Diễn đàn "Tổ chức và phục hồi chức năng cho các nạn nhân chất độc hóa học tại cộng đồng" đã diễn ra ngày 18/10 tại Hà Nội với sự tham dự đông đảo của các nạn nhân chất độc hóa học, các nhà khoa học, nhà quản lý, nhà hoạt động xã hội, cơ sở điều trị cho nạn nhân.
Diễn đàn do Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam (VAVA) và Trường Đại học y tế công cộng phối hợp tổ chức để đánh giá kết quả hoạt động dự án giai đoạn 2008-2011, nêu hướng đi hiệu quả nhất cho giai đoạn tiếp theo.
Dự án "Tổ chức và phục hồi chức năng cho các nạn nhân chất độc hóa học tại cộng đồng" được triển khai điểm tại ba huyện gồm Quỳnh Phụ (Thái Bình), Sơn Tịnh (Quảng Ngãi), Long Thành (Đồng Nai), nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống, giúp nạn nhân chất độc hóa học hòa nhập cộng đồng thông qua các biện pháp can thiệp kỹ thuật phục hồi chức năng, cung cấp dụng cụ trợ giúp, chuyển giao kiến thức, đề xuất chỉnh sửa, bổ sung văn bản pháp quy về phục hồi chức năng cho nạn nhân và gia đình.
Trong đó, việc chuyển giao kiến thức về phục hồi chức năng cho nạn nhân, gia đình tại cộng đồng, cung cấp dịch vụ mổ chỉnh hình, tập luyện phục hồi chức năng cho các nạn nhân được đặt lên hàng đầu.
Theo đánh giá của phó giáo sư, tiến sỹ, bác sỹ Trần Trọng Hải, Phó trưởng Ban quản lý dự án trình bày tại diễn đàn, hầu hết các mục tiêu của dự án đều đã gần đạt được. Trong đó, một số kết quả đã vượt so với mục tiêu đề, số người khuyết tật được tập luyện tại nhà là hơn 7.000, vượt 1.000 người so với mục tiêu ban đầu; số cộng tác viên, cán bộ chuyên trách được đào tạo cũng vượt chỉ tiêu.
Tại các địa bàn dự án, trước khi có dự án hoạt động chăm sóc, phục hồi chức năng cho nạn nhân chất độc hóa học có triển khai nhưng tản mạn, không thường xuyên, các kỹ thuật phục hồi chức năng chưa được áp dụng.
Sau khi có dự án can thiệp, các nạn nhân, người khuyết tật được chăm sóc thường xuyên hơn với một hệ thống được tổ chức, quản lý. Các kỹ thuật, phương pháp chăm sóc được đào tạo có kỹ năng và tài liệu hướng dẫn.
Hoạt động chăm sóc và phục hồi chức năng còn được sự quan tâm, phối hợp của nhiều ngành như giáo dục, y tế, chính quyền địa phương. Dự án đã bước đầu tạo ra được tiền đề để hoạt động bền vững, khái niệm phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng đã bắt đầu được nhận thức, triển khai tốt. Nhiều người khuyết tật và gia đình đã tự tạo được các dụng cụ trợ giúp...
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện chương trình còn xuất hiện một số khó khăn, thách thức cần khắc phục để kết quả dự án tốt hơn. Trong đó, nhu cầu nạn nhân da cam về phẫu thuật chỉnh hình và dụng cụ trợ giúp vẫn còn nhiều, trong đó có nhiều trường hợp nạn nhân khuyết tật nặng nhưng chưa được khám sàng lọc.
Thực tiễn hoạt động cho thấy việc tổ chức và phục hồi chức năng cho các nạn nhân chất độc hóa học tại cộng đồng là hữu ích, thiết thực. Ban quản lý dự án đề nghị mở rộng dự án, trước mắt là tới các huyện còn lại ở ba tỉnh Thái Bình, Quảng Ngãi, Đồng Nai, sau đó là mở rộng tới các tỉnh còn lại trong cả nước.
Trong hai năm tiếp theo (2012-2013), hoạt động của dự án tiếp tục duy trì và phục hồi chức năng tại cộng đồng, tăng cường giám sát, hỗ trợ trực tiếp, thường xuyên, đào tạo bổ sung kiến thức, kỹ năng cho cộng tác viên ở cộng đồng; thực hiện phẫu thuật, phục hồi chức năng tại viện cho một số bệnh nhân nặng có nhu cầu phục hồi.../.
