Giao ban trực tuyến thường kỳ ngày 8/11, Bộ Công Thương đã đưa ra các giải pháp quyết liệt thực hiện mục tiêu khó khăn “đảm bảo bình ổn thị trường,” kiểm soát giá tiêu dùng các tháng cuối năm trong khi giá cả nhiều mặt hàng thiết yếu tiếp tục tăng cao trước những diễn biến phức tạp về tỷ giá, giá vàng, cung cầu hàng hóa thiết yếu cũng như thiên tai rình rập.
Thị trường hàng hóa thiết yếu “nóng”
Theo ý kiến của nhiều đại biểu, cùng với những tác động bất lợi khác nhau, thị trường nhiều mặt hàng thiết yếu như lúa gạo, thực phẩm, khí hóa lỏng, xăng dầu, phân bón… tiếp tục “nóng” theo quy luật thị trường cuối năm.
Việc tăng giá này chắc chắn sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới mục tiêu kiềm chế tăng giá tiêu dùng ở mức 1 con số bởi đây là những mặt hàng chiếm tỷ trọng khá lớn trong rổ hàng hóa chung.
Tại các tỉnh miền Nam, giá lúa hè thu dao động ở mức 5.000-5.700 đồng/kg, tăng 200 đồng/kg; gạo thành phẩm xuất khẩu loại 5% tấm dao động trong khoảng 8.000-9.000 đồng/kg, tăng 50 đồng/kg; gạo 25% tấm giá khoảng 7.400-8.100 đồng/kg, tăng 100-200 đồng/kg.
Trong khi đó, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu gạo tiếp tục đẩy mạnh thu mua chuẩn bị cho những hợp đồng đã ký; cũng như thiên tai lũ lụt hoành hành làm vận chuyển hàng hóa bị ngưng trệ… đã khiến giá lương thực tăng cục bộ ở một số nơi như Hà Nội, các tỉnh Tây Nam Bộ, các tỉnh miền Trung, hải đảo.
Do biến động giá cả thế giới và tỷ giá VND/USD, giá gas đã tăng khoảng 13.000-16.000 đồng/bình; các mặt hàng sữa cũng tăng giá, dù trước đó nhiều hãng sữa đã cam kết không tăng giá.
Với mặt hàng phân bón, đặc biệt là những chủng loại phân bón sản xuất trong nước chưa đáp ứng được nhu cầu thị trường như urê, DAP, Kali tăng giá do các công ty trung gian phân phối “gom hàng” đẩy giá.
Áp lực đảm bảo cung cầu
Theo Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) Đặng Thị Huyền, hiện Tổng Công ty đang phải chịu áp lực lớn trong đảm bảo nguồn cung cho thị trường. Bên cạnh áp lực về thiếu ngoại tệ để nhập khẩu xăng dầu, Petrolimex còn gặp khó khăn do vướng vào chính “cơ chế” đảm bảo cân đối xăng dầu.
Hiện tồn tại một mâu thuẫn lớn là khi thiếu nguồn xăng dầu và để xảy ra mất cân đối cung cầu, Bộ Công Thương và trực tiếp là Petrolimex phải chịu trách nhiệm; nhưng tất cả cơ chế để đảm bảo không mất cân đối lại do Bộ Tài chính định đoạt.
Tình hình trở nên hết sức khó khăn từ cuối tháng 10 đến nay và tổng công ty đã có văn bản khẩn cấp từ ngày 20 và 21/10 gửi Bộ Công Thương và Bộ Tài chính đề nghị tháo gỡ nhưng đến nay vẫn chưa có hồi âm.
Mặc dù Thủ tướng Chính phủ đã thông qua lộ trình thực hiện cơ chế xăng dầu theo thị trường từ cuối năm 2007 nhưng đến nay vẫn chưa vận hành được.
