Hai vợ chồng già ở thành phố Vinh (Nghệ An) đã mê man bất tỉnh sau khi đốt than tổ ong để sưởi ấm rồi đóng kín cửa đi ngủ. Người chồng đã tỉnh lại sau ba ngày cấp cứu, người vợ hiện vẫn đang hôn mê sâu.
Vào hồi 23 giờ ngày 7/1, vợ chồng bà Lê Thị Thanh (61 tuổi) và ông Nguyễn Văn Ngộ (65 tuổi) trú tại khối 4 phường Hà Huy Tập, thành phố Vinh, đốt than tổ ong trong phòng cho ấm rồi đóng kín cửa đi ngủ. Đến 10 giờ sáng hôm sau, con trai của hai ông bà không thấy bố mẹ dậy nên phá cửa vào và thấy hai người đang mê man bất tỉnh. Ngay lập tức hai ông bà được đưa đến đến Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An cấp cứu.
Được sự chăm sóc tận tình của đội ngũ y bác sỹ, sau ba ngày điều trị, ông Ngũ mới tỉnh lại, tuy nhiên vẫn đang phải thở bằng ôxy liều cao và truyền đạm. Còn bà Thanh đến ngày 11/1 vẫn trong tình trạng hôn mê sâu.
“Đây là hiện tượng ngộ độc khí ôxít cacbon do nằm trong phòng kín. Nếu bà Thanh có tỉnh lại thì nguy cơ mất trí nhớ là rất cao,” bác sỹ Nguyễn Đức Phúc, Khoa Hồi sức cấp cứu, người trực tiếp điều trị cho bệnh nhân Thanh cho biết.
Thạc sỹ Trần Danh Linh, Giám đốc Bệnh viện Hữu Nghị Đa khoa Nghệ An cảnh báo: “Khí của bếp than đá (than tổ ong) đốt dùng để sưởi ấm trong thời tiết giá lạnh là yếu tố có nguy cơ cao làm cho trẻ nhỏ và người già xuất hiện cơn hen phế quản, suy tim mạch. Nặng hơn thì dẫn đến tình trạng ngộ độc khí, hôn mê sâu, nếu cấp cứu kịp thời thì cũng dễ để lại di chứng mất trí nhớ.”
Bà Thanh, ông Ngộ là hai trong rất nhiều trường hợp phải nhập viện do sử dụng lò sưởi bằng than tổ ong đang điều trị tại Khoa Hồi sức cấp cứu của Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An.
Cũng tại bệnh viện này, trong tổng số 725 bệnh nhân đang điều trị và cấp cứu thì có tới 60% là người già mắc các bệnh hen suyễn, tim mạch, cao huyết áp, tai biến mạch máu não do thời tiết rét đậm.
10 ngày trở lại đây Bệnh viện Nhi Nghệ An liên tục trong tình trạng quá tải, 2-3 trẻ phải nằm chung một giường bệnh. Có ngày bệnh viện phải cấp cứu và điều trị 428/120 giường bệnh. Chỉ trong sáng 11/1 đã có 210 cháu đến khám và điều trị.
Các bệnh trẻ mắc phải thường là viêm phế quản, suy hô hấp, sốt, xuất huyết não, sốt chưa rõ nguyên nhân, bệnh về tiêu hóa. Đặc biệt, rất nhiều trẻ bị dị ứng da do thời tiết, nổi mẩn đỏ khắp người nhưng không ngứa và không sốt.
“Đây là loại bệnh mới mà các bậc cha mẹ không nên chủ quan, vì có thể từ đây sẽ phát sinh ra các loại bệnh ngoài da khác,” bác sỹ khuyến cáo.
Dự báo thời tiết đang có nhiều đợt gió mùa và rét đậm, vì vậy các bác sỹ cũng khuyến cáo mọi người dân, nhất là người già và trẻ nhỏ phải luôn mặc ấm, giữ ấm thân thể, ăn uống đầy đủ năng lượng, ăn chín uống sôi và đặc biệt không được dùng than tổ ong để sưởi ấm./.
