Hành trình xoa dịu nỗi đau da cam: Cần sự nỗ lực từ nhiều phía

Hiện nay, cả nước có hơn 75.000 nạn nhân chất độc da cam thuộc thế hệ thứ 2; hơn 35.000 nạn nhân ở thế hệ thứ 3 và hơn 2.000 nạn nhân thế hệ thứ 4 bị ảnh hưởng từ thế hệ thứ nhất.
Hành trình xoa dịu nỗi đau da cam: Cần sự nỗ lực từ nhiều phía ảnh 1Thăm hỏi, tặng quà cho nạn nhân chất độc da cam/dioxin tỉnh Bạc Liêu. (Ảnh: Tuấn Kiệt/TTXVN)

Khắc phục hậu quả chất độc da cam là một vấn đề có ý nghĩa to lớn với các nạn nhân, toàn xã hội và nhân loại tiến bộ. Hành trình “xoa dịu nỗi đau da cam” cho các nạn nhân đã có sự chung tay của toàn xã hội, sự ủng hộ, giúp đỡ tích cực của bạn bè quốc tế. Tuy nhiên, đây vẫn là một hành trình dài, đòi hỏi sự kiên trì, bền bỉ và nỗ lực từ nhiều phía.

Nỗ lực vươn lên

Chị Vương Thị Quyên là nạn nhân chất độc da cam thế hệ thứ 2, sinh ra trong một gia đình nghèo tại Quảng Bình, bố là người tham gia hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học.

Từ nhỏ, Quyên đã bị vẹo cột sống, việc sinh hoạt, đi lại gặp nhiều khó khăn. Với ý chí và nghị lực lớn lao, chị đã vượt qua nghịch cảnh, tự ti, nỗ lực phấn đấu, học tập.

Năm 2014, Quyên là một trong số ít nạn nhân da cam được nhận học bổng của Chương trình “Tìm kiếm tài năng trẻ” (chương trình phối hợp của Bộ Ngoại giao Việt Nam, Ấn Độ và Trung ương Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam) mở ra bước ngoặt mới trong cuộc đời của cô gái trẻ.

Chứng minh năng lực bản thân bằng học tập, Quyên thoát được khỏi sự tự ti, mặc cảm về ngoại hình, tự tin giao tiếp với xã hội.

Sau khi du học ở Ấn Độ trở về, đồng cảm với những số phận bất hạnh của các nạn nhân thế hệ thứ 2-3, Quyên lựa chọn trở thành giáo viên dạy tin học tại Trung tâm Bảo trợ Xã hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam.

Với mong muốn mang kiến thức và nghị lực của bản thân lan tỏa cho các nạn nhân khác, Quyên đã giúp các nạn nhân tiếp xúc với công nghệ thông tin. Nhiều người đã mở được cửa hàng photocopy tự trang trải cuộc sống. Quan trọng hơn cả là học viên do chị đào tạo đã bớt tự ti trong cuộc sống, chiến thắng nghịch cảnh và trở thành người có ích cho xã hội.

Chị Vương Thị Quyên chia sẻ chị lựa chọn “thắp lên một ngón nến” chứ không chỉ ngồi trong bóng tối đổ lỗi cho hoàn cảnh. Chị suy nghĩ là nếu không dừng lại, việc đi nhanh hay đi chậm sẽ không thành vấn đề nữa; chỉ sợ thiếu ý chí, còn chị có đủ sức mạnh để vượt qua mọi khó khăn, truyền lửa cho những người đồng cảnh ngộ.

Do di chứng chất độc da cam, anh Đinh Đức Thiệp (Hà Nội) bị đục thủy tinh thể bẩm sinh, dẫn đến mắt kém, hỏng. Anh bắt đầu trở thành thành viên của Hội Nạn nhân chất độc da cam từ năm 22 tuổi sau khi đi khám và có kết luận bị ảnh hưởng của chất độc này. Bố của anh Thiệp từng chiến đấu tại chiến trường miền Nam trong những năm tháng ác liệt nhất của cuộc kháng chiến chống Mỹ.