“Mục tiêu bình ổn thị trường xăng dầu chỉ thực hiện được khi doanh nghiệp và nhà nước đủ nguồn lực. Nếu tiếp tục câu chuyện “mua cao, bán thấp” thì ngân sách nhà nước không thể đủ và bóng đen xăng dầu 2008 rất dễ xảy ra trong năm 2011,” bà Huyền cảnh báo.
Cũng theo bà Huyền, mặc dù Bộ Tài chính có quỹ bình ổn xăng dầu 2.100 tỷ đồng được thu trên sản lượng xăng dầu bán ra. Tuy nhiên, trên thực tế đây chỉ là quỹ trích ảo bởi giá bán không tăng và không có tiền để trích.
Tính hết tháng 9/2010, tổng công ty đã nộp ngân sách bằng kế hoạch cả năm. Điều này cho thấy phần thu ngân sách rất cao và Petrolimex không được giảm thuế trong khi tổng công ty vẫn phải bình ổn thị trường, vẫn phải trích quỹ bình ổn 300 đồng/lít. Hiện dư nợ ngoại tệ của tổng công ty lên tới 600 triệu USD. Nếu tỷ giá vẫn được giữ nguyên thì nợ treo của Petrolimex giữ nguyên ở 800 tỷ đồng; còn nếu biến động thì nợ treo có thể lên tới 1.200 tỷ đồng.
Cùng với xăng dầu, áp lực cân đối cung cầu cũng hiện hữu với mặt hàng phân bón như DAP và urê. Tại thị trường phía Nam, tình hình mất cân đối cung cầu đạm urê đã xảy ra. Do giá đạm urê Phú Mỹ niêm yết trong hệ thống phân phối chỉ là 6.800 đồng/kg, thấp hơn 1.200 đồng/kg so với giá đạm nhập khẩu và giá đạm sản xuất trong nước bán trên thị trường nên một số tư nhân đã tổ chức thu gom, tích trữ, tạo nên tình trạng khan đạm Phú Mỹ.
Trong khi đó, với năng lực sản xuất hiện nay, Tổng công ty Hóa chất và Phân bón Dầu khí chỉ đáp ứng được 50% nhu cầu thị trường; còn các doanh nghiệp nhập khẩu phân bón với khó khăn thiếu ngoại tệ, chênh lệch giá nên do dự nhập khẩu phân bón.
Ngoài ra, với những khó khăn như thiếu than tốt cung ứng cho sản xuất điện, phân bón, ximăng; thiếu điện tại một số tỉnh trọng điểm công nghiệp như Bà Rịa-Vũng Tàu; thiếu lao động, thiếu vốn ngắn hạn và trung hạn để đẩy mạnh sản xuất trong những tháng cuối năm…, một số ngành sản xuất trong nước vẫn gặp khó khăn trong việc đảm bảo nguồn cung hàng hóa cho thị trường.
Triển khai 3 giải pháp trọng tâm
Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Lê Danh Vĩnh, từ nay đến cuối năm, ba giải pháp trọng tâm cần tiếp tục thực hiện nhằm thực hiện mục tiêu bình ổn thị trường cuối năm chính gồm kiểm soát chặt thị trường; bảo đảm cân đối cung cầu, không để thiếu hàng sốt giá và đảm bảo điện cho sản xuất.
Theo đó, Cục Quản lý Thị trường Bộ Công Thương phối hợp chặt với Cục Quản lý giá Bộ Tài chính tăng cường kiểm soát thị trường, xử lý nghiêm các hành vi đầu cơ, găm hàng, tăng giá, gian lận thương mại, niêm yết giá và bán theo giá niêm yết, kiểm soát chặt chẽ chất lượng hàng hóa và vệ sinh an toàn thực phẩm hàng hoá lưu thông trên thị trường trong những tháng cuối năm 2010 và đầu năm 2011.
