Đại diện hãng hàng không Mỹ Boeing và Bộ Giao thông Indonesia đã ký Biên bản ghi nhớ (MOU) về việc Boeing sẽ mở một trung tâm đào tạo hàng không tiên tiến tại Indonesia.
Bản MOU này do bà Sherry Carbary-Phó Chủ tịch Boeing phụ trách các dịch vụ bay, và ông Herry Bhakti Gumay - Tổng vụ trưởng phụ trách vận tải hàng không - Bộ Giao thông Indonesia ký ngày 27/6 tại Jakarta.
Theo đó, hai bên sẽ tập trung vào phát triển cơ sở hạ tầng hỗ trợ cho các chương trình đào tạo phi công cơ bản và máy bay phản lực thương mại theo đúng quy định của Cơ quan Hàng không Liên bang Mỹ (FAA) và các quy định của Cơ quan An toàn Hàng không châu Âu (EASA).
Ông Herry đánh giá cao tiềm năng, động lực phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp hàng không ở châu Á, đặc biệt là tại Indonesia. Ông cho rằng để đảm bảo tăng trưởng an toàn và có trật tự trong lĩnh vực hàng không, hai bên cần phải thường xuyên tiến hành hợp tác đào tạo và xây dựng năng lực. Trong khi đó, bà Carbary cho biết Boeing hài lòng tiếp tục mối quan hệ với Indonesia và nhấn mạnh mục tiêu của hãng là làm cho Indonesia trở thành một mô hình phát triển hàng không thương mại tại các thị trường mới nổi của Boeing.
Theo báo cáo về triển vọng kỹ thuật và phi công của Boeing, khu vực Đông Nam Á sẽ cần thêm hơn 47.000 phi công thương mại và hơn 60.000 thợ bảo dưỡng bổ sung trong vòng 20 năm tới để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế và ngành hàng không nói riêng.
Tại Indonesia hiện có hơn 700 máy bay dân dụng đang hoạt động với tỷ lệ tăng trưởng trung bình 8%/năm; cùng 13 trường đào tạo hàng không - một con số được cho là ít hơn nhiều hơn so với các quốc gia khác cùng quy mô dân số, chẳng hạn như Mỹ với 1.076 trường đào tạo, và Liên minh châu Âu với 369 trường.
Bộ Giao thông Indonesia ước tính, nước này sẽ cần thêm ít nhất 4.000 phi công, 7.500 kỹ thuật viên và 1.000 bộ điều khiển không lưu nhằm đón đầu sự tăng trưởng của ngành hàng không trong khu vực và việc các nước triển khai Chính sách bầu trời mở ASEAN vào năm 2015 cũng như hướng tới một thị trường hàng không ASEAN thống nhất vào năm 2020./.
Bản MOU này do bà Sherry Carbary-Phó Chủ tịch Boeing phụ trách các dịch vụ bay, và ông Herry Bhakti Gumay - Tổng vụ trưởng phụ trách vận tải hàng không - Bộ Giao thông Indonesia ký ngày 27/6 tại Jakarta.
Theo đó, hai bên sẽ tập trung vào phát triển cơ sở hạ tầng hỗ trợ cho các chương trình đào tạo phi công cơ bản và máy bay phản lực thương mại theo đúng quy định của Cơ quan Hàng không Liên bang Mỹ (FAA) và các quy định của Cơ quan An toàn Hàng không châu Âu (EASA).
Ông Herry đánh giá cao tiềm năng, động lực phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp hàng không ở châu Á, đặc biệt là tại Indonesia. Ông cho rằng để đảm bảo tăng trưởng an toàn và có trật tự trong lĩnh vực hàng không, hai bên cần phải thường xuyên tiến hành hợp tác đào tạo và xây dựng năng lực. Trong khi đó, bà Carbary cho biết Boeing hài lòng tiếp tục mối quan hệ với Indonesia và nhấn mạnh mục tiêu của hãng là làm cho Indonesia trở thành một mô hình phát triển hàng không thương mại tại các thị trường mới nổi của Boeing.
Theo báo cáo về triển vọng kỹ thuật và phi công của Boeing, khu vực Đông Nam Á sẽ cần thêm hơn 47.000 phi công thương mại và hơn 60.000 thợ bảo dưỡng bổ sung trong vòng 20 năm tới để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế và ngành hàng không nói riêng.
Tại Indonesia hiện có hơn 700 máy bay dân dụng đang hoạt động với tỷ lệ tăng trưởng trung bình 8%/năm; cùng 13 trường đào tạo hàng không - một con số được cho là ít hơn nhiều hơn so với các quốc gia khác cùng quy mô dân số, chẳng hạn như Mỹ với 1.076 trường đào tạo, và Liên minh châu Âu với 369 trường.
Bộ Giao thông Indonesia ước tính, nước này sẽ cần thêm ít nhất 4.000 phi công, 7.500 kỹ thuật viên và 1.000 bộ điều khiển không lưu nhằm đón đầu sự tăng trưởng của ngành hàng không trong khu vực và việc các nước triển khai Chính sách bầu trời mở ASEAN vào năm 2015 cũng như hướng tới một thị trường hàng không ASEAN thống nhất vào năm 2020./.
Anh Ngọc (TTXVN)