Là người khiếm thị, anh gặp không ít khó khăn trong cuộc sống và học tập. Tuy nhiên, anh Thiệp vẫn luôn tích cực tham gia các lớp kỹ năng sống, chương trình hoạt động để hòa nhập với xã hội.

Chàng trai trẻ đã xuất sắc tốt nghiệp loại giỏi ngành Công tác xã hội, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội). Trong quá trình học tập, anh luôn tích cực tham gia các hoạt động xã hội, thiện nguyện, trở thành gương mặt tiêu biểu của trường và đạt danh hiệu “Sinh viên 5 tốt” cấp thành phố Hà Nội, năm học 2018-2019.

Quá trình tham gia các hoạt động xã hội, thiện nguyện, tiếp xúc với nhiều hoàn cảnh khó khăn hơn mình khiến anh Đinh Đức Thiệp đã thôi thúc anh tích cực hơn nữa để giúp đỡ ngày càng nhiều người yếu thế, nạn nhân chất độc da cam, lan tỏa cho cộng đồng biết để chung tay chia sẻ, giúp đỡ những mảnh đời khó khăn có cuộc sống tốt đẹp hơn.

Còn lắm những trăn trở

Năm 1971, ông Phạm Đức Thăng (Thanh Xuân, Hà Nội) lên đường vào chiến trường miền Đông Nam Bộ. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ, ông trở về xây dựng gia đình.

Không biết mình bị nhiễm chất độc da cam, vợ chồng ông lần lượt sinh ba người con. Người con đầu tiên sinh ra đã mắc bệnh hiểm nghèo, người con thứ hai thiểu năng trí tuệ, câm điếc. May mắn mỉm cười khi người con thứ 3 nay đã vào đại học vẫn khỏe mạnh, bình thường.

Tuy nhiên, ông và vợ vẫn canh canh nỗi lo khi hai vợ chồng tuổi ngày càng cao, bệnh tật càng nhiều và không đủ sức khỏe để chăm lo cho hai người con bệnh tật. Người con út hiện tại vẫn khỏe mạnh, ông bà lại lo lắng cho tương lai thế hệ thứ ba...

Hành trình xoa dịu nỗi đau da cam: Cần sự nỗ lực từ nhiều phía ảnh 2Trung tâm Bảo trợ Nạn nhân chất độc da cam/dioxin và Trẻ em khuyết tật tỉnh Quảng Nam chăm sóc bán trú cho hàng chục trẻ của thành phố Tam Kỳ, huyện Núi Thành và huyện Phú Ninh. (Ảnh: Anh Tuấn/TTXVN)

Theo số liệu thống kê, chất độc da cam/dioxin đã làm cho 4,8 triệu người Việt Nam bị phơi nhiễm, hơn 3 triệu người là nạn nhân. Hàng trăm nghìn nạn nhân đã chết, hàng trăm nghìn người đang vật lộn với bệnh tật hiểm nghèo.

Kết quả nghiên cứu ở Việt Nam và thế giới cho thấy chất độc da cam/dioxin có khả năng gây tổn thương đa dạng và phức tạp trên tất cả các bộ phận của cơ thể, gây ung thư da, tổn thương da, gan, tuyến giáp, đái tháo đường; làm tổn thương hệ thống hô hấp, tuần hoàn, tiêu hóa, nội tiết, thần kinh; gây đột biến gen và nhiễm sắc thể, gây dị tật bẩm sinh, tai biến sinh sản.

Đặc biệt, chất độc da cam có thể di truyền qua nhiều thế hệ, ở Việt Nam đã truyền sang thế hệ thứ 4. Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, hiện cả nước có hơn 75.000 nạn nhân thuộc thế hệ thứ 2; hơn 35.000 nạn nhân ở thế hệ thứ 3 và hơn 2.000 nạn nhân thế hệ thứ 4 bị ảnh hưởng của chất độc da cam từ thế hệ thứ nhất. Đời sống vật chất, tinh thần của hầu hết nạn nhân chất độc da cam còn nhiều khó khăn, thiếu thốn.

