Giá xăng, dầu, nguyên liệu đầu vào tăng cùng với sự thay đổi tỷ giá giữa đồng USD và đồng Việt Nam khiến người tiêu dùng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đang phấp phỏng với thông tin tăng giá từ các nhà cung cấp.
Đặc biệt, đợt tăng giá lần này chỉ tập trung ở các nhóm hàng đồ dùng, may mặc và các loại thực phẩm nhập khẩu.
Bà Mai Trang, chuyên viên quan hệ đối ngoại thuộc Saigon Co.op cho biết Saigon Co.op đã nhận được đề nghị tăng giá của những nhà cung cấp đồ dùng, may mặc và đang làm việc với nhà cung cấp về những đề nghị này.
Trong trường hợp bất khả kháng, Saigon Co.op sẽ điều chỉnh giá theo hướng có lợi nhất cho khách hàng. Tuy nhiên, do đã dự báo trước tình hình, đơn vị đã đẩy mạnh công tác dự trữ hàng hóa nên đảm bảo sẽ không có tình trạng tăng giá đột ngột.
"Sau khi hết đợt hàng dự trữ này, giá mới được áp dụng theo đề nghị của nhà cung cấp. Theo đó, có thể trước mắt, vào đầu tháng 9 này các siêu thị trong hệ thống của Saigon Co.op sẽ có một số hàng hóa thuộc nhóm đồ dùng, may mặc tăng giá từ 3-12%," bà Trang cho biết.
Tại hệ thống siêu thị BigC, bà Dương Thị Quỳnh Trang, giám đốc đối ngoại của BigC khẳng định, tháng 8 này đơn vị chưa điều chỉnh tăng giá các mặt hàng được bày bán trong các siêu thị và giá cả vẫn ổn định, không có biến động nhiều.
Tuy nhiên, một số nhà cung cấp các sản phẩm đồ hộp, bánh kẹo nhập khẩu đã đề nghị tăng giá khoảng 10% nhưng doanh nghiệp chưa đồng ý. Bà Trang cho biết: "Hiện chúng tôi đang thảo luận với các nhà cung cấp để làm sao giá có lợi nhất cho người tiêu dùng. Nhưng trước những thông tin bất lợi của thị trường, trong tháng 9 nếu có tăng giá, đơn vị cũng sẽ có những biện pháp khuyến mại hợp lý cho người tiêu dùng."
Khảo sát thị trường Thành phố Hồ Chí Minh cho thấy, các loại thực phẩm nhập khẩu như bánh kẹo, đồ tiêu dùng đang có chiều hướng tăng nhẹ.
Chị Hà, chủ một quầy bán tạp hóa trên đường Nguyễn Thông (quận 3) cho biết đồ ăn nhanh như cá hộp, xúc xích… tăng khoảng 4%, hóa mỹ phẩm tăng gần 10% tùy loại, bánh kẹo tăng 5-8%... Riêng các chợ sỉ và lẻ trên địa bàn thành phố, giá các mặt hàng lương thực, thực phẩm khác vẫn diễn biến bình thường, chưa có sự xáo trộn nào về giá cũng như tâm lý muốn đẩy giá "té nước theo mưa" của các tiểu thương.
Theo Sở Công Thương Thành phố Hồ Chí Minh, các mặt hàng nằm trong diện bình ổn của thành phố như gạo, đường, dầu ăn, thịt gia cầm, thịt gia súc, thực phẩm chế biến, rau củ, quả… đang bán thấp hơn 10% so với giá thị trường.
Ủy ban Nhân dân thành phố đã hỗ trợ hơn 380 tỷ đồng cho 14 doanh nghiệp vay không tính lãi để dự trữ hàng hóa, kịp thời tham gia điều tiết thị trường cho đến hết năm 2010. Nhờ vậy, đây là nhóm hàng dự báo sẽ ít có sự biến động về giá nhất.
Tuy nhiên, theo nhiều doanh nghiệp, lượng trên chỉ đáp ứng được khoảng 20% nhu cầu và 80% người tiêu dùng sẽ vẫn bắt buộc phải mua các mặt hàng trên theo giá điều tiết của thị trường./.