Bộ Công Thương và Bộ Tài chính sẽ ban hành thông tư liên tịch về việc đăng ký giá với một số mặt hàng thuộc diện quản lý của nhà nước để hạn chế thấp nhất tình trạng tăng giá vô lý.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Thành Biên đề xuất, cùng với trách nhiệm đảm bảo đủ gạo cung cấp cho thị trường trong nước của Tổng công ty lương thực miền Bắc và miền Nam, các doanh nghiệp xuất khẩu gạo phải giãn tiến độ thực hiện các hợp đồng xuất khẩu gạo đến hết năm để giảm áp lực sốt giá gạo, nhất là khi tình hình thiên tai bão lũ đang tăng lên.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Hồ Thị Kim Thoa nhấn mạnh, tăng giá hàng hóa xuất phát từ 2 nguyên nhân chính là cung cầu và yếu tố tâm lý. Vì vậy, trong các tháng cuối năm, các tỉnh thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh cần tiếp tục triển khai các chương trình khuyến mãi tăng sức mua và giúp bình ổn giá, nhất là tại các khu vực tập trung người lao động thu nhập thấp như khu công nghiệp, sinh viên, miền núi.
Cùng với triển khai đồng bộ các giải pháp kiểm soát thị trường, việc đảm bảo cung cầu chỉ có thể thực hiện được khi năng lực sản xuất hàng hóa trong nước được phát huy cao độ. Vì vậy, Tập đoàn Điện lực Việt Nam cần quyết liệt thực hiện các giải pháp để đảm bảo sản xuất và cung ứng điện cho sản xuất và tiêu dùng những tháng cuối năm; đẩy nhanh tiến độ sửa chữa các nhà máy điện sự cố và hoàn thành các nhà máy điện mới để huy động thêm công suất cho hệ thống.
Ngoài ra, các bộ, ngành, địa phương, các tập đoàn, doanh nghiệp lớn cần thực hiện cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời cho cơ quan báo chí để kịp thời định hướng thông tin đúng đắn.
Đây chính là giải pháp quan trọng góp phần định hướng tâm lý tiêu dùng, hạn chế thấp nhất tình trạng “tát nước theo mưa, nâng giá hàng vô lý, tạo ra những cơ sốt giá ảo trên thị trường," Thứ trưởng Vĩnh kết luận./.
Thị trường hàng hóa thiết yếu “nóng”
Theo ý kiến của nhiều đại biểu, cùng với những tác động bất lợi khác nhau, thị trường nhiều mặt hàng thiết yếu như lúa gạo, thực phẩm, khí hóa lỏng, xăng dầu, phân bón… tiếp tục “nóng” theo quy luật thị trường cuối năm.
Việc tăng giá này chắc chắn sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới mục tiêu kiềm chế tăng giá tiêu dùng ở mức 1 con số bởi đây là những mặt hàng chiếm tỷ trọng khá lớn trong rổ hàng hóa chung.
Tại các tỉnh miền Nam, giá lúa hè thu dao động ở mức 5.000-5.700 đồng/kg, tăng 200 đồng/kg; gạo thành phẩm xuất khẩu loại 5% tấm dao động trong khoảng 8.000-9.000 đồng/kg, tăng 50 đồng/kg; gạo 25% tấm giá khoảng 7.400-8.100 đồng/kg, tăng 100-200 đồng/kg.
Trong khi đó, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu gạo tiếp tục đẩy mạnh thu mua chuẩn bị cho những hợp đồng đã ký; cũng như thiên tai lũ lụt hoành hành làm vận chuyển hàng hóa bị ngưng trệ… đã khiến giá lương thực tăng cục bộ ở một số nơi như Hà Nội, các tỉnh Tây Nam Bộ, các tỉnh miền Trung, hải đảo.
Do biến động giá cả thế giới và tỷ giá VND/USD, giá gas đã tăng khoảng 13.000-16.000 đồng/bình; các mặt hàng sữa cũng tăng giá, dù trước đó nhiều hãng sữa đã cam kết không tăng giá.
