Theo ông Vũ Nhữ Thăng, Viện trưởng Viện chiến lược và Chính sách tài chính (Bộ Tài chính), việc bội chi ngân sách vẫn phổ biến trong một gian dài đang khiến không gian tài khóa hẹp dần và ảnh hưởng không nhỏ tới nợ công.
Nói kỹ hơn về ý kiến của mình tại hội thảo triển lãm Vietnam Finance 2012 với chủ đề "Tăng cường bền vững tài khóa-Khuôn khổ chi tiêu trung hạn và giải pháp công nghệ hiện đại” sáng 20/9, ông Thăng cho biết, bội chi ngân sách năm 2011 của nước ta ở mức 4,9% GDP.
Tuy nhiên, điều đáng nói là, mức bội chi ở mức gần 5% như thế đã kéo dài khá lâu. Thậm chí, ở những năm có nguồn thu ngân sách cải thiện, bội chi ngân sách vẫn có hiện tượng neo ở mức khá cao.
Theo ông Thăng, việc giữ mức bội chi lâu như thế sẽ ảnh hưởng không nhỏ khiến không gian tài khóa ngày càng bị thu hẹp, nhất là trong bối cảnh khi nền kinh tế có thể có biến động lớn.
Ngoài ra, bội chi kéo dài cũng có thể kéo theo việc nợ công tăng cao trong khi mức nợ công của nước ta đang tiếp cận ngưỡng an toàn.
Ông Thăng khẳng định, quy mô chi ngân sách từ năm 2004 tới nay vẫn luôn có xu hướng tăng, nhất là chi cho một số ngành như hành chính, y tế, giáo dục. Điều này đặt ra thách thức không nhỏ để làm sao vừa bảo đảm duy trì mức chi ngân sách nhưng vẫn không giữ bị bội chi.
Theo kế hoạch, mức bội chi tới năm 2015 sẽ dưới 4,5% GDP. Từ năm 2016 đến năm 2020, chỉ số này sẽ phấn đấu xuống khoảng 4% GDP và xa hơn sẽ là mức khoảng 3% GDP vào những năm sau đó.
Chính bởi thế, theo ông Thăng, cách thức chi ngân sách ra sao sẽ ảnh hưởng lớn tài bền vững tài khóa trong thời gian tới. Trong đó, Viện trưởng Viện chiến lược và chính sách tài chính đặc biệt nhấn mạnh về việc minh bạch ngân sách. Đây là nội dung đặc biệt quan trọng nhằm tăng sự giám sát của người dân, đảm bảo hiệu quả chi ngân sách.
Cùng với việc tăng cường quản lý chi, việc đảm bảo an toàn nợ quốc gia cũng sẽ đặc biệt được quan tâm bằng việc xây dựng chiến lược nợ, duy trì chỉ số nợ an toàn và chú trọng hơn vào việc quản lý rủi ro.
Chung nhận định này, ông Habid Rab, chuyên gia kinh tế cao cấp của Ngân hàng thế giới (World Bank) cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của sự minh bạch trong kế hoạch chi tiêu.
Đại diện Ngân hàng thế giới cho rằng, Việt Nam cần có những kế hoạch chi tiêu ở tầm trung hạn càng chi tiết càng tốt và đảm bảo minh bạch, rõ ràng
“Những kế hoạch trung hạn này cũng cần có sự phân tích tỉ mỉ đánh giá, dự báo chi tiêu trong tương lai. Cần phải biết đồng tiền bỏ ra ngày hôm nay sẽ tác động tới tương lai thế nào,” ông Habid Rab nói.
Cũng nói về kế hoạch tài khóa trung hạn nhưng ông Võ Thành Hưng, Phó Vụ trưởng Vụ ngân sách Nhà nước, Bộ Tài chính cho rằng, kỷ luật việc thực hiện những kế hoạch này hiện vẫn chưa nghiêm. Các địa phương đề xuất kế hoạch thường không tuân thủ theo mức chi tiêu trần. Chính vì thế, việc gắn kết giữa nhiệm vụ chi và nguồn lực vẫn chưa được đảm bảo.
“Thời gian tới, để thực hiện được chiến lược tài khóa, chúng ta cần hoàn thiện cơ sở pháp lý. Đây là việc vô cùng quan trọng để yêu cầu bộ ngành, địa phương thực hiện tốt kế hoạch chi tiêu,” ông Hưng đưa ra ý kiến./.
