được đầu tư 16 tỷ đồng cho việc xây dựng nhà khởi động tập luyện bộ môn bắn cung cho đội tuyển các quốc gia và cải tạo nhà thi đấu cùng hệ thống đường, điện, âm thanh, ánh sáng. Trong đó, khu nhà tập bắn được đầu tư 3 tỷ đồng với diện tích khoảng 800m2.
Ngay sau Asian Indoor Games 3 kết thúc, nhà tập bắn cung này ngay lập tức bị bỏ hoang và trở thành kho chứa đồ lặt vặt của Cung thanh niên.
Đến tháng 4/2010, Cung tìm được đối tác là Công ty trách nhiệm hữu hạn Thương mại Xuất nhập khẩu Duyên Hà (có địa chỉ ở phường Ngọc Lâm, quận Long Biên, Hà Nội) để liên kết đầu tư kinh doanh trên cơ sở hạ tầng của nhà tập bắn này.
Tuy nhiên, chỉ dựa vào công văn không có ngày, tháng, năm của Công ty Duyên Hà, ông Nguyễn Văn Hiến, nguyên Bí thư Thành đoàn Hải Phòng (nay là Bí thư huyện Kiến Thụy) đã có bút phê giao cho ông Giám đốc Cung thanh niên nghiên cứu, đề xuất và báo cáo các phương án để huy động nguồn xã hội hóa này.
Vậy là không đợi xin ý kiến của Ủy ban Nhân dân thành phố Hải Phòng về việc chuyển đổi mục đích sử dụng nhà tập bắn (thể thao) sang mục đích sử dụng vào lĩnh vực văn hóa, giải trí, ngày 21/6/2010, Thành đoàn Hải Phòng có công văn 182/ĐTN chính thức đồng ý chủ trương cho phép Cung thanh niên liên kết đầu tư với Công ty Duyên Hà.
Có được chủ trương này và bản báo cáo dự án khả thi của Công ty Duyên Hà (chưa được các ngành chức năng phê duyệt), từ tháng 10/2010, Cung thanh niên và doanh nghiệp này đã âm thầm bắt tay vào việc cải tạo nhà tập bắn cung theo hướng một khu vui chơi, giải trí, vũ trường bar disco.
Phần vốn đầu tư cải tạo do phía Công ty Duyên Hà bỏ ra, theo ông Tạ Quang Thanh, Giám đốc Cung thanh niên thì số tiền cũng lên tới 10 tỷ đồng. Điều đáng nói hơn nữa, mối liên kết này cho đến nay vẫn chưa có bất cứ một biên bản mang tính pháp lý nào mà chỉ dừng lại thoả thuận… miệng.
Qua kiểm tra thực tế tại hiện trường, công trình nhà tập bắn này đã bị Cung thanh niên và Công ty Duyên Hà cải tạo thay đổi kiến trúc, kết cấu ban đầu.
Ngày 14/2, ông Tạ Quang Thanh, Giám đốc Cung thanh niên thừa nhận việc thiếu sót, Thành đoàn cũng như Cung thanh niên chưa xin chủ trương của thành phố đã vội triển khai dự án cải tạo nhà tập bắn cung của Asian Indoor Games 3 theo hướng làm khu vui chơi, giải trí, bar disco.
Trong bản báo cáo khả thi của Công ty Duyên Hà, dự kiến doanh nghiệp này sẽ trả tiền thuê địa điểm cho Cung thanh niên khoản tiền 480 triệu đồng/năm.
Ông Lê Tất Vinh, Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Hải Phòng nói, một công trình thể thao thì phải phục vụ cho thể thao, không thể thay đổi vào mục đích sử dụng khác. Việc Cung thanh niên-Thành đoàn Hải Phòng thay đổi sở không thể can thiệp được, song ông Vinh tha thiết đề nghị các ngành chức năng cần ngăn chặn việc này bởi ngành thể thao Hải Phòng vẫn còn đang thiếu thốn các cơ sở vật chất, nhất là nơi tập luyện thể thao.
Dừng việc cải tạo nhà tập bắn cung
Trả lời câu hỏi của phóng viên về nguy cơ cơ sở vật chất phục vụ Asian Indoor Games 3 có thể biến thành khu vui chơi giải trí, sàn nhảy, ông Bùi Đức Quang, Bí thư Thành đoàn Hải Phòng nói, Thành đoàn không bao giờ đồng ý cho việc làm sàn nhảy disco ở Cung thanh niên.