Với mặt hàng phân bón, đặc biệt là những chủng loại phân bón sản xuất trong nước chưa đáp ứng được nhu cầu thị trường như urê, DAP, Kali tăng giá do các công ty trung gian phân phối “gom hàng” đẩy giá.
Áp lực đảm bảo cung cầu
Theo Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) Đặng Thị Huyền, hiện Tổng Công ty đang phải chịu áp lực lớn trong đảm bảo nguồn cung cho thị trường. Bên cạnh áp lực về thiếu ngoại tệ để nhập khẩu xăng dầu, Petrolimex còn gặp khó khăn do vướng vào chính “cơ chế” đảm bảo cân đối xăng dầu.
Hiện tồn tại một mâu thuẫn lớn là khi thiếu nguồn xăng dầu và để xảy ra mất cân đối cung cầu, Bộ Công Thương và trực tiếp là Petrolimex phải chịu trách nhiệm; nhưng tất cả cơ chế để đảm bảo không mất cân đối lại do Bộ Tài chính định đoạt.
Tình hình trở nên hết sức khó khăn từ cuối tháng 10 đến nay và tổng công ty đã có văn bản khẩn cấp từ ngày 20 và 21/10 gửi Bộ Công Thương và Bộ Tài chính đề nghị tháo gỡ nhưng đến nay vẫn chưa có hồi âm.
Mặc dù Thủ tướng Chính phủ đã thông qua lộ trình thực hiện cơ chế xăng dầu theo thị trường từ cuối năm 2007 nhưng đến nay vẫn chưa vận hành được.
“Mục tiêu bình ổn thị trường xăng dầu chỉ thực hiện được khi doanh nghiệp và nhà nước đủ nguồn lực. Nếu tiếp tục câu chuyện “mua cao, bán thấp” thì ngân sách nhà nước không thể đủ và bóng đen xăng dầu 2008 rất dễ xảy ra trong năm 2011,” bà Huyền cảnh báo.
Cũng theo bà Huyền, mặc dù Bộ Tài chính có quỹ bình ổn xăng dầu 2.100 tỷ đồng được thu trên sản lượng xăng dầu bán ra. Tuy nhiên, trên thực tế đây chỉ là quỹ trích ảo bởi giá bán không tăng và không có tiền để trích.
Tính hết tháng 9/2010, tổng công ty đã nộp ngân sách bằng kế hoạch cả năm. Điều này cho thấy phần thu ngân sách rất cao và Petrolimex không được giảm thuế trong khi tổng công ty vẫn phải bình ổn thị trường, vẫn phải trích quỹ bình ổn 300 đồng/lít. Hiện dư nợ ngoại tệ của tổng công ty lên tới 600 triệu USD. Nếu tỷ giá vẫn được giữ nguyên thì nợ treo của Petrolimex giữ nguyên ở 800 tỷ đồng; còn nếu biến động thì nợ treo có thể lên tới 1.200 tỷ đồng.
Cùng với xăng dầu, áp lực cân đối cung cầu cũng hiện hữu với mặt hàng phân bón như DAP và urê. Tại thị trường phía Nam, tình hình mất cân đối cung cầu đạm urê đã xảy ra. Do giá đạm urê Phú Mỹ niêm yết trong hệ thống phân phối chỉ là 6.800 đồng/kg, thấp hơn 1.200 đồng/kg so với giá đạm nhập khẩu và giá đạm sản xuất trong nước bán trên thị trường nên một số tư nhân đã tổ chức thu gom, tích trữ, tạo nên tình trạng khan đạm Phú Mỹ.
Trong khi đó, với năng lực sản xuất hiện nay, Tổng công ty Hóa chất và Phân bón Dầu khí chỉ đáp ứng được 50% nhu cầu thị trường; còn các doanh nghiệp nhập khẩu phân bón với khó khăn thiếu ngoại tệ, chênh lệch giá nên do dự nhập khẩu phân bón.