Để chung tay “xoa dịu” nỗi đau của nạn nhân da cam và gia đình, hằng năm, Nhà nước đã dành khoản ngân sách hơn 10.000 tỷ đồng để trợ cấp hàng tháng, chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng; hỗ trợ những vùng đặc biệt khó khăn do bị ảnh hưởng chất độc da cam.

Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách dành cho người có công với cách mạng, trong đó đó có người hoạt động kháng chiến, con đẻ của họ bị nhiễm chất độc hóa học.

Hành trình xoa dịu nỗi đau da cam: Cần sự nỗ lực từ nhiều phía ảnh 3Chăm sóc y tế cho các đối tượng tại Trung tâm Chăm sóc, Nuôi dưỡng và Điều trị nạn nhân bị nhiễm chất độc da cam/dioxin thành phố Hà Nội. (Ảnh: Anh Tuấn/TTXVN)

Trong 20 năm qua, Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam chủ động vận động được hơn 3.000 tỷ đồng để chăm sóc nạn nhân và gia đình của họ. Từ đầu năm 2023 đến nay, dù kinh tế xã hội gặp nhiều khó khăn nhưng Quỹ Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam vẫn nhận được 320 tỷ đồng hỗ trợ, kịp thời bổ sung vào nguồn quỹ chăm sóc sức khỏe, làm nhà, hỗ trợ sinh kế, động viên nạn nhân vượt khó vươn lên. Tuy vậy, hành trình “chiến đấu” với chất độc da cam của các nạn nhân và gia đình vẫn còn dài với nhiều nỗi lo.

Trung tướng, Phó Giáo sư, Tiến sỹ Đặng Nam Điền, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam, cho biết cái khó của nạn nhân chất độc da cam hiện nay chính là công tác y tế, đặc biệt là chăm sóc, giúp đỡ nạn nhân tại gia đình cũng như tại các trung tâm và cộng đồng.

Một số lượng khá lớn con và cháu của nạn nhân hiện nay bị bệnh nặng nhưng không có nơi nương tựa, các trung tâm (Làng Hữu nghị, Hòa Bình, các trung tâm nuôi dưỡng trẻ em khuyết tật, bảo trợ xã hội) đang chăm lo giúp đỡ, nuôi dưỡng.

Về lâu dài, vẫn cần có chính sách cụ thể, thống nhất từ Trung ương đến địa phương để chăm lo khi bố mẹ các em qua đời. Các nạn nhân chất độc da cam rất mong muốn, các tổ chức, cá nhân, nhà hảo tâm giúp đỡ, tạo điều kiện cho họ có được một công việc ổn định để họ tự trang trải cuộc sống.

Ông Đặng Nam Điền cho biết thời gian tới, Hội tiếp tục kiến nghị Nhà nước quan tâm giải quyết chế độ chính sách đối với thế hệ thứ ba là cháu của các nạn nhân chất độc da cam, trước mắt Nhà nước cần quan tâm trợ cấp cho đối tượng này.

Cuộc kháng chiến đã qua từ rất lâu nhưng trong thân thể, da thịt các nạn nhân chất độc da cam, “lửa chiến tranh” vẫn ngày đêm âm ỉ. Việc xoa dịu nỗi đau da cam không chỉ là vấn đề từ thiện nhân đạo mà chính là hoạt động thiết thực để đền ơn đáp nghĩa đối với những người có công với nước; thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc. Đó cũng chính là lương tâm và trách nhiệm của mỗi người dân Việt Nam và cả xã hội cần chung tay, chung tấm lòng để sẻ chia, giúp đỡ nạn nhân chất độc da cam./.