Diễn đàn do Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam (VAVA) và Trường Đại học y tế công cộng phối hợp tổ chức để đánh giá kết quả hoạt động dự án giai đoạn 2008-2011, nêu hướng đi hiệu quả nhất cho giai đoạn tiếp theo.
Dự án "Tổ chức và phục hồi chức năng cho các nạn nhân chất độc hóa học tại cộng đồng" được triển khai điểm tại ba huyện gồm Quỳnh Phụ (Thái Bình), Sơn Tịnh (Quảng Ngãi), Long Thành (Đồng Nai), nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống, giúp nạn nhân chất độc hóa học hòa nhập cộng đồng thông qua các biện pháp can thiệp kỹ thuật phục hồi chức năng, cung cấp dụng cụ trợ giúp, chuyển giao kiến thức, đề xuất chỉnh sửa, bổ sung văn bản pháp quy về phục hồi chức năng cho nạn nhân và gia đình.
Trong đó, việc chuyển giao kiến thức về phục hồi chức năng cho nạn nhân, gia đình tại cộng đồng, cung cấp dịch vụ mổ chỉnh hình, tập luyện phục hồi chức năng cho các nạn nhân được đặt lên hàng đầu.
Theo đánh giá của phó giáo sư, tiến sỹ, bác sỹ Trần Trọng Hải, Phó trưởng Ban quản lý dự án trình bày tại diễn đàn, hầu hết các mục tiêu của dự án đều đã gần đạt được. Trong đó, một số kết quả đã vượt so với mục tiêu đề, số người khuyết tật được tập luyện tại nhà là hơn 7.000, vượt 1.000 người so với mục tiêu ban đầu; số cộng tác viên, cán bộ chuyên trách được đào tạo cũng vượt chỉ tiêu.
Tại các địa bàn dự án, trước khi có dự án hoạt động chăm sóc, phục hồi chức năng cho nạn nhân chất độc hóa học có triển khai nhưng tản mạn, không thường xuyên, các kỹ thuật phục hồi chức năng chưa được áp dụng.
Sau khi có dự án can thiệp, các nạn nhân, người khuyết tật được chăm sóc thường xuyên hơn với một hệ thống được tổ chức, quản lý. Các kỹ thuật, phương pháp chăm sóc được đào tạo có kỹ năng và tài liệu hướng dẫn.
Hoạt động chăm sóc và phục hồi chức năng còn được sự quan tâm, phối hợp của nhiều ngành như giáo dục, y tế, chính quyền địa phương. Dự án đã bước đầu tạo ra được tiền đề để hoạt động bền vững, khái niệm phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng đã bắt đầu được nhận thức, triển khai tốt. Nhiều người khuyết tật và gia đình đã tự tạo được các dụng cụ trợ giúp...
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện chương trình còn xuất hiện một số khó khăn, thách thức cần khắc phục để kết quả dự án tốt hơn. Trong đó, nhu cầu nạn nhân da cam về phẫu thuật chỉnh hình và dụng cụ trợ giúp vẫn còn nhiều, trong đó có nhiều trường hợp nạn nhân khuyết tật nặng nhưng chưa được khám sàng lọc.
Thực tiễn hoạt động cho thấy việc tổ chức và phục hồi chức năng cho các nạn nhân chất độc hóa học tại cộng đồng là hữu ích, thiết thực. Ban quản lý dự án đề nghị mở rộng dự án, trước mắt là tới các huyện còn lại ở ba tỉnh Thái Bình, Quảng Ngãi, Đồng Nai, sau đó là mở rộng tới các tỉnh còn lại trong cả nước.
Trong hai năm tiếp theo (2012-2013), hoạt động của dự án tiếp tục duy trì và phục hồi chức năng tại cộng đồng, tăng cường giám sát, hỗ trợ trực tiếp, thường xuyên, đào tạo bổ sung kiến thức, kỹ năng cho cộng tác viên ở cộng đồng; thực hiện phẫu thuật, phục hồi chức năng tại viện cho một số bệnh nhân nặng có nhu cầu phục hồi.../.
Thanh Giang (TTXVN)