Ngày 19/2, hàng ngàn lao động đã tìm đến sàn giao dịch việc làm tỉnh Bình Dương lần 44.
Hơn 70 công ty có nhu cầu tuyển dụng với hơn 6.500 lao động phổ thông và 1.600 lao động có trình độ chuyên môn từ cao đẳng đến đại học đã tới sàn giao dịch đăng ký.
Nhu cầu lao động của các công ty rất lớn, lao động đăng ký tìm việc làm cũng không nhỏ, nhưng không ít doanh nghiệp và người lao động lại chưa tìm tiếng nói chung và chấp thuận ký hợp đồng vì “ rào cản” tiền lương chưa đáp ứng nhu cầu thực tế.
Nữ lao động Dương Thị Hạnh, sinh viên Cao đẳng Công nghệ và Quản trị doanh nghiệp cho biết qua dò hỏi 3 doanh nghiệp tuyển dụng lao động nhưng em chưa đồng ý ký kết hợp đồng vì tiền lương chưa đáp ứng nhu cầu đời sống thực tế hiện nay.
Trong khi Hoàng Ngọc Thảo đến từ tỉnh Thanh Hóa muốn tìm việc ngành bảo trì điện, tuy có bằng đại học nhưng rất ít doanh nghiệp rao tuyển ngành nghề này tại ngày hội việc làm nên cho dù lân la tìm kiếm từ sáng đến trưa Thảo vẫn chưa ký gửi hợp đồng làm việc vào đơn vị nào.
Thực tế cho thấy, tại phiên giao dịch việc làm lần thứ 44, hàng ngàn người đến tìm hiểu thông tin, tuy nhiên nhiều doanh nghiệp vẫn gặp khó trong tuyển dụng do người lao động do một phần chưa hội đủ các điều kiện bằng cấp hoặc chuyên môn chưa phù hợp với nhu cầu người sử dụng lao động.
Ông Hoàng Minh Vũ, Phòng nhân sự thuộc Cty Giấy Chánh Dương, tỉnh Bình Dương cho hay qua tiếp nhận gần 40 hồ sơ ký gửi, tuy nhiên chưa ký được với bất kỳ nhân sự nào, bởi các hợp đồng phải được Ban giám đốc thẩm duyệt mới ký kết và có mức lương đưa ra cụ thể người lao động mới chấp nhận.
Còn ông Nguyễn Thanh Phương, Trưởng phòng tuyển dụng dụng lao động Sở Lao động-Thương Binh và Xã hội tỉnh Bình Dương đánh giá: "Nhu cầu lao động của các công ty rất là lớn nhưng không phải do khan hiếm, thiếu hụt lao động sau Tết như mọi năm mà do nhu cầu đáp ứng mở rộng sản xuất kinh doanh tại các doanh nghiệp nên có nhu cầu tuyển dụng tăng lên. Đây là tín hiệu đáng mừng."
Theo ông Phương, nhìn chung, nhu cầu lao động của các doanh nghiệp ở tỉnh Bình Dương sau Tết vẫn không căng thẳng như mọi năm. Do năm nay, nhiều Doanh nghiệp đã chủ động chăm lo đời sống công nhân rất tốt nên sau Tết, không xảy ra tình trạng khan hiếm lao động như các năm trước, tạo điều kiện để họ chủ động sản xuất, đáp ứng đơn hàng xuất khẩu ngay những tháng đầu năm nay.
Chiều cùng ngày, ông Huỳnh Văn Nhị, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Dương đã ký kết với lãnh đạo tỉnh Kiên Giang về cung ứng lao động cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Đây là kênh tuyển dụng lao động khá hữu hiệu trong nhiều năm qua giữa Bình Dương và các tỉnh, thành trong cả nước./.
Hơn 70 công ty có nhu cầu tuyển dụng với hơn 6.500 lao động phổ thông và 1.600 lao động có trình độ chuyên môn từ cao đẳng đến đại học đã tới sàn giao dịch đăng ký.
Nhu cầu lao động của các công ty rất lớn, lao động đăng ký tìm việc làm cũng không nhỏ, nhưng không ít doanh nghiệp và người lao động lại chưa tìm tiếng nói chung và chấp thuận ký hợp đồng vì “ rào cản” tiền lương chưa đáp ứng nhu cầu thực tế.
Nữ lao động Dương Thị Hạnh, sinh viên Cao đẳng Công nghệ và Quản trị doanh nghiệp cho biết qua dò hỏi 3 doanh nghiệp tuyển dụng lao động nhưng em chưa đồng ý ký kết hợp đồng vì tiền lương chưa đáp ứng nhu cầu đời sống thực tế hiện nay.
Trong khi Hoàng Ngọc Thảo đến từ tỉnh Thanh Hóa muốn tìm việc ngành bảo trì điện, tuy có bằng đại học nhưng rất ít doanh nghiệp rao tuyển ngành nghề này tại ngày hội việc làm nên cho dù lân la tìm kiếm từ sáng đến trưa Thảo vẫn chưa ký gửi hợp đồng làm việc vào đơn vị nào.
Thực tế cho thấy, tại phiên giao dịch việc làm lần thứ 44, hàng ngàn người đến tìm hiểu thông tin, tuy nhiên nhiều doanh nghiệp vẫn gặp khó trong tuyển dụng do người lao động do một phần chưa hội đủ các điều kiện bằng cấp hoặc chuyên môn chưa phù hợp với nhu cầu người sử dụng lao động.
Ông Hoàng Minh Vũ, Phòng nhân sự thuộc Cty Giấy Chánh Dương, tỉnh Bình Dương cho hay qua tiếp nhận gần 40 hồ sơ ký gửi, tuy nhiên chưa ký được với bất kỳ nhân sự nào, bởi các hợp đồng phải được Ban giám đốc thẩm duyệt mới ký kết và có mức lương đưa ra cụ thể người lao động mới chấp nhận.
Còn ông Nguyễn Thanh Phương, Trưởng phòng tuyển dụng dụng lao động Sở Lao động-Thương Binh và Xã hội tỉnh Bình Dương đánh giá: "Nhu cầu lao động của các công ty rất là lớn nhưng không phải do khan hiếm, thiếu hụt lao động sau Tết như mọi năm mà do nhu cầu đáp ứng mở rộng sản xuất kinh doanh tại các doanh nghiệp nên có nhu cầu tuyển dụng tăng lên. Đây là tín hiệu đáng mừng."
Theo ông Phương, nhìn chung, nhu cầu lao động của các doanh nghiệp ở tỉnh Bình Dương sau Tết vẫn không căng thẳng như mọi năm. Do năm nay, nhiều Doanh nghiệp đã chủ động chăm lo đời sống công nhân rất tốt nên sau Tết, không xảy ra tình trạng khan hiếm lao động như các năm trước, tạo điều kiện để họ chủ động sản xuất, đáp ứng đơn hàng xuất khẩu ngay những tháng đầu năm nay.
Chiều cùng ngày, ông Huỳnh Văn Nhị, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Dương đã ký kết với lãnh đạo tỉnh Kiên Giang về cung ứng lao động cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Đây là kênh tuyển dụng lao động khá hữu hiệu trong nhiều năm qua giữa Bình Dương và các tỉnh, thành trong cả nước./.
Dương Chí Tưởng (TTXVN)