Máy bay Mỹ rải chất độc da cam/dioxin xuống miền Nam Việt Nam. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Máy bay Mỹ rải chất độc da cam/dioxin xuống miền Nam Việt Nam. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Chị Trương Thị Thi, thôn Nghĩa Phong, xã Cam Nghĩa, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị, bị di chứng chất độc da cam/dioxin năm 2002. (Ảnh: Ngô Mỹ/TTXVN)
Chị Trương Thị Thi, thôn Nghĩa Phong, xã Cam Nghĩa, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị, bị di chứng chất độc da cam/dioxin năm 2002. (Ảnh: Ngô Mỹ/TTXVN)
Giờ học ở nhà của em Trần Thị Hoan, học sinh khuyết tật do di chứng chất độc da cam/dioxin được chăm sóc, nuôi dưỡng miễn phí tại Làng Hòa Bình-Từ Dũ, Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2008. (Ảnh: Dương Ngọc/TTXVN)
Giờ học ở nhà của em Trần Thị Hoan, học sinh khuyết tật do di chứng chất độc da cam/dioxin được chăm sóc, nuôi dưỡng miễn phí tại Làng Hòa Bình-Từ Dũ, Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2008. (Ảnh: Dương Ngọc/TTXVN)
Anh Trần Văn Phú, xã Vĩnh Hòa, huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre bị teo liệt bẩm sinh cả 2 chân, phải vận động bằng đầu gối do di chứng chất độc da cam/dioxin từ cha mẹ là dân thường, sinh sống trong vùng bị rải chất độc hóa học. Vượt lên nỗi đau, anh nỗ lực luyện tập, học nghề trồng cây giống, hoa cảnh, mở dịch vụ buôn bán nhỏ tại nhà, có thu nhập ổn định năm 2010. (Ảnh: Dương Ngọc/TTXVN)
Anh Trần Văn Phú, xã Vĩnh Hòa, huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre bị teo liệt bẩm sinh cả 2 chân, phải vận động bằng đầu gối do di chứng chất độc da cam/dioxin từ cha mẹ là dân thường, sinh sống trong vùng bị rải chất độc hóa học. Vượt lên nỗi đau, anh nỗ lực luyện tập, học nghề trồng cây giống, hoa cảnh, mở dịch vụ buôn bán nhỏ tại nhà, có thu nhập ổn định năm 2010. (Ảnh: Dương Ngọc/TTXVN)
Anh Nguyễn Sơn Lâm, sinh năm 1982, quê Quảng Ninh, bị teo cả hai chân do di chứng chất độc da cam/dioxin từ người cha tham gia chiến trường miền Đông Nam Bộ. Với ý chí và nghị lực vượt lên số phận, sống lạc quan, sống có ích cho đời, Sơn Lâm đã nỗ lực học tập, hoàn thành 2 bằng đại học và tích cực tham gia các hoạt động xã hội đóng góp sức lực, trí tuệ cho cộng đồng. (Ảnh: TTXVN)
Anh Nguyễn Sơn Lâm, sinh năm 1982, quê Quảng Ninh, bị teo cả hai chân do di chứng chất độc da cam/dioxin từ người cha tham gia chiến trường miền Đông Nam Bộ. Với ý chí và nghị lực vượt lên số phận, sống lạc quan, sống có ích cho đời, Sơn Lâm đã nỗ lực học tập, hoàn thành 2 bằng đại học và tích cực tham gia các hoạt động xã hội đóng góp sức lực, trí tuệ cho cộng đồng. (Ảnh: TTXVN)
Bà Vũ Thị Dơn tại xóm Chùa, xã Khánh Nhạc, huyện Yên Khánh có 2 con gái, sinh năm 1969 và 1975, đều bị bệnh tâm thần do ảnh hưởng chất độc da cam/dioxin. (Ảnh: Minh Đức/TTXVN)
Bà Vũ Thị Dơn tại xóm Chùa, xã Khánh Nhạc, huyện Yên Khánh có 2 con gái, sinh năm 1969 và 1975, đều bị bệnh tâm thần do ảnh hưởng chất độc da cam/dioxin. (Ảnh: Minh Đức/TTXVN)