Đặc biệt, đợt tăng giá lần này chỉ tập trung ở các nhóm hàng đồ dùng, may mặc và các loại thực phẩm nhập khẩu.
Bà Mai Trang, chuyên viên quan hệ đối ngoại thuộc Saigon Co.op cho biết Saigon Co.op đã nhận được đề nghị tăng giá của những nhà cung cấp đồ dùng, may mặc và đang làm việc với nhà cung cấp về những đề nghị này.
Trong trường hợp bất khả kháng, Saigon Co.op sẽ điều chỉnh giá theo hướng có lợi nhất cho khách hàng. Tuy nhiên, do đã dự báo trước tình hình, đơn vị đã đẩy mạnh công tác dự trữ hàng hóa nên đảm bảo sẽ không có tình trạng tăng giá đột ngột.
"Sau khi hết đợt hàng dự trữ này, giá mới được áp dụng theo đề nghị của nhà cung cấp. Theo đó, có thể trước mắt, vào đầu tháng 9 này các siêu thị trong hệ thống của Saigon Co.op sẽ có một số hàng hóa thuộc nhóm đồ dùng, may mặc tăng giá từ 3-12%," bà Trang cho biết.
Tại hệ thống siêu thị BigC, bà Dương Thị Quỳnh Trang, giám đốc đối ngoại của BigC khẳng định, tháng 8 này đơn vị chưa điều chỉnh tăng giá các mặt hàng được bày bán trong các siêu thị và giá cả vẫn ổn định, không có biến động nhiều.
Tuy nhiên, một số nhà cung cấp các sản phẩm đồ hộp, bánh kẹo nhập khẩu đã đề nghị tăng giá khoảng 10% nhưng doanh nghiệp chưa đồng ý. Bà Trang cho biết: "Hiện chúng tôi đang thảo luận với các nhà cung cấp để làm sao giá có lợi nhất cho người tiêu dùng. Nhưng trước những thông tin bất lợi của thị trường, trong tháng 9 nếu có tăng giá, đơn vị cũng sẽ có những biện pháp khuyến mại hợp lý cho người tiêu dùng."
Khảo sát thị trường Thành phố Hồ Chí Minh cho thấy, các loại thực phẩm nhập khẩu như bánh kẹo, đồ tiêu dùng đang có chiều hướng tăng nhẹ.
Chị Hà, chủ một quầy bán tạp hóa trên đường Nguyễn Thông (quận 3) cho biết đồ ăn nhanh như cá hộp, xúc xích… tăng khoảng 4%, hóa mỹ phẩm tăng gần 10% tùy loại, bánh kẹo tăng 5-8%... Riêng các chợ sỉ và lẻ trên địa bàn thành phố, giá các mặt hàng lương thực, thực phẩm khác vẫn diễn biến bình thường, chưa có sự xáo trộn nào về giá cũng như tâm lý muốn đẩy giá "té nước theo mưa" của các tiểu thương.
Theo Sở Công Thương Thành phố Hồ Chí Minh, các mặt hàng nằm trong diện bình ổn của thành phố như gạo, đường, dầu ăn, thịt gia cầm, thịt gia súc, thực phẩm chế biến, rau củ, quả… đang bán thấp hơn 10% so với giá thị trường.
Ủy ban Nhân dân thành phố đã hỗ trợ hơn 380 tỷ đồng cho 14 doanh nghiệp vay không tính lãi để dự trữ hàng hóa, kịp thời tham gia điều tiết thị trường cho đến hết năm 2010. Nhờ vậy, đây là nhóm hàng dự báo sẽ ít có sự biến động về giá nhất.
Tuy nhiên, theo nhiều doanh nghiệp, lượng trên chỉ đáp ứng được khoảng 20% nhu cầu và 80% người tiêu dùng sẽ vẫn bắt buộc phải mua các mặt hàng trên theo giá điều tiết của thị trường./.
(Báo Tin Tức/Vietnam+)