Tuy nhiên, ông Quang cho biết, đây chỉ là sự tận dụng làm chỗ vui chơi giải trí khi nào Trung ương hay thành phố yêu cầu thì sẽ hoàn trả lại hiện trạng phục vụ cho mục đích thể thao.
Trước vấn đề cấp bách trên, ngày 11/2, Ủy ban Nhân dân thành phố Hải Phòng đã có công văn số 616/Ủy ban Nhân dân-VX yêu cầu Cung thanh niên phải dừng ngay việc đầu tư, cải tạo, chuyển đổi mục đích và khôi phục hoàn trả lại nguyên trạng kiến trúc, kết cấu ban đầu nhà khởi động tập luyện bộ môn bắn cung. Đồng thời, Ủy ban yêu cầu tiến hành kiểm điểm nghiêm túc việc tổ chức cải tạo, chuyển đổi mục đích sử dụng công trình khi chưa có ý kiến và cho phép của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Ngoài ra, Ủy ban Nhân dân thành phố cũng yêu cầu sở Văn hoá Thể thao và Du lịch không xem xét, thụ lý hồ sơ, cấp phép cho hoạt động vũ trường tại Cung thanh niên.
Thêm một bài học nữa cho các nhà chức trách Hải Phòng trong việc quản lý, sử dụng công trình do nhà nước đầu tư không đúng mục đích.
Ông Ngô Duy Hổ, Phó Giám đốc sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Hải Phòng góp ý, thành phố cần xem xét thận trọng trong việc giao một số cơ sở hạ tầng của ngành thể thao cho các đơn vị không thuộc chuyên ngành này quản lý, bởi làm như vậy thì nguy cơ các nhà thi đấu, các điểm tập luyện thể thao của người dân thành phố dễ mất đi mà thay vào đó sẽ là… nhà hàng, khu vui chơi giải trí./.
Từ Asian Indoor Games… đến bar disco
Năm 2009, để phục vụ cho Asian Indoor Games 3, Hải Phòng được đăng cai tổ chức thi đấu môn bắn cung.
Nhờ vậy, Cung Văn hóa Thể thao thanh niên Hải Phòng (gọi tắt là Cung thanh niên - trực thuộc Thành đoàn Hải Phòng) được đầu tư 16 tỷ đồng cho việc xây dựng nhà khởi động tập luyện bộ môn bắn cung cho đội tuyển các quốc gia và cải tạo nhà thi đấu cùng hệ thống đường, điện, âm thanh, ánh sáng. Trong đó, khu nhà tập bắn được đầu tư 3 tỷ đồng với diện tích khoảng 800m2.
Ngay sau Asian Indoor Games 3 kết thúc, nhà tập bắn cung này ngay lập tức bị bỏ hoang và trở thành kho chứa đồ lặt vặt của Cung thanh niên.
Đến tháng 4/2010, Cung tìm được đối tác là Công ty trách nhiệm hữu hạn Thương mại Xuất nhập khẩu Duyên Hà (có địa chỉ ở phường Ngọc Lâm, quận Long Biên, Hà Nội) để liên kết đầu tư kinh doanh trên cơ sở hạ tầng của nhà tập bắn này.
Tuy nhiên, chỉ dựa vào công văn không có ngày, tháng, năm của Công ty Duyên Hà, ông Nguyễn Văn Hiến, nguyên Bí thư Thành đoàn Hải Phòng (nay là Bí thư huyện Kiến Thụy) đã có bút phê giao cho ông Giám đốc Cung thanh niên nghiên cứu, đề xuất và báo cáo các phương án để huy động nguồn xã hội hóa này.
Vậy là không đợi xin ý kiến của Ủy ban Nhân dân thành phố Hải Phòng về việc chuyển đổi mục đích sử dụng nhà tập bắn (thể thao) sang mục đích sử dụng vào lĩnh vực văn hóa, giải trí, ngày 21/6/2010, Thành đoàn Hải Phòng có công văn 182/ĐTN chính thức đồng ý chủ trương cho phép Cung thanh niên liên kết đầu tư với Công ty Duyên Hà.