Ông Phạm Hồng Phong, xóm 8, xã Khánh Nhạc, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình, có 3 người con đều nhiễm chất độc da cam/dioxin, 2 người con đã mất, còn lại cô con gái bị bại liệt, tâm thần. (Ảnh: Minh Đức/TTXVN)
Ông Phạm Hồng Phong, xóm 8, xã Khánh Nhạc, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình, có 3 người con đều nhiễm chất độc da cam/dioxin, 2 người con đã mất, còn lại cô con gái bị bại liệt, tâm thần. (Ảnh: Minh Đức/TTXVN)
Trung tâm xông hơi, giải độc và phục hồi chức năng của Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin thành phố Đà Nẵng, tiến hành phương pháp thanh lọc độc tố dioxin từ cơ thể người dựa trên cơ chế tuần hoàn, trao đổi chất của cơ thể con người góp phần cải thiện sức khỏe cho hàng trăm cựu chiến binh, nạn nhân chất độc da cam. (Ảnh: Dương Ngọc/TTXVN)
Trung tâm xông hơi, giải độc và phục hồi chức năng của Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin thành phố Đà Nẵng, tiến hành phương pháp thanh lọc độc tố dioxin từ cơ thể người dựa trên cơ chế tuần hoàn, trao đổi chất của cơ thể con người góp phần cải thiện sức khỏe cho hàng trăm cựu chiến binh, nạn nhân chất độc da cam. (Ảnh: Dương Ngọc/TTXVN)
Các nạn nhân da cam được học nghề làm hoa voan tại cơ sở 3 của Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin thành phố Đà Nẵng. Nhờ đó, những mảnh đời không may mắn này đã vượt khó vươn lên trong cuộc sống và hòa nhập cộng đồng. (Ảnh: Trần Lê Lâm/TTXVN)
Các nạn nhân da cam được học nghề làm hoa voan tại cơ sở 3 của Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin thành phố Đà Nẵng. Nhờ đó, những mảnh đời không may mắn này đã vượt khó vươn lên trong cuộc sống và hòa nhập cộng đồng. (Ảnh: Trần Lê Lâm/TTXVN)
Ngoài các hoạt động nuôi dưỡng, Trung tâm Nuôi dưỡng, phục hồi chức năng cho nạn nhân chất độc da cam/dioxin tỉnh Tây Ninh còn dạy trẻ viết chữ, phân biệt các loại màu, thời gian, các loại thực phẩm thường được sử dụng trong ăn uống, các vật dụng trong sinh hoạt năm 2016. (Ảnh: Anh Tuấn/TTXVN)
Ngoài các hoạt động nuôi dưỡng, Trung tâm Nuôi dưỡng, phục hồi chức năng cho nạn nhân chất độc da cam/dioxin tỉnh Tây Ninh còn dạy trẻ viết chữ, phân biệt các loại màu, thời gian, các loại thực phẩm thường được sử dụng trong ăn uống, các vật dụng trong sinh hoạt năm 2016. (Ảnh: Anh Tuấn/TTXVN)
Ngoài các hoạt động nuôi dưỡng, Trung tâm Nuôi dưỡng, phục hồi chức năng cho nạn nhân chất độc da cam/dioxin tỉnh Tây Ninh còn dạy trẻ viết chữ, phân biệt các loại màu, thời gian, các loại thực phẩm thường được sử dụng trong ăn uống, các vật dụng trong sinh hoạt năm 2016. (Ảnh: Anh Tuấn/TTXVN)
Ngoài các hoạt động nuôi dưỡng, Trung tâm Nuôi dưỡng, phục hồi chức năng cho nạn nhân chất độc da cam/dioxin tỉnh Tây Ninh còn dạy trẻ viết chữ, phân biệt các loại màu, thời gian, các loại thực phẩm thường được sử dụng trong ăn uống, các vật dụng trong sinh hoạt năm 2016. (Ảnh: Anh Tuấn/TTXVN)