Nói kỹ hơn về ý kiến của mình tại hội thảo triển lãm Vietnam Finance 2012 với chủ đề "Tăng cường bền vững tài khóa-Khuôn khổ chi tiêu trung hạn và giải pháp công nghệ hiện đại” sáng 20/9, ông Thăng cho biết, bội chi ngân sách năm 2011 của nước ta ở mức 4,9% GDP.
Tuy nhiên, điều đáng nói là, mức bội chi ở mức gần 5% như thế đã kéo dài khá lâu. Thậm chí, ở những năm có nguồn thu ngân sách cải thiện, bội chi ngân sách vẫn có hiện tượng neo ở mức khá cao.
Theo ông Thăng, việc giữ mức bội chi lâu như thế sẽ ảnh hưởng không nhỏ khiến không gian tài khóa ngày càng bị thu hẹp, nhất là trong bối cảnh khi nền kinh tế có thể có biến động lớn.
Ngoài ra, bội chi kéo dài cũng có thể kéo theo việc nợ công tăng cao trong khi mức nợ công của nước ta đang tiếp cận ngưỡng an toàn.
Ông Thăng khẳng định, quy mô chi ngân sách từ năm 2004 tới nay vẫn luôn có xu hướng tăng, nhất là chi cho một số ngành như hành chính, y tế, giáo dục. Điều này đặt ra thách thức không nhỏ để làm sao vừa bảo đảm duy trì mức chi ngân sách nhưng vẫn không giữ bị bội chi.
Theo kế hoạch, mức bội chi tới năm 2015 sẽ dưới 4,5% GDP. Từ năm 2016 đến năm 2020, chỉ số này sẽ phấn đấu xuống khoảng 4% GDP và xa hơn sẽ là mức khoảng 3% GDP vào những năm sau đó.
Chính bởi thế, theo ông Thăng, cách thức chi ngân sách ra sao sẽ ảnh hưởng lớn tài bền vững tài khóa trong thời gian tới. Trong đó, Viện trưởng Viện chiến lược và chính sách tài chính đặc biệt nhấn mạnh về việc minh bạch ngân sách. Đây là nội dung đặc biệt quan trọng nhằm tăng sự giám sát của người dân, đảm bảo hiệu quả chi ngân sách.
Cùng với việc tăng cường quản lý chi, việc đảm bảo an toàn nợ quốc gia cũng sẽ đặc biệt được quan tâm bằng việc xây dựng chiến lược nợ, duy trì chỉ số nợ an toàn và chú trọng hơn vào việc quản lý rủi ro.
Chung nhận định này, ông Habid Rab, chuyên gia kinh tế cao cấp của Ngân hàng thế giới (World Bank) cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của sự minh bạch trong kế hoạch chi tiêu.
Đại diện Ngân hàng thế giới cho rằng, Việt Nam cần có những kế hoạch chi tiêu ở tầm trung hạn càng chi tiết càng tốt và đảm bảo minh bạch, rõ ràng
“Những kế hoạch trung hạn này cũng cần có sự phân tích tỉ mỉ đánh giá, dự báo chi tiêu trong tương lai. Cần phải biết đồng tiền bỏ ra ngày hôm nay sẽ tác động tới tương lai thế nào,” ông Habid Rab nói.
Cũng nói về kế hoạch tài khóa trung hạn nhưng ông Võ Thành Hưng, Phó Vụ trưởng Vụ ngân sách Nhà nước, Bộ Tài chính cho rằng, kỷ luật việc thực hiện những kế hoạch này hiện vẫn chưa nghiêm. Các địa phương đề xuất kế hoạch thường không tuân thủ theo mức chi tiêu trần. Chính vì thế, việc gắn kết giữa nhiệm vụ chi và nguồn lực vẫn chưa được đảm bảo.
“Thời gian tới, để thực hiện được chiến lược tài khóa, chúng ta cần hoàn thiện cơ sở pháp lý. Đây là việc vô cùng quan trọng để yêu cầu bộ ngành, địa phương thực hiện tốt kế hoạch chi tiêu,” ông Hưng đưa ra ý kiến./.
Thống kê của Bộ Tài chính cho thấy, tổng chi ngân sách Nhà nước tháng 8 ước đạt 70.990 tỷ đồng; lũy kế chi 8 tháng đầu năm ước hơn 571.000 tỷ đồng, tăng 13,6% so với cùng kỳ năm 2011. Tuy nhiên, bội chi ngân sách Nhà nước trong tháng 8 là gần 26.000 tỷ đồng. Trong đó, lũy kế 8 tháng năm 2012, số tiền bội chi là 102.145 tỷ đồng, bằng 72,9% dự toán năm, được bù đắp bằng các khoản vay trong và ngoài nước. |
Xuân Dũng (Vietnam+)