Ngoài ra, với những khó khăn như thiếu than tốt cung ứng cho sản xuất điện, phân bón, ximăng; thiếu điện tại một số tỉnh trọng điểm công nghiệp như Bà Rịa-Vũng Tàu; thiếu lao động, thiếu vốn ngắn hạn và trung hạn để đẩy mạnh sản xuất trong những tháng cuối năm…, một số ngành sản xuất trong nước vẫn gặp khó khăn trong việc đảm bảo nguồn cung hàng hóa cho thị trường.
Triển khai 3 giải pháp trọng tâm
Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Lê Danh Vĩnh, từ nay đến cuối năm, ba giải pháp trọng tâm cần tiếp tục thực hiện nhằm thực hiện mục tiêu bình ổn thị trường cuối năm chính gồm kiểm soát chặt thị trường; bảo đảm cân đối cung cầu, không để thiếu hàng sốt giá và đảm bảo điện cho sản xuất.
Theo đó, Cục Quản lý Thị trường Bộ Công Thương phối hợp chặt với Cục Quản lý giá Bộ Tài chính tăng cường kiểm soát thị trường, xử lý nghiêm các hành vi đầu cơ, găm hàng, tăng giá, gian lận thương mại, niêm yết giá và bán theo giá niêm yết, kiểm soát chặt chẽ chất lượng hàng hóa và vệ sinh an toàn thực phẩm hàng hoá lưu thông trên thị trường trong những tháng cuối năm 2010 và đầu năm 2011.
Bộ Công Thương và Bộ Tài chính sẽ ban hành thông tư liên tịch về việc đăng ký giá với một số mặt hàng thuộc diện quản lý của nhà nước để hạn chế thấp nhất tình trạng tăng giá vô lý.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Thành Biên đề xuất, cùng với trách nhiệm đảm bảo đủ gạo cung cấp cho thị trường trong nước của Tổng công ty lương thực miền Bắc và miền Nam, các doanh nghiệp xuất khẩu gạo phải giãn tiến độ thực hiện các hợp đồng xuất khẩu gạo đến hết năm để giảm áp lực sốt giá gạo, nhất là khi tình hình thiên tai bão lũ đang tăng lên.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Hồ Thị Kim Thoa nhấn mạnh, tăng giá hàng hóa xuất phát từ 2 nguyên nhân chính là cung cầu và yếu tố tâm lý. Vì vậy, trong các tháng cuối năm, các tỉnh thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh cần tiếp tục triển khai các chương trình khuyến mãi tăng sức mua và giúp bình ổn giá, nhất là tại các khu vực tập trung người lao động thu nhập thấp như khu công nghiệp, sinh viên, miền núi.
Cùng với triển khai đồng bộ các giải pháp kiểm soát thị trường, việc đảm bảo cung cầu chỉ có thể thực hiện được khi năng lực sản xuất hàng hóa trong nước được phát huy cao độ. Vì vậy, Tập đoàn Điện lực Việt Nam cần quyết liệt thực hiện các giải pháp để đảm bảo sản xuất và cung ứng điện cho sản xuất và tiêu dùng những tháng cuối năm; đẩy nhanh tiến độ sửa chữa các nhà máy điện sự cố và hoàn thành các nhà máy điện mới để huy động thêm công suất cho hệ thống.
Ngoài ra, các bộ, ngành, địa phương, các tập đoàn, doanh nghiệp lớn cần thực hiện cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời cho cơ quan báo chí để kịp thời định hướng thông tin đúng đắn.
Đây chính là giải pháp quan trọng góp phần định hướng tâm lý tiêu dùng, hạn chế thấp nhất tình trạng “tát nước theo mưa, nâng giá hàng vô lý, tạo ra những cơ sốt giá ảo trên thị trường," Thứ trưởng Vĩnh kết luận./.
Nguyễn Kim Anh (TTXVN/Vietnam+)