Trung tâm Bảo trợ nạn nhân chất độc da cam/dioxin và trẻ em khuyết tật tỉnh Quảng Nam chăm sóc bán trú cho hàng chục trẻ của thành phố Tam Kỳ, huyện Núi Thành và huyện Phú Ninh. (Ảnh: Anh Tuấn/TTXVN)
Trung tâm Bảo trợ nạn nhân chất độc da cam/dioxin và trẻ em khuyết tật tỉnh Quảng Nam chăm sóc bán trú cho hàng chục trẻ của thành phố Tam Kỳ, huyện Núi Thành và huyện Phú Ninh. (Ảnh: Anh Tuấn/TTXVN)
Hội chữ thập đỏ tỉnh Ninh Bình phố hợp cùng Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức tổ chức khám bệnh, tư vấn sức khỏe, cấp thuốc miễn phí cho nạn nhân chất độc da cam/dioxin huyện Kim Sơn. (Ảnh: Anh Tuấn/TTXVN)
Hội chữ thập đỏ tỉnh Ninh Bình phố hợp cùng Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức tổ chức khám bệnh, tư vấn sức khỏe, cấp thuốc miễn phí cho nạn nhân chất độc da cam/dioxin huyện Kim Sơn. (Ảnh: Anh Tuấn/TTXVN)
Các nạn nhân da cam được chăm sóc sức khỏe, tập vận động tại cơ sở 3 của Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin thành phố Đà Nẵng. (Ảnh: Anh Tuấn/TTXVN)
Các nạn nhân da cam được chăm sóc sức khỏe, tập vận động tại cơ sở 3 của Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin thành phố Đà Nẵng. (Ảnh: Anh Tuấn/TTXVN)
Hơn 5.000 người là tình nguyện viên chữ thập đỏ, nhân viên tại các doanh nghiệp, người dân Thành phố Hồ Chí Minh tham gia đi bộ đồng hành hưởng ứng Tháng hành động “Vì nạn nhân chất độc da cam và người khuyết tật nghèo” năm 2019. (Ảnh: TTXVN)
Hơn 5.000 người là tình nguyện viên chữ thập đỏ, nhân viên tại các doanh nghiệp, người dân Thành phố Hồ Chí Minh tham gia đi bộ đồng hành hưởng ứng Tháng hành động “Vì nạn nhân chất độc da cam và người khuyết tật nghèo” năm 2019. (Ảnh: TTXVN)
Ông Nguyễn Thế Đường nhận con bò trị giá 20 triệu đồng từ nguồn tiền do Hội Nạn nhân da cam tỉnh Hà Giang quyên góp từ các nhà hảo tâm. (Ảnh: Nguyễn Chiến/TTXVN)
Ông Nguyễn Thế Đường nhận con bò trị giá 20 triệu đồng từ nguồn tiền do Hội Nạn nhân da cam tỉnh Hà Giang quyên góp từ các nhà hảo tâm. (Ảnh: Nguyễn Chiến/TTXVN)
Thực hiện lót lớp vật liệu cách ly, chống thấm để xử lý đất nhiễm chất độc dioxin tại sân bay A So, tỉnh Thừa Thiên-Huế. (Ảnh: TTXVN phát)
Thực hiện lót lớp vật liệu cách ly, chống thấm để xử lý đất nhiễm chất độc dioxin tại sân bay A So, tỉnh Thừa Thiên-Huế. (Ảnh: TTXVN phát)
Trẻ em Làng Hòa Bình, nạn nhân chất độc da cam/dioxin tặng quà lưu niệm các đại biểu Nhật Ban tham dự Triển lãm ảnh về nạn nhân chiến tranh tại Nhật Bản và Việt Nam. (Ảnh: Thanh Vũ/TTXVN)
Trẻ em Làng Hòa Bình, nạn nhân chất độc da cam/dioxin tặng quà lưu niệm các đại biểu Nhật Ban tham dự Triển lãm ảnh về nạn nhân chiến tranh tại Nhật Bản và Việt Nam. (Ảnh: Thanh Vũ/TTXVN)
Hội nạn nhân chất độc da cam các cấp tỉnh Hà Nam tổ chức nhiều hoạt động thiết thực để hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nạn nhân chất độc da cam/dioxin. (Ảnh: Nguyễn Chinh/TTXVN)
