Thay vì lựa chọn một chiếc áo thu đông "made in Thái Lan," chị Nguyễn Lan Anh (Hoàn Kiếm, Hà Nội) lại lựa cho mình một mặt hàng trong nước.
Chị bảo, so về chất lượng, hàng hóa của Việt Nam không quá thua kém một số mặt hàng ngoại nhập, còn về giá cả thì thấp hơn khá nhiều…
Theo khảo sát của phóng viên Vietnam+ tại các địa điểm bán hàng may mặc thương hiệu Việt, số lượng khách hàng đông hơn hẳn so với một số quầy bán hàng có xuất xứ từ Trung Quốc, Thái Lan.
Tại hệ thống siêu thị dệt may VietMart (B14 Kim Liên, Đống Đa) cũng vậy. Các sản phẩm may mặc trong nước luôn là điểm thu hút sự quan tâm của khách hàng.
Chị Hoài Thu (Cầu Giấy, Hà Nội) cho hay, chị là khách hàng thường xuyên tại siêu thị này. Mỗi khi sắm hàng may mặc, chị và gia đình thường chọn những sản phẩm trong nước bởi mẫu mã và chất lượng đảm bảo. Chị cho hay, cùng với các thương hiệu lâu năm như May10, Việt Tiến, Nhà Bè, Thành Công…, các nhãn hiệu thời trang mới như Ninomaxx, N&M, Maxxstyle, Genova… cũng dần xây dựng được hình ảnh và chỗ đứng trên thị trường.
Bên cạnh tiêu chí chất lượng, mẫu mã thì giá cả của những sản phẩm may mặc “made in Việt Nam” cũng khá phù hợp với túi tiền của người tiêu dùng. Như hệ thống bán quần Jeans Genova có giá từ 198.000-318.000 đồng, sản phẩm áo khoác Ninomaxx hay Maxxstyle dao động từ 300.000-500.000 đồng, áo sơ mi từ 150.000-500.000 đồng…
Chị Vân (nhân viên bán hàng tại siêu thị VietMart) cho biết: “kể từ đầu mùa đến giờ khách hàng đến lựa chọn và mua các sản phẩm may mặc tại đây đông hơn mọi năm, đó cũng là tín hiệu đáng mừng chứng tỏ người Việt đã dành nhiều quan tâm ưu ái cho hàng Việt Nam”
Một chủ cửa hàng tại đường Cầu Giấy cho hay, doanh số bán hàng và doanh thu đều vượt mức so với cùng kỳ những năm trước từ 20% – 30%. Do đó, chị đã mở rộng hệ thống bán hàng “made in VietNam” của mình nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu của người dân.
Đồng tình, bà Trịnh Thanh Hải, giám đốc nhãn hàng Genova thông báo, đơn vị này sẽ nhanh chóng đẩy mạnh việc mở rộng hệ thống bán hàng ở các thành phố lớn trên toàn quốc nhằm xây dựng và chiếm lĩnh thị trường nội địa.
Tuy nhiên, có một thực tế chính vì sự “lên ngôi” của hàng nội địa, một số cửa hàng đã nhập hàng hóa có xuất xứ từ Trung Quốc rồi thay đổi nhãn mác để bày bán, thu lợi.
Bởi thế, một số chủ cửa hàng cho rằng, người tiêu dùng nên tìm đến những cửa hàng thời trang uy tín, hoặc đại lý của các công ty may mặc… để mua được sản phẩm “đáng đồng tiền bát gạo”./.
Chị bảo, so về chất lượng, hàng hóa của Việt Nam không quá thua kém một số mặt hàng ngoại nhập, còn về giá cả thì thấp hơn khá nhiều…
Theo khảo sát của phóng viên Vietnam+ tại các địa điểm bán hàng may mặc thương hiệu Việt, số lượng khách hàng đông hơn hẳn so với một số quầy bán hàng có xuất xứ từ Trung Quốc, Thái Lan.
Tại hệ thống siêu thị dệt may VietMart (B14 Kim Liên, Đống Đa) cũng vậy. Các sản phẩm may mặc trong nước luôn là điểm thu hút sự quan tâm của khách hàng.
Chị Hoài Thu (Cầu Giấy, Hà Nội) cho hay, chị là khách hàng thường xuyên tại siêu thị này. Mỗi khi sắm hàng may mặc, chị và gia đình thường chọn những sản phẩm trong nước bởi mẫu mã và chất lượng đảm bảo. Chị cho hay, cùng với các thương hiệu lâu năm như May10, Việt Tiến, Nhà Bè, Thành Công…, các nhãn hiệu thời trang mới như Ninomaxx, N&M, Maxxstyle, Genova… cũng dần xây dựng được hình ảnh và chỗ đứng trên thị trường.
Bên cạnh tiêu chí chất lượng, mẫu mã thì giá cả của những sản phẩm may mặc “made in Việt Nam” cũng khá phù hợp với túi tiền của người tiêu dùng. Như hệ thống bán quần Jeans Genova có giá từ 198.000-318.000 đồng, sản phẩm áo khoác Ninomaxx hay Maxxstyle dao động từ 300.000-500.000 đồng, áo sơ mi từ 150.000-500.000 đồng…
Chị Vân (nhân viên bán hàng tại siêu thị VietMart) cho biết: “kể từ đầu mùa đến giờ khách hàng đến lựa chọn và mua các sản phẩm may mặc tại đây đông hơn mọi năm, đó cũng là tín hiệu đáng mừng chứng tỏ người Việt đã dành nhiều quan tâm ưu ái cho hàng Việt Nam”
Một chủ cửa hàng tại đường Cầu Giấy cho hay, doanh số bán hàng và doanh thu đều vượt mức so với cùng kỳ những năm trước từ 20% – 30%. Do đó, chị đã mở rộng hệ thống bán hàng “made in VietNam” của mình nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu của người dân.
Đồng tình, bà Trịnh Thanh Hải, giám đốc nhãn hàng Genova thông báo, đơn vị này sẽ nhanh chóng đẩy mạnh việc mở rộng hệ thống bán hàng ở các thành phố lớn trên toàn quốc nhằm xây dựng và chiếm lĩnh thị trường nội địa.
Tuy nhiên, có một thực tế chính vì sự “lên ngôi” của hàng nội địa, một số cửa hàng đã nhập hàng hóa có xuất xứ từ Trung Quốc rồi thay đổi nhãn mác để bày bán, thu lợi.
Bởi thế, một số chủ cửa hàng cho rằng, người tiêu dùng nên tìm đến những cửa hàng thời trang uy tín, hoặc đại lý của các công ty may mặc… để mua được sản phẩm “đáng đồng tiền bát gạo”./.
Thùy Liên (Vietnam+)