Có được chủ trương này và bản báo cáo dự án khả thi của Công ty Duyên Hà (chưa được các ngành chức năng phê duyệt), từ tháng 10/2010, Cung thanh niên và doanh nghiệp này đã âm thầm bắt tay vào việc cải tạo nhà tập bắn cung theo hướng một khu vui chơi, giải trí, vũ trường bar disco.
Phần vốn đầu tư cải tạo do phía Công ty Duyên Hà bỏ ra, theo ông Tạ Quang Thanh, Giám đốc Cung thanh niên thì số tiền cũng lên tới 10 tỷ đồng. Điều đáng nói hơn nữa, mối liên kết này cho đến nay vẫn chưa có bất cứ một biên bản mang tính pháp lý nào mà chỉ dừng lại thoả thuận… miệng.
Qua kiểm tra thực tế tại hiện trường, công trình nhà tập bắn này đã bị Cung thanh niên và Công ty Duyên Hà cải tạo thay đổi kiến trúc, kết cấu ban đầu.
Ngày 14/2, ông Tạ Quang Thanh, Giám đốc Cung thanh niên thừa nhận việc thiếu sót, Thành đoàn cũng như Cung thanh niên chưa xin chủ trương của thành phố đã vội triển khai dự án cải tạo nhà tập bắn cung của Asian Indoor Games 3 theo hướng làm khu vui chơi, giải trí, bar disco.
Trong bản báo cáo khả thi của Công ty Duyên Hà, dự kiến doanh nghiệp này sẽ trả tiền thuê địa điểm cho Cung thanh niên khoản tiền 480 triệu đồng/năm.
Ông Lê Tất Vinh, Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Hải Phòng nói, một công trình thể thao thì phải phục vụ cho thể thao, không thể thay đổi vào mục đích sử dụng khác. Việc Cung thanh niên-Thành đoàn Hải Phòng thay đổi sở không thể can thiệp được, song ông Vinh tha thiết đề nghị các ngành chức năng cần ngăn chặn việc này bởi ngành thể thao Hải Phòng vẫn còn đang thiếu thốn các cơ sở vật chất, nhất là nơi tập luyện thể thao.
Dừng việc cải tạo nhà tập bắn cung
Trả lời câu hỏi của phóng viên về nguy cơ cơ sở vật chất phục vụ Asian Indoor Games 3 có thể biến thành khu vui chơi giải trí, sàn nhảy, ông Bùi Đức Quang, Bí thư Thành đoàn Hải Phòng nói, Thành đoàn không bao giờ đồng ý cho việc làm sàn nhảy disco ở Cung thanh niên.
Tuy nhiên, ông Quang cho biết, đây chỉ là sự tận dụng làm chỗ vui chơi giải trí khi nào Trung ương hay thành phố yêu cầu thì sẽ hoàn trả lại hiện trạng phục vụ cho mục đích thể thao.
Trước vấn đề cấp bách trên, ngày 11/2, Ủy ban Nhân dân thành phố Hải Phòng đã có công văn số 616/Ủy ban Nhân dân-VX yêu cầu Cung thanh niên phải dừng ngay việc đầu tư, cải tạo, chuyển đổi mục đích và khôi phục hoàn trả lại nguyên trạng kiến trúc, kết cấu ban đầu nhà khởi động tập luyện bộ môn bắn cung. Đồng thời, Ủy ban yêu cầu tiến hành kiểm điểm nghiêm túc việc tổ chức cải tạo, chuyển đổi mục đích sử dụng công trình khi chưa có ý kiến và cho phép của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Ngoài ra, Ủy ban Nhân dân thành phố cũng yêu cầu sở Văn hoá Thể thao và Du lịch không xem xét, thụ lý hồ sơ, cấp phép cho hoạt động vũ trường tại Cung thanh niên.
Thêm một bài học nữa cho các nhà chức trách Hải Phòng trong việc quản lý, sử dụng công trình do nhà nước đầu tư không đúng mục đích.
Ông Ngô Duy Hổ, Phó Giám đốc sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Hải Phòng góp ý, thành phố cần xem xét thận trọng trong việc giao một số cơ sở hạ tầng của ngành thể thao cho các đơn vị không thuộc chuyên ngành này quản lý, bởi làm như vậy thì nguy cơ các nhà thi đấu, các điểm tập luyện thể thao của người dân thành phố dễ mất đi mà thay vào đó sẽ là… nhà hàng, khu vui chơi giải trí./.
Văn Đức (Vietnam+)