Hội nạn nhân chất độc da cam các cấp tỉnh Hà Nam tổ chức nhiều hoạt động thiết thực để hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nạn nhân chất độc da cam/dioxin. (Ảnh: Nguyễn Chinh/TTXVN)
Đoàn Nghị sỹ Quốc hội Mỹ do Hạ nghị sỹ Ted Yoho, Chủ tịch Tiểu ban châu Á và Thái Bình Dương thuộc Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ làm Trưởng đoàn, đến thị sát công trường Dự án Xử lý môi trường ô nhiễm dioxin khu vực sân bay Đà Nẵng năm 2017. (Ảnh: Trần Lê Lâm/TTXVN)
Đoàn Nghị sỹ Quốc hội Mỹ do Hạ nghị sỹ Ted Yoho, Chủ tịch Tiểu ban châu Á và Thái Bình Dương thuộc Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ làm Trưởng đoàn, đến thị sát công trường Dự án Xử lý môi trường ô nhiễm dioxin khu vực sân bay Đà Nẵng năm 2017. (Ảnh: Trần Lê Lâm/TTXVN)
Thượng tướng Nguyễn Văn Rinh, Chủ tịch Hội nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam tặng quà nạn nhân da cam tỉnh Sóc Trăng năm 2019. (Ảnh: Trung Hiếu/TTXVN)
Thượng tướng Nguyễn Văn Rinh, Chủ tịch Hội nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam tặng quà nạn nhân da cam tỉnh Sóc Trăng năm 2019. (Ảnh: Trung Hiếu/TTXVN)
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình cùng Phó Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam bà Caryn R. McClelland thực hiện nghi thức khai trương khu nhà làm việc của dự án xử lý dioxin sân bay Biên Hòa năm 2019. (Ảnh: Sỹ Tuyên/TTXVN)
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình cùng Phó Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam bà Caryn R. McClelland thực hiện nghi thức khai trương khu nhà làm việc của dự án xử lý dioxin sân bay Biên Hòa năm 2019. (Ảnh: Sỹ Tuyên/TTXVN)
Thiếu tướng Bùi Anh Chung, Phó Tư lệnh Quân chủng Phòng không- Không quân và bà Bonnie Glick, Phó Tổng Giám đốc toàn cầu Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ ký kết bàn giao mặt bằng Dự án xử lý ô nhiễm dioxin khu vực sân bay Biên Hòa ngày 1/11/2019. (Ảnh: Dương Giang/TTXVN)
Thiếu tướng Bùi Anh Chung, Phó Tư lệnh Quân chủng Phòng không- Không quân và bà Bonnie Glick, Phó Tổng Giám đốc toàn cầu Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ ký kết bàn giao mặt bằng Dự án xử lý ô nhiễm dioxin khu vực sân bay Biên Hòa ngày 1/11/2019. (Ảnh: Dương Giang/TTXVN)
 Hội nạn nhân chất độc da cam/dioxin tỉnh Sóc Trăng trao vốn hỗ trợ nạn nhân chất độc da cam, người khuyết tật do phơi nhiễm chất độc hóa học để phát triển kinh tế gia đình năm 2020. (Ảnh: Trung Hiếu/TTXVN)
Hội nạn nhân chất độc da cam/dioxin tỉnh Sóc Trăng trao vốn hỗ trợ nạn nhân chất độc da cam, người khuyết tật do phơi nhiễm chất độc hóa học để phát triển kinh tế gia đình năm 2020. (Ảnh: Trung Hiếu/TTXVN)
Đại diện Quân chủng Phòng không-Không quân ký kết biên bản bàn giao đất ô nhiễm dioxin phía trong sân bay Biên Hòa cho Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ để tiến hành xử lý trong giai đoạn tiếp theo năm 2021. (Ảnh: Nguyễn Văn Việt/TTXVN)