Vào hồi 23 giờ ngày 7/1, vợ chồng bà Lê Thị Thanh (61 tuổi) và ông Nguyễn Văn Ngộ (65 tuổi) trú tại khối 4 phường Hà Huy Tập, thành phố Vinh, đốt than tổ ong trong phòng cho ấm rồi đóng kín cửa đi ngủ. Đến 10 giờ sáng hôm sau, con trai của hai ông bà không thấy bố mẹ dậy nên phá cửa vào và thấy hai người đang mê man bất tỉnh. Ngay lập tức hai ông bà được đưa đến đến Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An cấp cứu.
Được sự chăm sóc tận tình của đội ngũ y bác sỹ, sau ba ngày điều trị, ông Ngũ mới tỉnh lại, tuy nhiên vẫn đang phải thở bằng ôxy liều cao và truyền đạm. Còn bà Thanh đến ngày 11/1 vẫn trong tình trạng hôn mê sâu.
“Đây là hiện tượng ngộ độc khí ôxít cacbon do nằm trong phòng kín. Nếu bà Thanh có tỉnh lại thì nguy cơ mất trí nhớ là rất cao,” bác sỹ Nguyễn Đức Phúc, Khoa Hồi sức cấp cứu, người trực tiếp điều trị cho bệnh nhân Thanh cho biết.
Thạc sỹ Trần Danh Linh, Giám đốc Bệnh viện Hữu Nghị Đa khoa Nghệ An cảnh báo: “Khí của bếp than đá (than tổ ong) đốt dùng để sưởi ấm trong thời tiết giá lạnh là yếu tố có nguy cơ cao làm cho trẻ nhỏ và người già xuất hiện cơn hen phế quản, suy tim mạch. Nặng hơn thì dẫn đến tình trạng ngộ độc khí, hôn mê sâu, nếu cấp cứu kịp thời thì cũng dễ để lại di chứng mất trí nhớ.”
Bà Thanh, ông Ngộ là hai trong rất nhiều trường hợp phải nhập viện do sử dụng lò sưởi bằng than tổ ong đang điều trị tại Khoa Hồi sức cấp cứu của Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An.
Cũng tại bệnh viện này, trong tổng số 725 bệnh nhân đang điều trị và cấp cứu thì có tới 60% là người già mắc các bệnh hen suyễn, tim mạch, cao huyết áp, tai biến mạch máu não do thời tiết rét đậm.
10 ngày trở lại đây Bệnh viện Nhi Nghệ An liên tục trong tình trạng quá tải, 2-3 trẻ phải nằm chung một giường bệnh. Có ngày bệnh viện phải cấp cứu và điều trị 428/120 giường bệnh. Chỉ trong sáng 11/1 đã có 210 cháu đến khám và điều trị.
Các bệnh trẻ mắc phải thường là viêm phế quản, suy hô hấp, sốt, xuất huyết não, sốt chưa rõ nguyên nhân, bệnh về tiêu hóa. Đặc biệt, rất nhiều trẻ bị dị ứng da do thời tiết, nổi mẩn đỏ khắp người nhưng không ngứa và không sốt.
“Đây là loại bệnh mới mà các bậc cha mẹ không nên chủ quan, vì có thể từ đây sẽ phát sinh ra các loại bệnh ngoài da khác,” bác sỹ khuyến cáo.
Dự báo thời tiết đang có nhiều đợt gió mùa và rét đậm, vì vậy các bác sỹ cũng khuyến cáo mọi người dân, nhất là người già và trẻ nhỏ phải luôn mặc ấm, giữ ấm thân thể, ăn uống đầy đủ năng lượng, ăn chín uống sôi và đặc biệt không được dùng than tổ ong để sưởi ấm./.
Bích Huệ (TTXVN/Vietnam+)