Đại diện Quân chủng Phòng không-Không quân ký kết biên bản bàn giao đất ô nhiễm dioxin phía trong sân bay Biên Hòa cho Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ để tiến hành xử lý trong giai đoạn tiếp theo năm 2021. (Ảnh: Nguyễn Văn Việt/TTXVN)
Thăm hỏi, tặng quà cho nạn nhân chất độc da cam/dioxin tỉnh Bạc Liêu năm 2022. (Ảnh: Tuấn Kiệt/TTXVN)
Thăm hỏi, tặng quà cho nạn nhân chất độc da cam/dioxin tỉnh Bạc Liêu năm 2022. (Ảnh: Tuấn Kiệt/TTXVN)
Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin tỉnh Ninh Bình phối hợp với các cơ quan, tổ chức, cá nhân tài trợ trao tặng 100 suất quà cho nạn nhân chất độc da cam/dioxin có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. (Ảnh: Thùy Dung/TTXVN)
Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin tỉnh Ninh Bình phối hợp với các cơ quan, tổ chức, cá nhân tài trợ trao tặng 100 suất quà cho nạn nhân chất độc da cam/dioxin có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. (Ảnh: Thùy Dung/TTXVN)
Cắt băng khánh thành công trình Khu nuôi dưỡng trẻ em nhiễn dioxin tại Trung tâm Công tác xã hội thành phố Cần Thơ. (Ảnh: Trung Kiên/TTXVN)
Cắt băng khánh thành công trình Khu nuôi dưỡng trẻ em nhiễn dioxin tại Trung tâm Công tác xã hội thành phố Cần Thơ. (Ảnh: Trung Kiên/TTXVN)
Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ James Mattis thăm địa điểm xử lý môi trường ô nhiễm dioxin tại sân bay Biên Hòa, Đồng Nai. Nơi Ban Chỉ đạo quốc gia khắc phục hậu quả bom mìn và chất độc hóa học sau chiến tranh ở Việt Nam (Ban Chỉ đạo 701) cùng Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) triển khai dự án năm 2018. (Ảnh: Hoàng Hải/TTXVN)
Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ James Mattis thăm địa điểm xử lý môi trường ô nhiễm dioxin tại sân bay Biên Hòa, Đồng Nai. Nơi Ban Chỉ đạo quốc gia khắc phục hậu quả bom mìn và chất độc hóa học sau chiến tranh ở Việt Nam (Ban Chỉ đạo 701) cùng Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) triển khai dự án năm 2018. (Ảnh: Hoàng Hải/TTXVN)
Dự án xử lý đất nhiễm chất độc dioxin tại sân bay A So, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên-Huế, triển khai trong giai đoạn 2020-2022, đang được Bộ Tư lệnh Hóa học đẩy nhanh tiến độ thực hiện, phấn đấu hoàn thành theo kế hoạch đề ra. (Ảnh: TTXVN phát)
Dự án xử lý đất nhiễm chất độc dioxin tại sân bay A So, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên-Huế, triển khai trong giai đoạn 2020-2022, đang được Bộ Tư lệnh Hóa học đẩy nhanh tiến độ thực hiện, phấn đấu hoàn thành theo kế hoạch đề ra. (Ảnh: TTXVN phát)
Báo Nhân Dân phối hợp với Tỉnh ủy Hà Nam và Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam, tổ chức Lễ trao tặng 5 ngôi nhà tình nghĩa cho các nạn nhân chất độc da cam ở địa phương. (Ảnh: Thanh Tuấn/TTXVN)
Báo Nhân Dân phối hợp với Tỉnh ủy Hà Nam và Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam, tổ chức Lễ trao tặng 5 ngôi nhà tình nghĩa cho các nạn nhân chất độc da cam ở địa phương. (Ảnh: Thanh Tuấn/TTXVN)

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục